Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 9
Ngữ văn 9
Con cò - Chế Lan Viên
Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 143304" data-attributes="member: 7"><p><strong>Ấn tượng về giọng điệu trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên</strong></p><p></p><p><strong><em>Bài làm</em></strong></p><p></p><p>Giọng điệu là yếu tố làm nên ấn tượng sâu sắc về một tác phẩm văn học đối với người đọc. Sẽ không ai quên chất giọng lửng lơ, xa vời trong “ Tiếng sáo thiên thai” của Thế Lữ hay giọng mơ màng trong “tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, giọng sôi nổi trong “vội vàng” của Xuân Diệu. Và khi đọc “Con Cò” của Chế Lan Viên ấn tượng về giọng điệu âu yếm, tình cảm làm người đọc khó quên. Giọng điệu ấy được cảm nhận thông qua hệ thống ngôn từ mà nhà thơ sử dụng trong tác phẩm. Phải chăng cảm hứng ngợi ca tình yêu thương bao la của mẹ đã tạo nên chất giọng ấy trong suốt bài thơ.</p><p></p><p>Mở đầu bài thơ là giọng điệu của những câu hát dân gian:</p><p></p><p> <em>Con còn bế trên tay</em></p><p><em> Con chưa biết con cò</em></p><p><em> Nhưng trong lời mẹ hát</em></p><p><em> Có cánh cò đang bay.</em></p><p><em></em></p><p>Đối tượng gọi của lời hát là “con” – một phần máu thịt của mẹ. Giọng thơ tình cảm, âu yếm thiết tha kể về lời ru của mẹ. Trong lời ru con có cả quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có những cuộc đời lam lũ gian nan, có những số phân đắng cay tủi nhục và có tình yêu thương bao la, những vỗ về âu yếm mẹ luôn dành cho con.</p><p></p><p> <em>Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ</em></p><p><em> Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng</em></p><p><em></em></p><p>Dù con còn trong nôi, con chưa biết con cò, chưa hiểu lời mẹ hát, nhưng giọng tình cảm âu yếm ấy sẽ là vành nôi ru con vào giấc ngủ.</p><p></p><p>Đến đoạn thơ thứ hai, những nét khái quát về cuộc đời niên thiếu và trưởng thành của con được miêu tả lướt nhanh với một giọng điệu kể chuyện tuần tự, nhằm diễn đạt một hình ảnh tâm hồn luôn luôn bên con : hình ảnh con cò. Con cò từ ca dao, con cò bước vào lời ru của mẹ, con cò cùng con lớn lên, con cò làm nên tâm hồn thi sĩ của con. Nhịp điệu dài , ngắn với khoảng lặng ở câu cuối cùng gợi âm hưởng ngân nga của lời ru những buổi trưa hè. Cánh cò từ khi nào đã trở thành máu thịt cuộc đời con làm nên ‘hơi mát” cho câu văn thi sĩ và cánh cò sẽ mãi mãi bên con.</p><p></p><p>Đoạn thơ thứ ba giọng thơ thấm đẫm cảm xúc yêu thương:</p><p></p><p> <em>Dù ở gần con, </em></p><p><em> Dù ở xa con</em></p><p><em> Lên rừng xuống bể,</em></p><p><em> Cò sẽ tìm con,</em></p><p><em> Cò mãi yêu con.</em></p><p><em></em></p><p>Những câu thơ ngắn có hình thức giống những lời dặn dò của mẹ trọng những đêm hè mẹ kể con nghe. Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa xâu xa. Sự lập lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc yêu thương đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Mẹ có thể cả con cũng chẳng thể nào hiểu hết. Đó là quy luật của mọi tấm lòng người mẹ trên đời, là quy luật chỉ riêng mẹ hiểu. Đến đây giọng thơ như lắng lại lời của mẹ trải ra trong cảm xúc riêng mình:</p><p></p><p> <em>Con dù lớn vẫn là con của mẹ</em></p><p><em> Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.</em></p><p><em></em></p><p>Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru : “à ơi”. Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần “ôi”, “ơi”, “ôi” , “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ!</p><p></p><p> <em>À ơi!</em></p><p><em> Một cò cò thôi</em></p><p><em>Con cò mẹ hát</em></p><p><em>Cũng là cuộc đời</em></p><p><em>Vỗ cánh qua nôi</em></p><p><em>Ngủ đi ! ngủ đi!</em></p><p><em>Cho cánh cò, cánh vạc</em></p><p><em>Cho cả sắc trời</em></p><p><em>Đến hát </em></p><p><em>Quanh nôi</em></p><p><em></em></p><p>làm cho câu thơ dù ngắn mà vẫn gợi cảm giác như là lời ru, ngân nga mãi trong lòng người đọc.</p><p></p><p>Vì thế, dù hình thức câu chữ không tương ứng với lời ru truyền thống nhưng cả bài thơ vẫn đậm đà chất giọng ru hời của tiếng ru đồng bằng Bắc Bộ. Linh hồn của tiếng ru ấy là tình yêu thương bao la, là những cảm xúc vỗ về âu yếm là nỗi lo lắng của mẹ dõi theo con suốt cuộc đời. Mượn giọng điệu lời ru của mẹ, nhà thơ đã dựng lại thế giới tâm hồn Việt Nam trong những con người Việt nam, ở đó luôn ngự trị một hình ảnh đẹp nhất, không bao giờ phai mờ: người mẹ. Tình mẹ là vầng mặt trời sưởi ấm khi con vấp ngã, là vầng trăng dịu dàng xoa những vết đau. Và chính bởi giọng điệu ấy mà những triết lý trong bài thơ thấm đẫm tình cảm chủ quan, cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ của tác giả.</p><p></p><p>Đó chính là ấn tượng đặc biệt về giọng điệu khi đọc “con cò” của Chế Lan Viên.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 143304, member: 7"] [b]Ấn tượng về giọng điệu trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên[/b] [B][I]Bài làm[/I][/B] Giọng điệu là yếu tố làm nên ấn tượng sâu sắc về một tác phẩm văn học đối với người đọc. Sẽ không ai quên chất giọng lửng lơ, xa vời trong “ Tiếng sáo thiên thai” của Thế Lữ hay giọng mơ màng trong “tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, giọng sôi nổi trong “vội vàng” của Xuân Diệu. Và khi đọc “Con Cò” của Chế Lan Viên ấn tượng về giọng điệu âu yếm, tình cảm làm người đọc khó quên. Giọng điệu ấy được cảm nhận thông qua hệ thống ngôn từ mà nhà thơ sử dụng trong tác phẩm. Phải chăng cảm hứng ngợi ca tình yêu thương bao la của mẹ đã tạo nên chất giọng ấy trong suốt bài thơ. Mở đầu bài thơ là giọng điệu của những câu hát dân gian: [I]Con còn bế trên tay[/I] [I] Con chưa biết con cò[/I] [I] Nhưng trong lời mẹ hát[/I] [I] Có cánh cò đang bay. [/I] Đối tượng gọi của lời hát là “con” – một phần máu thịt của mẹ. Giọng thơ tình cảm, âu yếm thiết tha kể về lời ru của mẹ. Trong lời ru con có cả quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có những cuộc đời lam lũ gian nan, có những số phân đắng cay tủi nhục và có tình yêu thương bao la, những vỗ về âu yếm mẹ luôn dành cho con. [I]Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ[/I] [I] Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng [/I] Dù con còn trong nôi, con chưa biết con cò, chưa hiểu lời mẹ hát, nhưng giọng tình cảm âu yếm ấy sẽ là vành nôi ru con vào giấc ngủ. Đến đoạn thơ thứ hai, những nét khái quát về cuộc đời niên thiếu và trưởng thành của con được miêu tả lướt nhanh với một giọng điệu kể chuyện tuần tự, nhằm diễn đạt một hình ảnh tâm hồn luôn luôn bên con : hình ảnh con cò. Con cò từ ca dao, con cò bước vào lời ru của mẹ, con cò cùng con lớn lên, con cò làm nên tâm hồn thi sĩ của con. Nhịp điệu dài , ngắn với khoảng lặng ở câu cuối cùng gợi âm hưởng ngân nga của lời ru những buổi trưa hè. Cánh cò từ khi nào đã trở thành máu thịt cuộc đời con làm nên ‘hơi mát” cho câu văn thi sĩ và cánh cò sẽ mãi mãi bên con. Đoạn thơ thứ ba giọng thơ thấm đẫm cảm xúc yêu thương: [I]Dù ở gần con, [/I] [I] Dù ở xa con[/I] [I] Lên rừng xuống bể,[/I] [I] Cò sẽ tìm con,[/I] [I] Cò mãi yêu con. [/I] Những câu thơ ngắn có hình thức giống những lời dặn dò của mẹ trọng những đêm hè mẹ kể con nghe. Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa xâu xa. Sự lập lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc yêu thương đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Mẹ có thể cả con cũng chẳng thể nào hiểu hết. Đó là quy luật của mọi tấm lòng người mẹ trên đời, là quy luật chỉ riêng mẹ hiểu. Đến đây giọng thơ như lắng lại lời của mẹ trải ra trong cảm xúc riêng mình: [I]Con dù lớn vẫn là con của mẹ[/I] [I] Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. [/I] Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru : “à ơi”. Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần “ôi”, “ơi”, “ôi” , “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ! [I]À ơi![/I] [I] Một cò cò thôi[/I] [I]Con cò mẹ hát[/I] [I]Cũng là cuộc đời[/I] [I]Vỗ cánh qua nôi[/I] [I]Ngủ đi ! ngủ đi![/I] [I]Cho cánh cò, cánh vạc[/I] [I]Cho cả sắc trời[/I] [I]Đến hát [/I] [I]Quanh nôi [/I] làm cho câu thơ dù ngắn mà vẫn gợi cảm giác như là lời ru, ngân nga mãi trong lòng người đọc. Vì thế, dù hình thức câu chữ không tương ứng với lời ru truyền thống nhưng cả bài thơ vẫn đậm đà chất giọng ru hời của tiếng ru đồng bằng Bắc Bộ. Linh hồn của tiếng ru ấy là tình yêu thương bao la, là những cảm xúc vỗ về âu yếm là nỗi lo lắng của mẹ dõi theo con suốt cuộc đời. Mượn giọng điệu lời ru của mẹ, nhà thơ đã dựng lại thế giới tâm hồn Việt Nam trong những con người Việt nam, ở đó luôn ngự trị một hình ảnh đẹp nhất, không bao giờ phai mờ: người mẹ. Tình mẹ là vầng mặt trời sưởi ấm khi con vấp ngã, là vầng trăng dịu dàng xoa những vết đau. Và chính bởi giọng điệu ấy mà những triết lý trong bài thơ thấm đẫm tình cảm chủ quan, cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ của tác giả. Đó chính là ấn tượng đặc biệt về giọng điệu khi đọc “con cò” của Chế Lan Viên. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 9
Ngữ văn 9
Con cò - Chế Lan Viên
Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
Top