Phân ngành ngôn ngữ học

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Phân ngành

Các nghiên cứu chuyên ngành của ngôn ngữ học được rất nhiều nhà chuyên ngành theo đuổi; và những nhà nghiên cứu này ít khi đồng ý với nhau, như Russ Rymer đã diễn tả một cách trào phúng như sau:

Linguistics is arguably the most hotly contested property in the academic realm. It is soaked with the blood of poets, theologians, philosophers, philologists, psychologists, biologists, anthropologists, and neurologists, along with whatever blood can be got out of grammarians.

(Ngôn ngữ học có thể nói là một đấu trường nóng bỏng nhất trong giới trí thức. Đấu trường đó đẫm đầy máu của các nhà thơ, nhà thần học, nhà triết học, nhà tâm lý học, nhà sinh vật học, nhà nhân chủng học và nhà thần kinh học, cùng với tất cả lượng máu có thể lấy ra được của những nhà văn phạm học.)

Quan tâm hàng đầu của ngôn ngữ học lý thuyết là mô tả bản chất của khả năng ngôn ngữ của loài người, hay "sự tinh thông"; giải thích cho được khi nói một người "biết" một ngôn ngữ thì người đó thật sự "biết" được gì; và giải thích cho được bằng cách nào con người đã "biết" được ngôn ngữ đó.

Tất cả con người (trừ những trường hợp bị bệnh đặc biệt) đều đạt tới sự tinh thông ở bất kỳ ngôn ngữ nào được nói (hoặc ra dấu, trong trường hợp ngôn ngữ dấu) xung quanh họ trong quá trình trưởng thành, với rất ít sự hướng dẫn có ý thức. Động vật khác không làm được như vậy. Do đó, có một tính chất bẩm sinh nào đó khiến cho con người có thể biết cách sử dụng ngôn ngữ. Không có một quá trình "di truyền học" rõ rệt nào gắn với sự khác biệt giữa các ngôn ngữ: một cá nhân có thể lĩnh hội được bất kỳ ngôn ngữ nào mà họ đã được tiếp xúc lâu dài trong môi trường sống khi còn bé, không phân biệt xuất xứ cha mẹ hay dân tộc của họ.

Các cấu trúc ngôn ngữ là các cặp song hành giữa ý nghĩa và âm thanh (hoặc hình thức ngoại hiện khác). Các nhà ngôn ngữ học có thể chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định của ngôn ngữ, có thể sắp xếp như sau:

* Ngữ âm học (Phonetics), nghiên cứu quy luật của các thể (aspect) của âm

* Âm vị học (Phonology), nghiên cứu những khuôn mẫu (pattern) của âm

* Hình thái học (Morphology), nghiên cứu bản chất cấu trúc của từ vựng

* Cú pháp học (Syntax), nghiên cứu thủ thuật xây dựng câu trong ngữ pháp

* Ngữ nghĩa học (Semantics), nghiên cứu ý nghĩa từ vựng (từ vựng học) và thành ngữ (ngữ cú học)

* Ngữ dụng học (Pragmatics), nghiên cứu phát biểu trong ngữ cảnh giao tiếp (nghĩa đen và nghĩa bóng)

* Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis), phân tích ngôn ngữ trong văn bản (văn bản nói, viết hoặc ký hiệu)

Nhiều nhà ngôn ngữ học đồng ý rằng các phân ngành trùng lắp nhau đáng kể trong nghiên cứu. Tuy nhiên, bất kể quan điểm của họ ra sao, mỗi lĩnh vực đều có những quan niệm cốt lõi của nó, đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng.

Những lĩnh vực được cho là trùng lắp được phân ra dựa theo các yếu tố ngoại tại được xem xét. Thí dụ như:

* Phong cách học, môn nghiên cứu những yếu tố ngôn ngữ giúp cho ngôn từ phù hợp ngữ cảnh.

* Ngôn ngữ học phát triển, môn nghiên cứu sự phát triển khả năng ngôn ngữ của một cá nhân, cụ thể là sự tiếp thu ngôn ngữ trong giai đoạn ấu thơ.

* Ngôn ngữ học lịch sử hay Ngôn ngữ học lịch đại, môn nghiên cứu sự thay đổi trong ngôn ngữ.

* Ngôn ngữ học tiến hoá, môn nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển nối tiếp của ngôn ngữ.

* Ngôn ngữ học tâm lý, môn nghiên cứu các quá trình nhận thức và trình bày gắn liền với việc sử dụng ngôn ngữ.

* Ngôn ngữ học xã hội, môn nghiên cứu các khuôn mẫu xã hội của sự đa dạng ngôn ngữ.

* Ngôn ngữ học điều trị, việc ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học vào lĩnh vực nói-sửa các tật nói

* Ngôn ngữ học thần kinh, môn nghiên cứu các mạng lưới dây thần kinh gắn liền với văn phạm và giao tiếp.

* Ngôn ngữ học vạn vật, môn nghiên cứu các hệ thống giao tiếp tự nhiên cũng như do con người truyền dạy cho ở động vật khác so với ngôn ngữ loài người.

* Ngôn ngữ học máy tính, môn nghiên cứu những bổ sung cấu trúc ngôn ngữ bằng khoa học máy tính.

* Ngôn ngữ học ứng dụng, môn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày, đáng chú ý là chính sách ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top