Phân tích các đặc điểm của tưởng tượng và nêu vai trò của nó?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Phân tích các đặc điểm của tưởng tượng và nêu vai trò của nó?

  • Mở đầu:
Nhận thức của con người không phải chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động (như cảm giác, tri giác) và đã tác động trước đây (như trí nhớ) mà còn phản ánh những cái mà mình chưa hề trải qua. Đó là một hình thức hoạt động tâm lí đặc biệt gọi là tưởng tượng. Vậy tưởng tượng là gì?

  • Nội dung:

  1. Định nghĩa:
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở của những biểu tượng đã có.
Ví dụ: hình ảnh nàng tiên cá, con rồng,…

  1. Đặc điểm:
2.1. Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới nhưng chỉ khi tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng rành mạch thì diễn ra quá trình tư duy). Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng. Song đây cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (thiếu chuẩn xác, chặt chẽ).
Ví dụ: khi đọc tác phẩm “sống như anh” chúng ta chưa đến nơi anh Trỗi ở, chưa được tiếp xúc với anh, không được chứng kiến 9 phút cuối cùng bất tử của anh nhưng ta vẫn hình dung được hình dáng, tâm trạng, khí phách, cùng với những tình tiết trong câu chuyện.

  1. Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.
Ví dụ: Họa sĩ Nga Xuricop nhìn thấy 1 con quạ đen trền nền tuyết trắng tưởng tượng ngay đến hình tượng của phu nhân Morodova (nhân vật thối tha của chế độ Nga hoàng).
2.3 Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm cung cấp.
Ví dụ: khi học lịch sử cổ đại học sinh phải tưởng tượng ra cuộc sống của người nguyên thủy.

  1. Vai trò:
    1. Tưởng tượng có liên quan mật thiết với mọi hoạt động của con người. Nhờ có tưởng tượng con người mới hình dung trước được kết quả của lao động, nó giúp con người định hướng mọi hoạt động, thúc đẩy hoạt động,…
Ví dụ: Jack Nicklaus, một tay gôn chuyên nghiệp và nổi tiếng thế giới đã từng tiết lộ bí mật thành công của mình trước tiên ông tưởng tượng ra hình ảnh quả bóng đang nằm ở vị trí nơi ông muốn nó kết thúc, sau đó ông tưởng tượng ra đường đi của nó và cả cái cách nó tiếp đất như thế nào? Cuối cùng ông làm y như thế và đã thành công.

  1. Tưởng tượng cần thiết cho hoạt động nhận thức trong các quá trình của nhận thức đều có sự tham gia hỗ trợ của tưởng tượng.
  2. Tưởng tượng còn có vai trò trong học tập, ảnh hưởng tới sự sáng tạo của nhà văn, họa sĩ, điêu khắc,…
Ví dụ: Nếu giáo viên nói rằng: khoảng cách từ trái đất đến mặt trời bằng 149.500.000 km thì học sinh rất khó hình dung mặc dù đó là con số cụ thể. Nhưng nếu giáo viên mô tả thông qua so sánh: chuyến xe lửa chuyển động đều với vận tốc 50km/h thì phải đi hết 340 năm mới hết quảng đường đó. Thì học sinh sẽ dễ hình dung hơn.

  • Kết luận:
Tưởng tượng có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của con người, những biểu hiện của tưởng tượng có liên quan đến xúc cảm và có thể trở thành một trong những nguồn gốc làm xuất hiện và phát triển các tình cảm sâu sắc bền vững. Tưởng tượng còn quan trọng trong việc phản ánh thế giới khách quan. Nhà văn Vichtohuygo: con người không biết hài hước, không biết tưởng tưởng chỉ là ½ con người.


Sưu tầm*
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top