Bài viết dưới đây nhằm giúp các em hiểu rõ và nắm vững kiến thức về tác phẩm Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng . Đồng thời thông qua bài viết này Sen Biển hi vọng giúp các em trau dồi thêm vốn từ ngữ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo dàn ý và bài văn mẫu phân tích bài Mùa xuân của tôi nhé!
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Vũ Bằng (giới thiệu khái quát về cuộc đời, tiểu sử và đặc điểm sáng tác của tác giả…).
- Giới thiệu về thể loại tùy bút.
- Giới thiệu về văn bản “Mùa xuân của tôi” (giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…).
b. Thân bài:
- Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân:
+ Ai cũng chuộng mùa xuân.
+ Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió.
+ Ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng.
+ Nghệ thuật: điệp ngữ.
+ Giọng văn: nhẹ nhàng, say đắm.
=> Tình yêu mùa xuân là điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi người, đấy là một quy luật.
- Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội:
+ Thời tiết: mưa riêu riêu, gió lành lạnh.
+ Âm thanh:
+ Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, sinh động, hấp dẫn diễn tả sức sống của mùa xuân.
+ Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người.
+ Mùa xuân thần thánh.
=> Mùa xuân đã khơi dậy sức sống cho muôn vật, muôn loài và cho cả con người. Mùa xuân đất Bắc có những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Tất cả được thể hiện trong tình yêu và nỗi niềm thương nhớ mùa xuân đất Bắc của tác giả.
- Cảnh sắc và không khí màu xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng Giêng:
+ Tết hết mà chưa hết hẳn, đào phai mà nhụy vẫn còn phong.
+ Có không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
+ Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.
+ Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị.
+ Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc.
c. Kết bài:
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
+ Nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh phong phú, giàu sức gợi, nhiều liên tưởng hấp dẫn, độc đáo.
- Cảm nhận của bản thân về màu xuân.
( Ảnh sưu tầm internet)
Thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt mở đầu bằng những cảm xúc rạo rực, ngất ngây của nhà văn trước mùa xuân Bắc Việt.
Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với "mưa rêu rêu gió lành lạnh" không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.
Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu". Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá". Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không "căm căm" như mùa đông xứ Bắc nữa.
Ở phần đầu đoạn hai, nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng một câu văn ngân nga như những tiếng reo vui như thế. Sau đó, qua hồi tưởng của ông, cảnh sắc và không khí ngày tết - mùa xuân Hà Nội - hiện ra đẹp quá, vui quá, đáng yêu, đáng nhớ làm sao. Tín hiệu báo xuân về là: "Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình". Mưa riêu riêu là mưa thế nào? Tiếng hát huê tình là gì? Mưa riêu riêu là mưa phùn, hạt nhỏ, kéo dài, mưa xuân âm ẩm, mát lành. Tiếng hát huê tình là tiếng hát tỏ tình, tiếng hát của trai gái yêu nhau... Trước cảnh sắc mùa xuân như thế, nhà văn Vũ Bằng - người đang sống ly hương - đã nhớ kỉ niệm xưa của mình và sống lại, kể lại bằng những câu văn trữ tình đàm thắm. Nào là "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai". Nào là "Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn... Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống lại" và thèm khát yêu thương. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa". Có thể nói, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn, đằm thắm. Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của chính mình khi còn sống ở Hà Nội với biết bao lời văn, bao cách so sánh đẹp đẽ. Ngỡ như, trước mùa xuân, ông đã hóa thân thành muôn loài cỏ cây, muông thú để được tắm trong mùa xuân, hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân.
Đoạn văn xuôi tuỳ bút, ngẫu hứng y như đoạn thơ trữ tình mà ở đó, cái tôi nhà văn trở thành một thi sĩ đa tình, say đắm, đáng cảm thông. Đọng lại của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và nỗi nhớ quê hương của Vũ Bằng là hình ảnh gia đình người Hà Nội bày cỗ đón xuân, bái vọng tổ tiên trở về vui xuân cùng con cháu: "Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Cảnh sắc mùa xuân không chỉ hiện lên bằng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn hiện lên bằng những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người. Đó là nét văn hoá truyền thống của thủ đô Hà Nội, của đất Bắc, của Việt Nam quê hương chúng ta.
Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.
Thật vậy "mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp
Sen Biển( sưu tầm )
Với bài dàn ý và bài phân tích bài Mùa xuân của tôi Sen Biển hi vọng sẽ giúp các em thấy được vẻ đẹp của mùa xuân Bắc Việt thông qua ngòi bút tài hoa của tác giả Vũ Bằng. Chúc các em học tốt
1. Dàn ý phân tích bài Mùa xuân của tôi
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Vũ Bằng (giới thiệu khái quát về cuộc đời, tiểu sử và đặc điểm sáng tác của tác giả…).
- Giới thiệu về thể loại tùy bút.
- Giới thiệu về văn bản “Mùa xuân của tôi” (giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…).
b. Thân bài:
- Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân:
+ Ai cũng chuộng mùa xuân.
+ Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió.
+ Ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng.
+ Nghệ thuật: điệp ngữ.
+ Giọng văn: nhẹ nhàng, say đắm.
=> Tình yêu mùa xuân là điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi người, đấy là một quy luật.
- Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội:
+ Thời tiết: mưa riêu riêu, gió lành lạnh.
+ Âm thanh:
- Tiếng nhạn kêu trong đêm.
- Tiếng trống vọng chèo từ xa.
- Câu hát ân tình của cô gái đẹp.
+ Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, sinh động, hấp dẫn diễn tả sức sống của mùa xuân.
+ Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người.
+ Mùa xuân thần thánh.
=> Mùa xuân đã khơi dậy sức sống cho muôn vật, muôn loài và cho cả con người. Mùa xuân đất Bắc có những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Tất cả được thể hiện trong tình yêu và nỗi niềm thương nhớ mùa xuân đất Bắc của tác giả.
- Cảnh sắc và không khí màu xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng Giêng:
+ Tết hết mà chưa hết hẳn, đào phai mà nhụy vẫn còn phong.
+ Có không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
+ Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.
+ Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị.
+ Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc.
c. Kết bài:
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
+ Nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh phong phú, giàu sức gợi, nhiều liên tưởng hấp dẫn, độc đáo.
- Cảm nhận của bản thân về màu xuân.
( Ảnh sưu tầm internet)
2. Phân tích bài Mùa xuân của tôi
Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tùy bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Băng.Thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt mở đầu bằng những cảm xúc rạo rực, ngất ngây của nhà văn trước mùa xuân Bắc Việt.
Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với "mưa rêu rêu gió lành lạnh" không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.
Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu". Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá". Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không "căm căm" như mùa đông xứ Bắc nữa.
Ở phần đầu đoạn hai, nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng một câu văn ngân nga như những tiếng reo vui như thế. Sau đó, qua hồi tưởng của ông, cảnh sắc và không khí ngày tết - mùa xuân Hà Nội - hiện ra đẹp quá, vui quá, đáng yêu, đáng nhớ làm sao. Tín hiệu báo xuân về là: "Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình". Mưa riêu riêu là mưa thế nào? Tiếng hát huê tình là gì? Mưa riêu riêu là mưa phùn, hạt nhỏ, kéo dài, mưa xuân âm ẩm, mát lành. Tiếng hát huê tình là tiếng hát tỏ tình, tiếng hát của trai gái yêu nhau... Trước cảnh sắc mùa xuân như thế, nhà văn Vũ Bằng - người đang sống ly hương - đã nhớ kỉ niệm xưa của mình và sống lại, kể lại bằng những câu văn trữ tình đàm thắm. Nào là "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai". Nào là "Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn... Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống lại" và thèm khát yêu thương. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa". Có thể nói, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn, đằm thắm. Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của chính mình khi còn sống ở Hà Nội với biết bao lời văn, bao cách so sánh đẹp đẽ. Ngỡ như, trước mùa xuân, ông đã hóa thân thành muôn loài cỏ cây, muông thú để được tắm trong mùa xuân, hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân.
Đoạn văn xuôi tuỳ bút, ngẫu hứng y như đoạn thơ trữ tình mà ở đó, cái tôi nhà văn trở thành một thi sĩ đa tình, say đắm, đáng cảm thông. Đọng lại của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và nỗi nhớ quê hương của Vũ Bằng là hình ảnh gia đình người Hà Nội bày cỗ đón xuân, bái vọng tổ tiên trở về vui xuân cùng con cháu: "Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Cảnh sắc mùa xuân không chỉ hiện lên bằng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn hiện lên bằng những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người. Đó là nét văn hoá truyền thống của thủ đô Hà Nội, của đất Bắc, của Việt Nam quê hương chúng ta.
Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.
Thật vậy "mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp
Sen Biển( sưu tầm )
Với bài dàn ý và bài phân tích bài Mùa xuân của tôi Sen Biển hi vọng sẽ giúp các em thấy được vẻ đẹp của mùa xuân Bắc Việt thông qua ngòi bút tài hoa của tác giả Vũ Bằng. Chúc các em học tốt