Phân tích bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

cỏ đêm

New member
Xu
0
PHÂN TÍCH BÀI THƠ TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGŨ LÃO

Đ
ất nước ta đã trải qua mấy nghìn thu chiến đấu và đổi mới, nay đã được bình yên, nhân dân ấm no, bở cõi vững vàng. Có được như thế là nhờ công lao của người đời trước. Mà trong đó, tiêu biểu là danh tướng Phạm Ngũ Lão.”Tỏ Lòng” là một trong hai bài thơ còn lại của Phạm Ngũ Lão nêu bật khí chất Đông A mạnh mẽ ấy.

Trở ngược dòng thời gian về cuộc kháng chiến lần hai chống quân Nguyên lần hai, Phạm Ngũ Lão cho ra đời bài thơ “Tỏ Lòng” với lời thơ hùng hồn của nước Việt ta và tấm lòng quân tử nặng nợ tình.


Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.


Bước vào thời đại chiến tranh ấy, cái thời mà lửa từ trong tim trào ra như suối như thác. Quyết lòng diệt tan kẻ thù xâm lăng bờ cõi, khẳng định lại một lần nữa:”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”! Và khi đó, xuất hiện tư thế hiên ngan của người anh hùng đất Việt “hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Tại sao lại không cầm “dọc” ngọn giáo mà lại cầm “ngang” chứ? Bởi đó chính là tư thế hiên ngang, hùng dũng của một người anh hùng đang sẵn sàng ra trận chiến đấu. Đó chính là tư thế ưỡn ngực tự hào mà rằng mình là dân đất Việt và mình sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bờ cõi Việt, bảo vệ nhân dân Việt, bảo vệ non sông gấm vóc ngàn thu này. Và cũng chính tư thế này đã lấn át cái không gian bao la rộng lớn của giang sơn. Vừa tạo nên một hình tượng dũng mãnh, vừa nêu lên một khí thế bất khả chiến bại của quân ta lúc bấy giờ. Ở câu thơ này, tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn từ để vẽ nên một người chiến sĩ rừng rực khí thế Đông A!

Ấy chỉ mới là một người chiến sĩ, vậy còn cả đội quân, cả tam quân thì sao? “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Ta có thể hiểu ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu hay ba quân khí mạnh lấn át cả sao Ngưu. Và chăng, khi vừa đọc lên câu thơ thì ai nấy đều đã cảm nhận được cái khí thế hùng dũng ra trận quyết chiến ấy. Cái khí thế mà cả sao trời cũng phải cúi mình nhún nhường, cái khí thế mà một con trâu to thật to cũng phải bị nuốt trôi một cách dễ dàng. Chứng tỏ một điều rằng khí thế hùng mạnh này sẽ ngày càng tăng thêm nhiều hơn nữa theo chiều hướng chiến đấu. Cũng bởi ngon lữa khát khao tự do cháy bỏng trong tim mỗi con người đất Việt đang phừng phực cháy, không chỉ là một ngọn lửa mà hàng trăm hàng ngàn ngọn lửa gộp lại với nhau thành một biển lửa. Một biển lửa đốt cháy mọi âm mưa của kẻ thù, một biển lửa phá tan mọi gông cùm xiềng xích hàng trăm năm qua, một biển lửa đốt cháy niềm khát khao độc lập tự do… Và thế, với lửa trong tim và khí chất “Đông A” hùng dũng. Nhân dân Việt “cầm giáo” xông pha trận mạc, chiến đấu và mang hạnh phúc, bình yên đến với quê nhà…

Tiếp theo sau đó, Phạm Ngũ Lão chợt nhận ra rằng mình còn một món nợ rất lớn, mà cả đời ông cũng chưa chắc trả hết, đó là nợ công danh. “Nam nhi vị liễu công danh trái”. Một món nợ mà chỉ có người nam nhi, quân tử mới cảm thấy rằng mình không bao giờ trả đủ. Là tại sao vậy? Tại sao lại chiến đấu hết mình, bất chấp hy sinh… mà vẫn cảm thấy không sao trả hết nợ? Đó là bởi vì đất nước chưa hết mối lo, nhân dân chưa hết đói khổ, vậy thì sao có thể yên vị mà vui chơi được! Vậy nên món nơ ngàn đời này vẫn phải trả, trả đến khi nào không thể trả nữa thôi. Tác giả đã trải lòng mình theo bài thơ, đã tâm sự, đã truyền đạt hết những gì ấp ủ trong lòng. Phía sau cái hào khí vững mạnh ấy, là một con người còn nặng nợ công danh, nặng tình, nặng nghĩa. Luôn suy nghĩ, đắng đo vì nước vì dân. Bởi thân “làm trai cho đáng nên trai”, cho đáng với đất nước ngàn thu này! Cho đáng với Vũ Hầu Gia Cát Lượng! Để không phải “thẹn” khi nghe chuyện vũ Hầu nữa. Để những chiến tích còn có thể lưu vang ngàn đời, để người đời sau còn nhớ về một người anh hùng hết mình hy sinh vì nước vì dân.


Cả bài thơ là một giọng điệu oai hùng, dũng mãnh ào ào khí thế ra trận. Với nghệ thuật dùng từ ngữ giàu hình ảnh, mang đậm khí chất Đông A.


Lại trở về với hiện tại, bước ra khỏi màn sương lịch sử, ta đã làm gì cho đất nước này chưa? Ta đã có giữ lại khí thế Đông A ấy không? Ta đã hy sinh gì cho đất nước này? Vẫn chưa…món nợ ấy ta vẫn chưa trả…chưa trả hết đâu…

________________________________

Mình làm bài này có gì sai sót mong đc sự nhiệt tình góp ý của các bạn :big_smile:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Rất hoan nghênh tinh thần học tập của Cỏ Đêm. Bài làm của em rất khá, tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý sau đây.

1. Cách hành văn cần lưu loát hơn, chú ý dùng từ để tránh lặp lại.

2. Có một số lỗi chính tả sau, anh đã biên tập cho em rồi nhưng anh liệt kê để em nhớ:

- quân sỉ --> quân sỹ
- hiên ngan --> hiên ngang
- vã chăng --> vả chăng
- cuối mình nhúng nhường --> Cúi mình nhún nhường
- Gia Các Lượng --> Gia Cát Lượng
- màng sương lịch sử --> màn sương lịch sử.

Để viết đúng chính tả, em hãy học thêm TẠI ĐÂY.

Chúc em học tốt.
 
rất cám ơn anh bút chì nhắc nhở ^^
và em cũng biết đây là 2 điểm yếu lớn nhất của em nên em đang cố gắng sửa chửa
 
rất cám ơn anh bút chì nhắc nhở ^^
và em cũng biết đây là 2 điểm yếu lớn nhất của em nên em đang cố gắng sửa chửa

Hi! Mình phân tích luôn câu này nha.

Thứ nhất là từ bút chì em phải viết hoa (Bút Chì) vì đó là nick name của anh chứ không phải cái bút chì.

Thứ hai là "sửa chữa" chứ không phải "sửa chửa".

Còn những cái khác nữa chứ chưa phải hết đâu...:boss:
 
Hi! Mình phân tích luôn câu này nha.

Thứ nhất là từ bút chì em phải viết hoa (Bút Chì) vì đó là nick name của anh chứ không phải cái bút chì.

Thứ hai là "sửa chữa" chứ không phải "sửa chửa".

Còn những cái khác nữa chứ chưa phải hết đâu...:boss:
:oh: xin lỗi về cái tên nhá :pudency: mà cũng đâu phải ai cũng có thể đúng hết đâu:angry:
 
Hi! Mình phân tích luôn câu này nha.

Thứ nhất là từ bút chì em phải viết hoa (Bút Chì) vì đó là nick name của anh chứ không phải cái bút chì.

Thứ hai là "sửa chữa" chứ không phải "sửa chửa".

Còn những cái khác nữa chứ chưa phải hết đâu...:boss:

Em àh, Thứ nhất em phải viết là Butchi chứ không phải (Bút Chì) như anh ấy nói đâu. Vì nick name của anh ấy là Butchi cơ mà. Bài viết của em rất khá, em cũng giống anh đó là .. hay sai lỗi chính tả trong quá trình đánh máy. Cố gắng lên em nhé, chúc em học tốt.

:beat_brick: Như nè gọi là Spam :beat_brick:
 
mà sẳn đây anh chị có thể giúp em chỉ ra những lổi diễn đạt của em có đc không?
để em dễ dàng sửa chữa lại
 
Theo tôi thì bạn đã mắc những lỗi như sau.
Lỗi dùng từ : Nam Đế -> nam đế , không viết hoa vì đây không phải danh từ riêng mà chỉ là danh từ chỉ chung các vị vua nước ta.
Lỗi diễn đạt: Một bài phân tích không nên sử dụng các từ biểu thị cảm xúc rõ ràng như: "to thật to" và lặp từ "sao" rất nhiều đoạn phân tích chí hướng PN.Lão.
Diễn đạt không chính xác ở chỗ nữa đó là "để không phải thẹn vs GCL nữa". GCL là nhân vật lịch sử được nhiều người hâm mộ, ông có công lớn(chủ yếu) trong việc giúp Lưu Bị phục lại nhà Hán. Khi PNL nghe chuyện Vũ Hầu, so công lao của mình làm cho đất nước, làm cho vua với công lao và những chiến tích mà GCL đã giúp Lưu Bị thì ông thấy chiến công, công sức của mình bỏ ra vẫn chưa thấm vào đâu cả. Vì vậy mà ông thấy thẹn, nhưng không phải thẹn vs GCL (vì GCl không có liên quan đến ông cũng như đất nước này nên không việc gì fai thấy thẹn cả), có chăng đó là thẹn vs đất nước, vs nhân dân và vs vua đã hết lòng tin tưởng và giao trọng trách cho ông. Món nợ công danh vẫn chưa trả xong được.

Khi phân tích một bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt , có phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, bạn phân tích không những phải bám sát vào nội dung trong phần dịch thơ mà phải đọc cả phần dịch nghĩa, vì nhiều bài thơ phần dịch nghĩa không sát , không làm toát lên được thần thái, cái hay bài thơ (phiên âm). Bài thơ trên, ta có thể hiểu như sau :

Tỏ lòng
Cầm ngang ngọn giáo đứng giữa non sông đã vừa mấy thu rồi,
Quân đội (3 cánh quân) dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trôi trâu.
(hoặc: Quân đội như hổ báo làm át cả sao ngưu đẩu)
Thân nam nhi ở đời chưa trả xong được món nợ công danh,
Luống thẹn( xấu hổ) khi nghe người đời nhắc đến (nói về) chuyện Vũ Hầu.

Vậy nên trước khi nói đến nghĩa đen, nghĩa bóng của bài thơ, bạn phải tập trung tìm hiểu các tín hiệu nghệ thuật, từ ngữ, nhịp điệu câu thơ trước. Nên có sự so sánh, nêu ra các ý hiểu khác nhau về câu thơ, ý thơ. Như khi bạn phân tích về sức mạnh quân đội nhà Trần, có phần gượng ép và quá bám sát đến nghĩa đen của câu thơ. Ở đây, nhà thơ so sánh khí thế quân đội hùng mạnh như hổ báo có sức áp đảo lấn át được cả sao ngưu , sao đẩu hoặc cũng có thể hiểu là khí thế nuốt trôi trâu. Sức mạnh này ở đâu có được, đó là từ sự đồng lòng của toàn quân, toàn dân, sự hết lòng của 3 quân tướng sĩ phò vua, giúp nước để đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi, lấy lại bình yên cho nhân dân. Và trên hết, động lực đó xuất phát từ lòng yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình. Đây là cuộc hiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Sau đó bạn phân tích ra chí nam nhi của tác giả....
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
"Khí thôn Ngưu" trong bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão

Trần Hạ Tháp

Thuật hoài của Điện suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt - như một Anh hùng ca - mãi mãi còn vang danh sử Việt. Đời sau cảm nhận được tráng chí chói trời Nam, một thuở hào hùng đầy "Khí thôn Ngưu, Đẩu":
"Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu"
"Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu"
"Nam nhi vị liễu công danh trái"
"Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"

Học giả Trần Trọng Kim đã để lại bản dịch nắm bắt được phần nào nguyên nghĩa của bài thơ:
"Tỏ lòng"
"Múa giáo non sông trải mấy thu"
"Ba quân hùng khí nuốt sao Ngưu"
"Công danh nam tử còn vương nợ"
"Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu"

Tuy dịch giả tinh thâm Hán học chưa gạn lọc, phơi bày đầy đủ kết tinh tối hậu, song vẫn tốt hơn so đa số bản dịch khác - vô tình, do giới hạn của người dịch - làm lệch lạc nguyên nghĩa bài thơ rất đáng tiếc. Câu thứ hai - chính xác hơn tất cả chỉ gói trong ba chữ - thật đơn sơ, nhưng để gọi là "Tỏ lòng" của Phạm Điện suý, e rằng không quá dễ dàng như ta tưởng...
Vâng, ba chữ "khí thôn Ngưu" rất nên cẩn trọng, chính xác hơn trong nghĩa bóng để khỏi phải rơi vào các "diễn nghĩa" tầm thường, dung tục hoá làm oan uổng lập ngôn tác giả mang bản sắc anh hùng. Một nhân tài kiệt xuất mà ngay cả Hưng Đạo vương cũng hết lòng mến thương, cưng quý.Điện suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão đối với Hưng Đạo vương, đầy đủ bốn tư cách: Thứ nhất, là thuộc tướng dưới quyền, người cộng tác đắc ý nhất, chưa bao giờ thất bại. Thứ hai, người học trò ưu tú thừa hưởng chân truyền học thuật, binh pháp do thánh sư Hưng Đạo vương khổ công tuyển tạo, kẻ vượt trổi toàn vẹn nhất trong hệ phái truyền gia Vạn Kiếp. Thứ ba, mặt quốc gia đại sự đấy là người tài đức nhắm chừng có khả năng gánh vác nhiều hơn hết những gì Hưng Đạo vương phải để lại lúc xa lánh cõi trần. Ngài hết lòng tiến cử đã đành, vua Trần còn thêm phần trân trọng. Thứ tư, trở thành con rể Hưng Đạo vương qua một thủ tục chưa từng có. Một biệt lệ sắp đặt nhằm vượt qua quy luật hoàng tộc đã an bài... Công chúa, quận chúa nhà Trần không được phép phối hôn người khác họ. Hưng Đạo vương đã làm lễ đổi họ cho con gái ruột để biến thành gái nuôi, ngài quyết một lòng có con rể Phạm Ngũ Lão bằng mọi giá - thực chất - không là người cùng họ với hoàng gia.Tất cả những sự kiện ấy, quá đặc biệt đủ để nói lên tài năng, trí tuệ và công phu học thuật Phạm Ngũ Lão ra sao, tầm cỡ nào? Quả thực không thể chỉ đánh giá ông chung chung "Văn võ song toàn ", loại mà triều đại nhà Trần lúc này không thiếu người thành đạt... Đã có sắp xếp vị trí ông trên cả Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và chỉ dưới Trần Hưng Đạo mà không ai dị nghị gì, dù đấy chỉ là người xuất thân ngoại tộc.Văn chương ngày xưa mang tính ước lệ, mượn điển tích và học thuật, tư tưởng phương Đông để cấu thành thi pháp cổ điển. Đấy là việc hiển nhiên, không cách nào khác hơn nắm vững - hoặc tối thiểu đại cương - các điển tích, nhất là học thuật phương Đông trước khi dịch thuật, tuyên thuyết hoặc chê khen định luận... Đó là chưa nói tới tác giả, loại người như Phạm Điện suý ắt văn thơ tư tưởng của ông - dù ít số lượng - còn ẩn tàng dấu vết những học thuật cao đẳng - rất chuyên môn - chỉ các bậc quân sư, danh tướng, hoặc học giả căn cơ "vạn nhân hy hữu" mới mong thành đạt học thuật về Binh pháp, Kỳ môn hoặc Thiên văn quan tượng...Trở lại với ba chữ "khí thôn Ngưu"... Trước hết, thuật ngữ đầy đủ của chính nó "Khí thôn Ngưu, Đẩu" hoặc có khi "Khí xạ Đẩu, Ngưu" do vần điệu văn thơ đòi hỏi mà người xưa tuỳ nghi sử dụng... Ngay cả bỏ bớt chữ Đẩu như trường hợp bài thơ đang nói, cũng không làm xoá đi gốc chữ. Nhưng Ngưu, Đẩu đến từ đâu? Phải chăng đấy là hai chòm sao đặc biệt? Tại sao Ngưu, Đẩu thường đi đôi trong thuật ngữ thiên văn?Vòng Hoàng Đạo trên bầu trời chia thành các khoảng cách tương đối không đồng đều, định vị hai tám chòm sao gọi vẫn gọi chung Nhị thập bát tú: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Trong đó vị trí thứ 8 chòm sao Đẩu, và thứ 9 chòm sao Ngưu kế cận, đi đôi. Chúng chủ trì hai "phân dã" trực tiếp liên quan phương đông bắc và đông bắc kiêm bắc, dưới mặt đất tương ứng...Đế quốc Trung Hoa vẫn tự nhận là "Thiên triều", là "ở giữa tinh hoa toàn nhân loại" vì thế, không lạ gì trong Thiên văn quan tượng - theo hệ quy chiếu của riêng mình - hai phân dã Đẩu, Ngưu của họ trực tiếp liên quan tới "rợ Địch" - một cách gọi trịnh thượng, miệt thị đối với các lân quốc mặt bắc nói chung như Cao Ly(Hàn quốc ngày nay)chẳng hạn...Cũng với hai chòm sao nầy theo hệ quy chiếu nước ta thì "phân dã " đông bắc và đông bắc kiêm bắc - thật trớ trêu, kỳ thú - tương ứng với ai? Nếu không là cương thổ vĩ đại của "Thiên triều". Khi lấy Kinh thành Thăng Long làm chuẩn đặt vào trung tâm hệ quy chiếu riêng cho nước ta(để sử dụng học thuật Thiên văn quan tượng nhằm liệu định việc quân cơ trong Binh pháp)... Thì phương đông bắc và đông bắc kiêm bắc cũng là địa bàn chính Phạm Ngũ Lão được phân công, từng mấy lần làm Mông Nguyên khiếp đảm.Ông đặc biệt được triều đình tin tưởng cử trấn thủ biên cương Hoa Việt, nhiệm vụ chặn đường rút và tiêu diệt quân thù. Cũng chính ở phương nầy Lý Quán, Lý Hằng các danh tướng của quân đội viễn chinh đã phải bỏ mạng dưới ngọn giáo kiêu hùng Phạm Điện suý. Hơn thế, Thái tử Thoát Hoan khi rút lui phải đối đầu cánh quân Phạm Ngũ Lão. Kẻ tổng chỉ huy quân xâm lược Mông Nguyên kia đã hai lần thoát chết nhờ chui ống đồng, lần khác cải trang lẫn vào tàn binh vượt biên trốn về "Thiên triều" cố quốc.Học thuật Thiên văn quan tượng thường sử dụng hai chòm Ngưu, Đẩu để dự đoán vận mệnh anh tài, tướng soái. Án theo góc độ quan sát riêng của một nước, một địa bàn quản hạt rộng lớn... Khi thấy hai sao lu mờ, u ám bất thường do phạm phải ánh sáng sao khác bắn vào, lấn lướt gọi là "Khí xạ Đẩu, Ngưu" . Vẫn chưa tệ hại bằng "Khí thôn Ngưu, Đẩu" không những bị lấn lướt lu mờ mà chìm khuất dưới ánh sáng sao khác trùm lên, phủ nuốt. Là lúc dự đoán sự tệ hại ở mức độ kinh hoàng. Anh tài đều tuyệt lộ. Điềm bại binh không cứu vãn.Hãy đọc lại câu tuyệt bút văn chương, không những thế còn bao hàm một học thuật uyên bác, kinh nhân của Điện suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, học trò yêu quý nhất của thánh sư Trần Quốc Tuấn:"Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu".Vâng, quân ta như ánh sao chói lọi làm "Khí thôn Ngưu, Đẩu" - từ lâu vẫn tượng trưng cho hào kiệt, tướng soái "Thiên triều" trên bầu trời kiêu hãnh. Chữ "thôn" - nuốt - trong thôn tính, động từ mà "Thiên triều" chưa bao giờ từ bỏ mộng áp đặt lên sơn hà cõi Việt. Với Phạm Ngũ Lão, cách chơi chữ của ông không còn bình thường như - cuộc chơi - người đời làm thơ để uống rượu tiêu sầu, hoặc thú tài điệu thi nhân lấy văn chương tỏ đôi chút tư tưởng cao xa so mấy người dung tục. Không, ông tuyệt nhiên không đứng vào hạng ấy. Hạng làm thơ dù chuyên môn rồi cũng chỉ để làm thơ.Không chỉ qua chiến công giữ nước mà thôi, ông còn sử dụng văn chương để hiên ngang lấy lại công bằng. Phạm Ngũ Lão đã trả món nợ chữ "thôn" cho lịch sử Việt Nam, cho tự ái dân tộc và cả cho con cháu, hậu duệ - nhỡ có ai - còn tự ti về một nước Nam bé nhỏ. Với chỉ một bài thơ để lại kia - quá đủ, quá nhiều - giá trị đã tự nói, tự giải nghĩa với đời sau, rằng với ông có nhất thiết cần viết gì thêm nữa?

Đền thờ Phạm Ngũ LãoTrần Hạ Tháp
Chép từ vanchuongviet.org
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top