Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Ở tuổi 67, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn in 'Sự cực đoan đáng yêu' như một lần ngoảnh lại hành trình cầm bút dằng dặc nhớ quên.
Nhắc đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, có lẽ ai cũng nhớ ngay đến bài thơ Hương thầm. Hình như khoảng 15 năm sau khi đoạt giải thưởng của báo Văn Nghệ năm 1969, Hương thầm đã được phổ nhạc và nhanh chóng lan tỏa vào đời sống văn hóa.
Dù "cửa sổ" bị biến thành "khung cửa sổ" nửa hư nửa thực trong câu hát hồn nhiên “khung cửa sổ hai nhà cuối phố, chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ” thì ca khúc Hương thầm vẫn cực kỳ nổi tiếng. Khó trách, đôi lúc nghe Hương thầm có người thấy tức cười “chẳng hiểu vì sao”, cái cửa sổ thì mới khép được, chứ cái khung cửa sổ thì khép cách nào! Hơn nữa, sự phổ cập của Hương thầm khiến công chúng xao nhãng những câu thơ hay khác của Phan Thị Thanh Nhàn như: “Nếu anh đi với người yêu / Chỉ xin anh nhớ một điều, nhỏ thôi / Con đường ta đã dạo chơi / Xin đừng đi với một người khác em”.
Với sự đằm thắm vốn có của một nhà thơ nữ, Phan Thị Thanh Nhàn tạo được nét duyên riêng trong ngôn ngữ văn xuôi, qua các tập truyện thiếu nhi Xóm đê ngày ấy, Tuổi trăng rằm, Bỏ trốn…
Nhiều năm làm báo, chị cũng tích cóp được nhiều tư liệu thú vị để góp lại đầy đặn một cuốn sách có tên gọi Sự cực đoan đáng yêu do NXB Hội Nhà Văn vừa ấn hành. Gần 400 trang, viết về nhiều người, viết về nhiều chuyện, khi vui vẻ hồi ức, khi buồn thương chia sẻ, nhưng cảm xúc chủ đạo định vị giá trị Sự cực đoan đáng yêu có thể hình dung rõ nét bằng chính mấy câu thơ của Phan Thị Thanh Nhàn: “Nghĩ ngược rồi nghĩ xuôi / Vẫn một mình cơ cực / Hóa ra lòng chưa nguôi / Một tình yêu đích thực”.
"Sự cực đoạn đáng yêu" được xuất bản theo tiêu chí thể loại "chân dung văn học", có thể cũng xem như một thái độ định hướng thẩm mỹ của những người làm sách. Tuy nhiên, độc giả chỉ cần đọc hết cuốn sách sẽ dễ dàng nhận ra, đó là những trang viết nghĩa tình. Nhà thơ kể lại bao nhiêu năm tháng bản thân gặp gỡ và trải nghiệm cùng làng văn với giọng điệu mềm mại và ân cần. Đặc biệt, những giai thoại liên quan đến Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh… mà tác giả dự phần đích thực một nhân chứng, chắc chắn sẽ là nguồn thông tin tham khảo quý báu cho những người nghiên cứu văn học thế hệ sau.
Ở tuổi 67, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn in Sự cực đoan đáng yêu như một lần ngoảnh lại hành trình cầm bút dằng dặc nhớ quên. Qua Sự cực đoan đáng yêu, Phan Thị Thanh Nhàn có thêm một góc nhìn về giới cầm bút, và giới cầm bút cũng có thêm một góc nhìn về Phan Thị Thanh Nhàn. Và vượt lên tất cả, Sự cực đoan đáng yêu giúp độc giả thấm thía hơn tâm tư nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn:
"Tôi hiểu ra trong thăm thẳm niềm đau
Tôi vẫn còn yêu đời quá".
Sài Gòn, tháng 5/2010
Nguồn: NHNO
Nhắc đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, có lẽ ai cũng nhớ ngay đến bài thơ Hương thầm. Hình như khoảng 15 năm sau khi đoạt giải thưởng của báo Văn Nghệ năm 1969, Hương thầm đã được phổ nhạc và nhanh chóng lan tỏa vào đời sống văn hóa.
Dù "cửa sổ" bị biến thành "khung cửa sổ" nửa hư nửa thực trong câu hát hồn nhiên “khung cửa sổ hai nhà cuối phố, chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ” thì ca khúc Hương thầm vẫn cực kỳ nổi tiếng. Khó trách, đôi lúc nghe Hương thầm có người thấy tức cười “chẳng hiểu vì sao”, cái cửa sổ thì mới khép được, chứ cái khung cửa sổ thì khép cách nào! Hơn nữa, sự phổ cập của Hương thầm khiến công chúng xao nhãng những câu thơ hay khác của Phan Thị Thanh Nhàn như: “Nếu anh đi với người yêu / Chỉ xin anh nhớ một điều, nhỏ thôi / Con đường ta đã dạo chơi / Xin đừng đi với một người khác em”.
Với sự đằm thắm vốn có của một nhà thơ nữ, Phan Thị Thanh Nhàn tạo được nét duyên riêng trong ngôn ngữ văn xuôi, qua các tập truyện thiếu nhi Xóm đê ngày ấy, Tuổi trăng rằm, Bỏ trốn…
Nhiều năm làm báo, chị cũng tích cóp được nhiều tư liệu thú vị để góp lại đầy đặn một cuốn sách có tên gọi Sự cực đoan đáng yêu do NXB Hội Nhà Văn vừa ấn hành. Gần 400 trang, viết về nhiều người, viết về nhiều chuyện, khi vui vẻ hồi ức, khi buồn thương chia sẻ, nhưng cảm xúc chủ đạo định vị giá trị Sự cực đoan đáng yêu có thể hình dung rõ nét bằng chính mấy câu thơ của Phan Thị Thanh Nhàn: “Nghĩ ngược rồi nghĩ xuôi / Vẫn một mình cơ cực / Hóa ra lòng chưa nguôi / Một tình yêu đích thực”.
"Sự cực đoạn đáng yêu" được xuất bản theo tiêu chí thể loại "chân dung văn học", có thể cũng xem như một thái độ định hướng thẩm mỹ của những người làm sách. Tuy nhiên, độc giả chỉ cần đọc hết cuốn sách sẽ dễ dàng nhận ra, đó là những trang viết nghĩa tình. Nhà thơ kể lại bao nhiêu năm tháng bản thân gặp gỡ và trải nghiệm cùng làng văn với giọng điệu mềm mại và ân cần. Đặc biệt, những giai thoại liên quan đến Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Dương Thị Xuân Quý, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh… mà tác giả dự phần đích thực một nhân chứng, chắc chắn sẽ là nguồn thông tin tham khảo quý báu cho những người nghiên cứu văn học thế hệ sau.
Ở tuổi 67, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn in Sự cực đoan đáng yêu như một lần ngoảnh lại hành trình cầm bút dằng dặc nhớ quên. Qua Sự cực đoan đáng yêu, Phan Thị Thanh Nhàn có thêm một góc nhìn về giới cầm bút, và giới cầm bút cũng có thêm một góc nhìn về Phan Thị Thanh Nhàn. Và vượt lên tất cả, Sự cực đoan đáng yêu giúp độc giả thấm thía hơn tâm tư nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn:
"Tôi hiểu ra trong thăm thẳm niềm đau
Tôi vẫn còn yêu đời quá".
Sài Gòn, tháng 5/2010
Nguồn: NHNO