Cho dù chiến thắng ở sân Loftus Versfeld tối nay có giành cho Paraguay hay Nhật Bản, thì đó cũng sẽ là một chiến thắng lịch sử, bởi nó ghi nhận lần đầu tiên lọt vào tới tứ kết ở một kỳ World Cup của đội thắng trận. Khát vọng làm nên lịch sử đó đang khiến cả hai đội bóng quyết tâm gấp đôi cho trận tử chiến.
Vì sao Paraguay có thể thắng?
Sau những gì đã thể hiện ở vòng bảng, Paraguay cho thấy họ chơi bóng cực kỳ khôn ngoan và có toan tính chính xác trong những hoàn cảnh cụ thể, đối thủ cụ thể. Gặp Slovakia là trận đấu buộc phải thắng, họ chơi theo cách tiếp cận một trận chung kết thực thụ, chiếm thế chủ động cả trong tấn công và phòng ngự. Trước đó, trận gặp Italia, họ muốn hòa là được hòa. Trận cuối, họ chẳng cần thắng New Zealand và chơi nhẹ nhàng để giữ sức. Thực chất, diện mạo thực của Paraguay mới chỉ lộ ra được một nửa, và nửa còn lại sẽ là một thách thức khó lường cho đội bóng xứ mặt trời.
Paraguay có thể thắng nếu họ phát huy tốt “chất Nam Mỹ”, yếu tố hẳn đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của Nam Mỹ ở World Cup lần này. Ở khía cạnh nhân sự, “La Albirroja” cũng có những cái tên nổi bật hơn so với Nhật Bản. Những ngôi sao như Barrios, Santa Cruz hay Cardozo đều có thể “đóng hòm” trận đấu chỉ với một pha dứt điểm. Tuy nhiên, hành trình đầy tự tin mà họ đã đi cho thấy Paraguay không bị phụ thuộc vào bất cứ cá nhân ngôi sao nào. Sức mạnh tập thể trong một lối chơi khôn ngoan có thể sẽ là nền tảng để thầy trò ông Martino làm nên chiến thắng lịch sử.
Vì sao Nhật Bản có thể thắng?
Suốt từ đầu giải, khái niệm “tinh thần Samurai” đã được dùng đi dùng lại để lý giải những chiến thắng đầy ấn tượng của Nhật Bản trước Cameroon và Đan Mạch, những đội mạnh và giàu kinh nghiệm hơn họ, cũng như việc chỉ để thua 1 bàn trước “anh cả” Hà Lan. Chính xác là thế, người Nhật vốn là vô địch thế giới về ý chí và bản lĩnh, và họ đã thể hiện phẩm chất ấy một cách rõ nét trên sân cỏ những ngày vừa qua. Khi HLV Takeshi Okada (tên Takeshi trong tiếng Nhật có nghĩa là “dũng cảm”) đặt ra mục tiêu đưa Nhật Bản vào bán kết, người ta đã dè bỉu ông, gọi ông là “gã tâm thần”. Nhưng nay thì sao? Với sự chói sáng của những Honda, Matsui và Endo, không ai còn nghĩ đó là ước mơ viển vông nữa.
Chẳng có gì đáng chê trách về phong độ của Nhật Bản ở những trận vừa qua. Tấn công, phòng ngự, bắt đầu trận đấu và kết thúc trận đấu, tất cả đều rất hoàn hảo, kể cả ở thất bại trước Hà Lan. Ngoài ra, họ còn sở hữu thứ “vũ khí nguyên tử” lợi hại bậc nhất ở kỳ World Cup này: đá phạt. Họ là đội đầu tiên trong lịch sử World Cup ghi được tới 2 bàn từ đá phạt trực tiếp trong một trận đấu, khi đè bẹp Đan Mạch 3-1 ở trận cuối vòng bảng. Theo HLV Martino của đội tuyển Paraguay, tài sút phạt của Nhật Bản là điều ông sợ nhất khi hai đội bước ra sân.
Một chuyên gia sân cỏ đã ví Nhật Bản ở Nam Phi, với những cú sút phạt làm thi vị hơn một kỳ World Cup lạnh lẽo trên mọi khía cạnh, như những bông hoa Anh đào trái mùa, không rực rỡ nhưng đẹp lạ thường. Với tinh thần và bản sắc của những võ sĩ Samurai, hãy tin là vẻ đẹp ấy chưa đến lúc tàn phai.
Theo TT&VH Online
Vì sao Paraguay có thể thắng?
Sau những gì đã thể hiện ở vòng bảng, Paraguay cho thấy họ chơi bóng cực kỳ khôn ngoan và có toan tính chính xác trong những hoàn cảnh cụ thể, đối thủ cụ thể. Gặp Slovakia là trận đấu buộc phải thắng, họ chơi theo cách tiếp cận một trận chung kết thực thụ, chiếm thế chủ động cả trong tấn công và phòng ngự. Trước đó, trận gặp Italia, họ muốn hòa là được hòa. Trận cuối, họ chẳng cần thắng New Zealand và chơi nhẹ nhàng để giữ sức. Thực chất, diện mạo thực của Paraguay mới chỉ lộ ra được một nửa, và nửa còn lại sẽ là một thách thức khó lường cho đội bóng xứ mặt trời.
Paraguay có thể thắng nếu họ phát huy tốt “chất Nam Mỹ”, yếu tố hẳn đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của Nam Mỹ ở World Cup lần này. Ở khía cạnh nhân sự, “La Albirroja” cũng có những cái tên nổi bật hơn so với Nhật Bản. Những ngôi sao như Barrios, Santa Cruz hay Cardozo đều có thể “đóng hòm” trận đấu chỉ với một pha dứt điểm. Tuy nhiên, hành trình đầy tự tin mà họ đã đi cho thấy Paraguay không bị phụ thuộc vào bất cứ cá nhân ngôi sao nào. Sức mạnh tập thể trong một lối chơi khôn ngoan có thể sẽ là nền tảng để thầy trò ông Martino làm nên chiến thắng lịch sử.
Vì sao Nhật Bản có thể thắng?
Suốt từ đầu giải, khái niệm “tinh thần Samurai” đã được dùng đi dùng lại để lý giải những chiến thắng đầy ấn tượng của Nhật Bản trước Cameroon và Đan Mạch, những đội mạnh và giàu kinh nghiệm hơn họ, cũng như việc chỉ để thua 1 bàn trước “anh cả” Hà Lan. Chính xác là thế, người Nhật vốn là vô địch thế giới về ý chí và bản lĩnh, và họ đã thể hiện phẩm chất ấy một cách rõ nét trên sân cỏ những ngày vừa qua. Khi HLV Takeshi Okada (tên Takeshi trong tiếng Nhật có nghĩa là “dũng cảm”) đặt ra mục tiêu đưa Nhật Bản vào bán kết, người ta đã dè bỉu ông, gọi ông là “gã tâm thần”. Nhưng nay thì sao? Với sự chói sáng của những Honda, Matsui và Endo, không ai còn nghĩ đó là ước mơ viển vông nữa.
Chẳng có gì đáng chê trách về phong độ của Nhật Bản ở những trận vừa qua. Tấn công, phòng ngự, bắt đầu trận đấu và kết thúc trận đấu, tất cả đều rất hoàn hảo, kể cả ở thất bại trước Hà Lan. Ngoài ra, họ còn sở hữu thứ “vũ khí nguyên tử” lợi hại bậc nhất ở kỳ World Cup này: đá phạt. Họ là đội đầu tiên trong lịch sử World Cup ghi được tới 2 bàn từ đá phạt trực tiếp trong một trận đấu, khi đè bẹp Đan Mạch 3-1 ở trận cuối vòng bảng. Theo HLV Martino của đội tuyển Paraguay, tài sút phạt của Nhật Bản là điều ông sợ nhất khi hai đội bước ra sân.
Một chuyên gia sân cỏ đã ví Nhật Bản ở Nam Phi, với những cú sút phạt làm thi vị hơn một kỳ World Cup lạnh lẽo trên mọi khía cạnh, như những bông hoa Anh đào trái mùa, không rực rỡ nhưng đẹp lạ thường. Với tinh thần và bản sắc của những võ sĩ Samurai, hãy tin là vẻ đẹp ấy chưa đến lúc tàn phai.
Theo TT&VH Online