Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 7
Ngữ văn 7
Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 7
Soạn văn, giải BT - CTST, Văn 7
Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Sen Biển" data-source="post: 193682" data-attributes="member: 110786"><p><strong>Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gồm dàn ý cùng 5 bài văn mẫu,</strong> giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, tích lũy vốn từ để hoàn thiện bài viết của mình ngày một hay hơn.</p><p></p><p>Bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh được in lần đầu trong tập "Hoa dọc chiến hào" năm 1968, đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ với tình cảm bà cháu. Qua đó thể hiện tình cảm gia đình và tình yêu quê hương sâu sắc.</p><p></p><h2>Dàn ý phân tích Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh</h2><p><strong>I. Mở bài</strong></p><p></p><p>- Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm thơ Xuân Quỳnh…)</p><p></p><p>- Giới thiệu về bài thơ “Tiếng gà trưa” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)</p><p></p><p><strong>II. Thân bài</strong></p><p><strong></strong></p><p><strong>1. Tiếng gà trưa trên đường hành quân</strong></p><p></p><p>- Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ</p><p></p><p>- Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta”</p><p></p><p>⇒ Âm thanh tự nhiên, chân thực</p><p></p><p>- Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:</p><p></p><p>+ Nghe xao động nắng trưa</p><p></p><p>+ Nghe bàn chân đỡ mỏi</p><p></p><p>+ Nghe gọi về tuổi thơ</p><p></p><p>⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.</p><p></p><p><strong><em>2. Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm thời thơ ấu</em></strong></p><p></p><p>a) Những kỉ niệm tuổi thơ</p><p></p><p>- Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh</p><p></p><p>- Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng</p><p></p><p>- Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu</p><p></p><p>- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới</p><p></p><p>⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.</p><p></p><p>b) Hình ảnh người bà và tình bà cháu</p><p></p><p>- Bà mắng: “Gà đẻ…mặt”</p><p></p><p>⇒ Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu</p><p></p><p>- Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới”</p><p></p><p>⇒ Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà</p><p></p><p><strong><em>3. Tiếng gà trưa gợi những suy tư</em></strong></p><p></p><p>- Tiếng gà trưa mang đến hạnh phúc vì nó làm thức dậy biết bao tình cảm cao đẹp: tình bà cháu, tình xóm làng, tình cảm gia đình… Niềm hạnh phúc ấy đem vào giấc ngủ hồng sắc trứng</p><p></p><p>- Nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc (vì lòng yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà…): qua đó, nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể</p><p></p><p>- Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc</p><p></p><p><strong>III. Kết bài</strong></p><p></p><p>- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:</p><p></p><p>+ Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước</p><p></p><p>+ Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi…</p><p></p><p>- Cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu</p><p></p><p>[ATTACH=full]6268[/ATTACH]</p><p></p><h2>Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh - Mẫu 1</h2><p>Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Bà thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của bà thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. "<em><strong>Tiếng gà trưa</strong></em>" được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu.</p><p></p><p>Được làm theo thể thơ 5 chữ có sự biến đổi linh hoạt. Cách gieo vần liền ở những câu 2, 3 xen kẽ là vần giãn cách. Thể thơ này thích hợp kể lại kí ức và kỉ niệm.</p><p></p><p><em>Trên đường hành quân xa</em></p><p><em>Dừng chân bên xóm nhỏ</em></p><p><em>Tiếng gà ai nhảy ổ:</em></p><p><em>"Cục... cục tác cục ta"</em></p><p></p><p>Tiếng gà cục tác buổi trưa để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người chiến sĩ nó gắn với kỉ niệm sâu sắc tuổi ấu thơ, chính vì vậy trong vô vàn âm thanh của làng quê, người chiến sĩ nghe thấy rõ nhất là tiếng gà cục tác. Vào một buổi trưa hè tại một làng quê vắng vẻ, trên đường hành quân người chiến sĩ được tiếp sức từ tiếng gà trưa.</p><p></p><p><em>"Nghe xao động nắng trưa</em></p><p><em>Nghe bàn chân đỡ mỏi</em></p><p><em>Nghe gọi về tuổi thơ".</em></p><p></p><p>Điệp từ "nghe" được đặt ở 3 câu đầu liên tiếp để nhấn mạnh giàu cảm xúc mà tiếng gà trưa đem lại: Với lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả không gian làm xao động cả lòng người. Tiếng gà trưa làm thức dậy cả những kỉ niệm tuổi thơ. Cách hiểu nghĩa của cả hai câu thơ "Nghe xao động nắng trưa", "Nghe gọi về tuổi thơ" thiên về nghĩa bóng thì câu thơ "Nghe bàn chân đỡ mỏi" thì thiên về nghĩa đen. Cách đảo trật tự ở các câu không giống nhau làm cho âm điệu các câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả sự bồi hồi xao xuyến của tâm hồn. Tiếng gà trưa được cảm nhận từ nhiều giác quan bằng cả tâm hồn.</p><p></p><p>Những câu thơ mở đầu không có ẩn ý hoàn toàn giản dị như một bài đồng dao nhưng nó làm cho lòng người đọc nhẹ lại vì sự trong trắng sinh động và thân thiết.</p><p></p><p>Những kỉ niệm tuổi thơ sau mỗi câu thơ "Tiếng gà trưa" lại gợi lên kỉ niệm:</p><p></p><p><em>"Tiếng gà trưa</em></p><p><em>Ổ rơm hồng những trứng</em></p><p><em>Này con gà mái tơ</em></p><p><em>Khắp mình hoa đốm trắng</em></p><p><em>Này con gà mái vàng</em></p><p><em>Lông óng như màu nắng".</em></p><p></p><p>Sau một câu kể là một câu tả, câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp lại từ "Này" là từ dùng để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng. Các tính từ "hồng", "trắng", "óng" đều là gam màu tươi sáng gợi lên bức tranh đàn gà lộng lẫy tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh "Lông óng như màu nắng" gợi lên vẻ đẹp rực rỡ. Tác giả tạo ra điều bất ngờ trong bài thơ không miêu tả tiếng gà trưa mà nói đến sự xuất hiện bất ngờ "ổ rơm hồng những trứng" đó là phép lạ mà tiếng gà trưa đem lại.</p><p></p><p></p><p></p><p><strong>Mời các em đọc tiếp các bài văn mẫu phân tích bài thơ Tiếng gà trưa dưới phần bình luận </strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Sen Biển, post: 193682, member: 110786"] [B]Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gồm dàn ý cùng 5 bài văn mẫu,[/B] giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, tích lũy vốn từ để hoàn thiện bài viết của mình ngày một hay hơn. Bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh được in lần đầu trong tập "Hoa dọc chiến hào" năm 1968, đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ với tình cảm bà cháu. Qua đó thể hiện tình cảm gia đình và tình yêu quê hương sâu sắc. [HEADING=1]Dàn ý phân tích Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh[/HEADING] [B]I. Mở bài[/B] - Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm thơ Xuân Quỳnh…) - Giới thiệu về bài thơ “Tiếng gà trưa” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…) [B]II. Thân bài 1. Tiếng gà trưa trên đường hành quân[/B] - Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ - Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta” ⇒ Âm thanh tự nhiên, chân thực - Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: + Nghe xao động nắng trưa + Nghe bàn chân đỡ mỏi + Nghe gọi về tuổi thơ ⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân. [B][I]2. Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm thời thơ ấu[/I][/B] a) Những kỉ niệm tuổi thơ - Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh - Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng - Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới ⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam. b) Hình ảnh người bà và tình bà cháu - Bà mắng: “Gà đẻ…mặt” ⇒ Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu - Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới” ⇒ Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà [B][I]3. Tiếng gà trưa gợi những suy tư[/I][/B] - Tiếng gà trưa mang đến hạnh phúc vì nó làm thức dậy biết bao tình cảm cao đẹp: tình bà cháu, tình xóm làng, tình cảm gia đình… Niềm hạnh phúc ấy đem vào giấc ngủ hồng sắc trứng - Nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc (vì lòng yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà…): qua đó, nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể - Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc [B]III. Kết bài[/B] - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước + Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi… - Cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu [ATTACH type="full" alt="mLZzZa7NLuYa6Z_lcGDrAA.1503994540.jpg"]6268[/ATTACH] [HEADING=1]Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh - Mẫu 1[/HEADING] Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Bà thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của bà thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. "[I][B]Tiếng gà trưa[/B][/I]" được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu. Được làm theo thể thơ 5 chữ có sự biến đổi linh hoạt. Cách gieo vần liền ở những câu 2, 3 xen kẽ là vần giãn cách. Thể thơ này thích hợp kể lại kí ức và kỉ niệm. [I]Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục... cục tác cục ta"[/I] Tiếng gà cục tác buổi trưa để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người chiến sĩ nó gắn với kỉ niệm sâu sắc tuổi ấu thơ, chính vì vậy trong vô vàn âm thanh của làng quê, người chiến sĩ nghe thấy rõ nhất là tiếng gà cục tác. Vào một buổi trưa hè tại một làng quê vắng vẻ, trên đường hành quân người chiến sĩ được tiếp sức từ tiếng gà trưa. [I]"Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ".[/I] Điệp từ "nghe" được đặt ở 3 câu đầu liên tiếp để nhấn mạnh giàu cảm xúc mà tiếng gà trưa đem lại: Với lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả không gian làm xao động cả lòng người. Tiếng gà trưa làm thức dậy cả những kỉ niệm tuổi thơ. Cách hiểu nghĩa của cả hai câu thơ "Nghe xao động nắng trưa", "Nghe gọi về tuổi thơ" thiên về nghĩa bóng thì câu thơ "Nghe bàn chân đỡ mỏi" thì thiên về nghĩa đen. Cách đảo trật tự ở các câu không giống nhau làm cho âm điệu các câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả sự bồi hồi xao xuyến của tâm hồn. Tiếng gà trưa được cảm nhận từ nhiều giác quan bằng cả tâm hồn. Những câu thơ mở đầu không có ẩn ý hoàn toàn giản dị như một bài đồng dao nhưng nó làm cho lòng người đọc nhẹ lại vì sự trong trắng sinh động và thân thiết. Những kỉ niệm tuổi thơ sau mỗi câu thơ "Tiếng gà trưa" lại gợi lên kỉ niệm: [I]"Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái tơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng".[/I] Sau một câu kể là một câu tả, câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp lại từ "Này" là từ dùng để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng. Các tính từ "hồng", "trắng", "óng" đều là gam màu tươi sáng gợi lên bức tranh đàn gà lộng lẫy tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh "Lông óng như màu nắng" gợi lên vẻ đẹp rực rỡ. Tác giả tạo ra điều bất ngờ trong bài thơ không miêu tả tiếng gà trưa mà nói đến sự xuất hiện bất ngờ "ổ rơm hồng những trứng" đó là phép lạ mà tiếng gà trưa đem lại. [B]Mời các em đọc tiếp các bài văn mẫu phân tích bài thơ Tiếng gà trưa dưới phần bình luận [/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 7
Ngữ văn 7
Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 7
Soạn văn, giải BT - CTST, Văn 7
Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa
Top