Phá mẫu silic , mong giúp đỡ cám ơn

hyvongtuonglai

New member
Xu
0
----- kiến thức chuyên ngành -----
các bạn cho mình hỏi vấn đề này nha: mẫu hợp kim kẽm (Zn) - nhôm (Al) - Silic (Si),... cần cho mạ lạnh trong sản xuất tôn như Tôn Hoa Sen, cho mình hỏi khi khoan lấy mẫu rồi thì cách để phá mẫu như thế nào? vì mình đã phá mẫu bằng axit cường thủy (nước cường toan) và axit hydroflouric (HF) rồi nhưng huyền phù không tan hết, rất khó khăn khi đưa vào máy quang phổ hấp thụ Sens AA để tính hàm lượng silic, và sai số rất nhiều. Mong các bạn giúp đỡ. Cám ơn các bạn nhiều.
 
----- kiến thức chuyên ngành -----
các bạn cho mình hỏi vấn đề này nha: mẫu hợp kim kẽm (Zn) - nhôm (Al) - Silic (Si),... cần cho mạ lạnh trong sản xuất tôn như Tôn Hoa Sen, cho mình hỏi khi khoan lấy mẫu rồi thì cách để phá mẫu như thế nào? vì mình đã phá mẫu bằng axit cường thủy (nước cường toan) và axit hydroflouric (HF) rồi nhưng huyền phù không tan hết, rất khó khăn khi đưa vào máy quang phổ hấp thụ Sens AA để tính hàm lượng silic, và sai số rất nhiều. Mong các bạn giúp đỡ. Cám ơn các bạn nhiều.
Để lấy được mẩu Si để định lượng Si
+ Cần thực hiên 2 bước:
- Hòa tan hỗn hợp trong dd NaOH đặc nóng,đến khi mẩu thử tan hết
Zn,Al,Si tan được trong kiềm nóng đặc.
- Sau đó axit hóa dd bằng HCl loãng dư để thu được H[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB].
HCl dư sẽ hòa tan được muối Zn và muối Al,chỉ có H[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB] là không tan trong dd axit dư.
Khéo léo lọc lấy phần kết tủa trong dd rồi sấy khô (không đươc đun quá nóng).
Sẽ thu được H[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB] ,đem cân.
Tính khối lượng Si trong H[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB].
 
cảm ơn bạn nhiều,
cho mình hỏi thêm là có cách nào tính hàm lượng si trong dung dịch không, và sau khi phá mẫu có cần dùng dung dịch nào để trung hòa lượng axit dư không. có thể dùng MÁY QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ SENSAA của hãng GBC để đo được không.
mong tiếp tục được giúp đỡ. chúc bạn được nhiều sức khỏe.
 
cảm ơn bạn nhiều,
cho mình hỏi thêm là có cách nào tính hàm lượng si tronig dung dịch không, và sau khi phá mẫu có cần dùng dung dịch nào để trung hòa lượng axit dư không. có thể dùng MÁY QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ SENSAA của hãng GBC để đo được không.
mong tiếp tục được giúp đỡ. chúc bạn được nhiều sức khỏe.
+thứ nhất Si muốn tồn tại dạng dung dịch như bạn nói chỉ có thể là trong dd Kiềm Na[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB] hay K[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB].
Bạn lưu ý do lúc này Al và Zn cũng tan được trong dd NaOH hay KOH nên ko thể nào tính được Hàm lượng Si trong dd.Mà muốn tính được thì phải thực hiện như tôi đã hướng dẫn trên.
+THứ hay tính hàm lượng Si trong H[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB] bằng công thức. mSi = 28*mH[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB]/78.
sau khi có Khối lượng Si bạn sẽ tính được% Si trong mẩu thử.bằng công thức %Si = mSi*100/m (mẩu thử đã lấy.)
+ Nếu bạn phá mẫu bằng DD Axit mạnh thì muốn trung hòa lượng axit dư bằng NaOH hoặc đun nóng đểnó bay hơi.Nhưng không khả quan cho lắm vì bản chất dd Muối Zn[SUP]2+[/SUP] và Al[SUP]3+[/SUP] có tính axit sẵn.
 
bạn trưởng phòng ơi, mình đã thử hòa tan mẫu thử bằng NaOH đặc nóng rồi, nhưng mẫu thử không tan hết. cho mình hỏi NaOH đặc nóng là bao nhiêu phần trăm, có phải mình hòa tan trong môi trường có nhiệt độ cao không, có thể nung cách thủy không.hoặc cần dung thêm chất nào nữa không. mong bạn giúp đỡ thêm nha. cám ơn bạn nhiều.
 
à, bạn viết giúp mình các phương trình phản ứng theo cách mà bạn đã đưa ra nha.
mong tin bạn.
Đúng là NaOH đặc ăn mòn được thủy tinh vậy nên bạn có thể dùng vật liệu khác ngoài thủy tinh để chứa nó như chay mũ lõ mũ ...
Bằng cách cho nước nóng vào trước sau đó hòa tan tinh thể NaOH vào đến khi nó không tan được nữa thì dd lúc này là đặc nóng bão hòa.
Trường hợp bạn nói không tan hết đó là do bạn dùng chưa đủ lượng NaOH để phá mẩu .và cũng có thể trong trường hợp dd đặc các chất tan có vẻ như huyền phù bạn muốn nhìn thấy chúng trong hơn thì cần pha loãng ra khi pư kết thúc.
NaOH đặc nóng (60[SUP]0[/SUP]C) + Si + H[SUB]2[/SUB]O-----------> Na[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]
NaOH đặc nóng + Al + H[SUB]2[/SUB]O---------> NaAlO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]
NaOH đặc nóng + Zn + ---------> Na[SUB]2[/SUB]ZnO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]
sau khi tan hết dd do có nồng độ đặc và nóng nên giống như huyền phù vậy không trong suốt cho lắm bạn có thể cho thêm nước vào để dd loãng ra.( Lượng vừa phải không quá loãng).
+ Cuối cùng cho dư dd HCl khoảng 10% vào.Mua ở hóa chất loại này có nồng độ 36-37%.
khi cho pư với HCl sẽ có kết tủa keo nên bạn cần khuấy liên tục và đến,sẽ có giai đoạn như sau :
1/ kết tủa nhiều dần đến cực đại
NaAlO[SUB]2 [/SUB]+ HCl ---------> HAlO[SUB]2[/SUB].H[SUB]2[/SUB]O ( hay Al(OH)[SUB]3[/SUB]) + NaCl
Na[SUB]2[/SUB]ZnO[SUB]2[/SUB] + HCl -------> H[SUB]2[/SUB]ZnO[SUB]2[/SUB] (hay Zn(OH)[SUB]2[/SUB]) + NaCl
Na[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB] + HCl -------> H[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB] + NaCl
2/ Kết tủa tan ra dần
HAlO[SUB]2[/SUB].H[SUB]2[/SUB]O + HCl dư ----------> AlCl[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O tan
H[SUB]2[/SUB]ZnO[SUB]2[/SUB] + HCl ---------------> ZnCl[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O tan
H[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3 [/SUB]+ HCl -------------x------------->
3/ chỉ còn 1 kết tủa duy nhất khi lượng HCl cho dư là H[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB].
lọc kết tủa này và sấy khô ( không phải nhiệt phân nhé ) cân sau đó áp dụng công thức để tính kl Si.
Nếu có thắt mắt bạn hãy gọi cho tôi : 01234458510.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top