Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Câu cá mùa thu của tác giả Nguyễn Khuyến là một bài thơ về cảnh thu đẹp đẽ, huyền ảo và tuyệt diệu. Bài thơ gợi lên sự gắn bó, tình yêu của nhà thơ với đồng bằng Bắc Bộ. Câu cá mùa thu thuộc chương trình văn 11. Để tìm hiểu chi tiết bài thơ, dưới đây là bài phân tích 4 câu thơ đầu.
(Nguồn ảnh: Internet)
DÀN Ý PHÂN TÍCH 4 CÂU THƠ ĐẦU
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Khuyến là một trong hai đại biểu xuất sắc cuối cùng của nền văn học Trung đại Việt Nam, bậc quán quân về thơ tả cảnh mùa thu nổi tiếng với chùm thơ thu ba bài Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
+ Thu điếu có nét đặc sắc riêng, tả cảnh thu ở một không gian thời gian cụ thể, đằng sau cảnh thu tĩnh lặng là nỗi niềm tâm sự thầm kín của thi nhân.
- Khái quát nội dung 4 câu đầu: Cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc Bộ đẹp mộc mạc, giản dị.
2. Thân bài
* Giới thiệu chung về bài thơ
- Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca. Thơ viết về mùa thu của văn học Trung đại Việt Nam thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ, úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật. Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét thi pháp ấy.
- Nhưng Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Gần suốt đời mình, ông gắn bó với thôn quê, hòa hợp và thấu hiểu mảnh đất quê nhà. Thế nên, cảnh vật làng quê trong thơ ông hiện lên rất chân thực, giản dị, tinh tế. Đọc Thu điếu, ta bắt gặp một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ, quê hương của nhà thơ. Đấy chính là nét mới mẻ của tác phẩm so với thi pháp truyền thống của văn học Trung đại Việt Nam.
- Thu điếu viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài. Cảnh trong bài vẫn là trời nước, gió, trúc – những thi liệu quen thuộc nhưng hồn thơ thì đã vượt ra khỏi khuôn sáo thi tứ cổ điển.
* Cảm nhận 4 câu đầu bài thơ Thu điếu
- Hai câu đề
+ Hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả là “ao thu”.
+ Từ “lạnh lẽo” đặc tả khí lạnh của ao nước mùa thu, dường như cái lạnh ấy thấm sâu vào da thịt con người.
+ Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước, đồng thời còn gợi ra độ thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao.
+ Hai âm “eo” được gieo trong một câu khiến cho cảm giác về cái lạnh và sự ngưng đọng của không gian càng trở nên tuyệt đối, đồng thời còn gợi ra không gian nhỏ hẹp của chiếc ao.
+ Trên nền cảnh thu ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao cũng bé xíu và trong trong tận đáy.
=> Hai câu đề đã vẽ nên cảnh sắc rất riêng biệt, mộc mạc, đơn sơ của mùa thu Bắc Bộ với những nét đặc trưng nhất của khí thu, chất thu là cái lạnh và sự tĩnh lặng.
- Hai câu thực
+ Mùa thu tiếp tục hiện lên với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng”.
+ Cảnh vận động một cách khẽ khàng:
Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những biến động tinh vi của tạo vật.
Sự chuyển động “hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng, là sự mong manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao.
+ Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gió thổi làm sóng gợn, làm lá rơi.
+ Các tính từ, trạng từ “biếc”, "tí", “vàng”, “khẽ”, ”vèo” được sử dụng một cách hợp lí, giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã, có xanh có vàng, vừa gợi được sự uyển chuyển, sinh động của tạo vật.
=> Cảnh được miêu tả trong hai câu thực, mặc dù là động, nhưng vì động khẽ khàng quá nên thực chất là lấy động để tả cái tĩnh lặng của mùa thu trong không gian của một chiếc ao quê nhà.
3. Kết bài
- Nêu phân tích, đánh giá chung của em về 4 câu thơ.
BÀI VĂN MẪU
Nguyễn Khuyến được mệnh danh là "Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam", qua ngòi bút tài hoa và tấm lòng yêu thương, gắn bó của ông, hình ảnh làng quê Bắc Bộ yên bình mà thơ mộng hiện lên sống động trong từng trang văn. Nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông có thể kể đến chùm 3 bài thơ thu: Thu điếu, thu ẩm, thu vịnh. Trong đó, bài thơ Câu cá mùa thu (Thu ẩm) được đánh giá là bài thơ "điển hình hơn cả cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam", bức tranh mùa thu được thể hiện rõ nét qua bốn câu thơ đầu của bài.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mở ra không gian cao rộng với những cảnh sắc đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Cảnh thu được người thi nhân cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ xa đến gần, từ thấp đến cao làm cho bức tranh mùa thu trở nên ấn tượng, sống động. Giữa không gian rộng lớn mang theo hơi lạnh của "ao thu", sự xuất hiện của chiếc thuyền câu "bé tẻo teo" như một nét điểm xuyết cho bức tranh thơ. Tính từ "lạnh lẽo" đã đặc tả cái lạnh giá của ao nước mùa thu, "trong veo" lại tạo ấn tượng về độ trong của dòng nước. Câu thơ "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo" đã gợi ra không khí se lạnh, không gian tĩnh lặng điển hình của mùa thu Bắc Bộ.
Giữa nền thiên nhiên trong trẻo nhưng tĩnh lặng, sự xuất hiện của một chiếc thuyền câu nhỏ bé càng làm nổi bật sự thanh tĩnh của không gian. Số từ "một chiếc" được kết hợp với từ láy "tẻo tẹo" mang đến ấn tượng nhỏ bé đến tột cùng.
Như vậy, chỉ với vài nét vẽ, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mở ra bức tranh mùa thu Bắc Bộ với những cảnh sắc thật riêng biệt, vừa có cái mộc mạc, gần gũi vừa có cái mới mẻ, độc đáo. Nổi bật hơn cả trong hai câu đề là đặc trưng về tiết trời và không khí mùa thu, đó là cái se lạnh của thời tiết và sự tĩnh lặng của không gian.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Đến hai câu thơ thực, nhà thơ tập trung khắc họa những đường nét gợi cảm, sinh động của mùa thu qua những làn sóng biếc và những chiếc lá vàng. "Hơi gợn tí", "khẽ đưa vèo" là những chuyển động rất khẽ, rất nhẹ của sóng, của lá mà nếu không đủ nhạy cảm, tinh tế thì sẽ không thể phát hiện ra. Có thể thấy nhà thơ Nguyễn Khuyến đã rất tinh tế khi đã cảm nhận được những biến chuyển tinh vi của tạo vật, đó là làn sóng khẽ gợn trên mặt nước, là sự lay động khẽ khàng của những chiếc lá.
Với những hình ảnh tự nhiên, gần gũi kết hợp với nghệ thuật đối rất chỉnh, Nguyễn Khuyến đã tạo ra một sự liên kết chặt chẽ mà hài hòa giữa những sự vật: gió thổi theo sóng khẽ gợn, làm chiếc lá nhẹ nhàng Mặt khác, các tính từ, trạng từ "biếc", "vàng", "tí", "khẽ", "vèo" được nhà thơ sử dụng rất hiệu quả trong hai câu thực, sự kết hợp giữa chúng không chỉ làm cho bức tranh thu trở nên rõ nét về màu sắc và âm thanh mà còn làm cho những sự vật trở nên sống động, gợi cảm hơn với những chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế.
Chỉ với những nét vẽ đơn giản, bốn câu thơ đầu tiên đã mở ra bức tranh mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng. Bức tranh không chỉ đơn thuần tả cảnh mà còn trở nên sống động, đặc biệt bởi nó chứa đựng cái "tình" của người thi nhân. Đó là sự gắn bó thiết tha, là tình yêu bình dị mà sâu sắc của nhà thơ với thiên nhiên, làng quê của mình. Đọc Câu cá mùa thu, đặc biệt là bốn câu thơ đầu, ta như trở được đắm mình trong không gian quen thuộc mà độc đáo của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
DÀN Ý PHÂN TÍCH 4 CÂU THƠ ĐẦU
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Khuyến là một trong hai đại biểu xuất sắc cuối cùng của nền văn học Trung đại Việt Nam, bậc quán quân về thơ tả cảnh mùa thu nổi tiếng với chùm thơ thu ba bài Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
+ Thu điếu có nét đặc sắc riêng, tả cảnh thu ở một không gian thời gian cụ thể, đằng sau cảnh thu tĩnh lặng là nỗi niềm tâm sự thầm kín của thi nhân.
- Khái quát nội dung 4 câu đầu: Cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc Bộ đẹp mộc mạc, giản dị.
2. Thân bài
* Giới thiệu chung về bài thơ
- Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca. Thơ viết về mùa thu của văn học Trung đại Việt Nam thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ, úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật. Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét thi pháp ấy.
- Nhưng Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Gần suốt đời mình, ông gắn bó với thôn quê, hòa hợp và thấu hiểu mảnh đất quê nhà. Thế nên, cảnh vật làng quê trong thơ ông hiện lên rất chân thực, giản dị, tinh tế. Đọc Thu điếu, ta bắt gặp một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ, quê hương của nhà thơ. Đấy chính là nét mới mẻ của tác phẩm so với thi pháp truyền thống của văn học Trung đại Việt Nam.
- Thu điếu viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài. Cảnh trong bài vẫn là trời nước, gió, trúc – những thi liệu quen thuộc nhưng hồn thơ thì đã vượt ra khỏi khuôn sáo thi tứ cổ điển.
* Cảm nhận 4 câu đầu bài thơ Thu điếu
- Hai câu đề
+ Hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả là “ao thu”.
+ Từ “lạnh lẽo” đặc tả khí lạnh của ao nước mùa thu, dường như cái lạnh ấy thấm sâu vào da thịt con người.
+ Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước, đồng thời còn gợi ra độ thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao.
+ Hai âm “eo” được gieo trong một câu khiến cho cảm giác về cái lạnh và sự ngưng đọng của không gian càng trở nên tuyệt đối, đồng thời còn gợi ra không gian nhỏ hẹp của chiếc ao.
+ Trên nền cảnh thu ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao cũng bé xíu và trong trong tận đáy.
=> Hai câu đề đã vẽ nên cảnh sắc rất riêng biệt, mộc mạc, đơn sơ của mùa thu Bắc Bộ với những nét đặc trưng nhất của khí thu, chất thu là cái lạnh và sự tĩnh lặng.
- Hai câu thực
+ Mùa thu tiếp tục hiện lên với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng”.
+ Cảnh vận động một cách khẽ khàng:
Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những biến động tinh vi của tạo vật.
Sự chuyển động “hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng, là sự mong manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao.
+ Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gió thổi làm sóng gợn, làm lá rơi.
+ Các tính từ, trạng từ “biếc”, "tí", “vàng”, “khẽ”, ”vèo” được sử dụng một cách hợp lí, giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã, có xanh có vàng, vừa gợi được sự uyển chuyển, sinh động của tạo vật.
=> Cảnh được miêu tả trong hai câu thực, mặc dù là động, nhưng vì động khẽ khàng quá nên thực chất là lấy động để tả cái tĩnh lặng của mùa thu trong không gian của một chiếc ao quê nhà.
3. Kết bài
- Nêu phân tích, đánh giá chung của em về 4 câu thơ.
BÀI VĂN MẪU
Nguyễn Khuyến được mệnh danh là "Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam", qua ngòi bút tài hoa và tấm lòng yêu thương, gắn bó của ông, hình ảnh làng quê Bắc Bộ yên bình mà thơ mộng hiện lên sống động trong từng trang văn. Nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông có thể kể đến chùm 3 bài thơ thu: Thu điếu, thu ẩm, thu vịnh. Trong đó, bài thơ Câu cá mùa thu (Thu ẩm) được đánh giá là bài thơ "điển hình hơn cả cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam", bức tranh mùa thu được thể hiện rõ nét qua bốn câu thơ đầu của bài.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mở ra không gian cao rộng với những cảnh sắc đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Cảnh thu được người thi nhân cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ xa đến gần, từ thấp đến cao làm cho bức tranh mùa thu trở nên ấn tượng, sống động. Giữa không gian rộng lớn mang theo hơi lạnh của "ao thu", sự xuất hiện của chiếc thuyền câu "bé tẻo teo" như một nét điểm xuyết cho bức tranh thơ. Tính từ "lạnh lẽo" đã đặc tả cái lạnh giá của ao nước mùa thu, "trong veo" lại tạo ấn tượng về độ trong của dòng nước. Câu thơ "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo" đã gợi ra không khí se lạnh, không gian tĩnh lặng điển hình của mùa thu Bắc Bộ.
Giữa nền thiên nhiên trong trẻo nhưng tĩnh lặng, sự xuất hiện của một chiếc thuyền câu nhỏ bé càng làm nổi bật sự thanh tĩnh của không gian. Số từ "một chiếc" được kết hợp với từ láy "tẻo tẹo" mang đến ấn tượng nhỏ bé đến tột cùng.
Như vậy, chỉ với vài nét vẽ, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mở ra bức tranh mùa thu Bắc Bộ với những cảnh sắc thật riêng biệt, vừa có cái mộc mạc, gần gũi vừa có cái mới mẻ, độc đáo. Nổi bật hơn cả trong hai câu đề là đặc trưng về tiết trời và không khí mùa thu, đó là cái se lạnh của thời tiết và sự tĩnh lặng của không gian.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Đến hai câu thơ thực, nhà thơ tập trung khắc họa những đường nét gợi cảm, sinh động của mùa thu qua những làn sóng biếc và những chiếc lá vàng. "Hơi gợn tí", "khẽ đưa vèo" là những chuyển động rất khẽ, rất nhẹ của sóng, của lá mà nếu không đủ nhạy cảm, tinh tế thì sẽ không thể phát hiện ra. Có thể thấy nhà thơ Nguyễn Khuyến đã rất tinh tế khi đã cảm nhận được những biến chuyển tinh vi của tạo vật, đó là làn sóng khẽ gợn trên mặt nước, là sự lay động khẽ khàng của những chiếc lá.
Với những hình ảnh tự nhiên, gần gũi kết hợp với nghệ thuật đối rất chỉnh, Nguyễn Khuyến đã tạo ra một sự liên kết chặt chẽ mà hài hòa giữa những sự vật: gió thổi theo sóng khẽ gợn, làm chiếc lá nhẹ nhàng Mặt khác, các tính từ, trạng từ "biếc", "vàng", "tí", "khẽ", "vèo" được nhà thơ sử dụng rất hiệu quả trong hai câu thực, sự kết hợp giữa chúng không chỉ làm cho bức tranh thu trở nên rõ nét về màu sắc và âm thanh mà còn làm cho những sự vật trở nên sống động, gợi cảm hơn với những chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế.
Chỉ với những nét vẽ đơn giản, bốn câu thơ đầu tiên đã mở ra bức tranh mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng. Bức tranh không chỉ đơn thuần tả cảnh mà còn trở nên sống động, đặc biệt bởi nó chứa đựng cái "tình" của người thi nhân. Đó là sự gắn bó thiết tha, là tình yêu bình dị mà sâu sắc của nhà thơ với thiên nhiên, làng quê của mình. Đọc Câu cá mùa thu, đặc biệt là bốn câu thơ đầu, ta như trở được đắm mình trong không gian quen thuộc mà độc đáo của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Sưu tầm
Sửa lần cuối: