Đột biến tam bội

KID12345

New member
Xu
0
tại sao người ta chỉ gây đột biến để tạo ra cây tằm thể tam bôi mà ko gây đột biến để tạo ra cây tằm tứ bội
 
Đây là một ví dụ về phương pháp gây đột biến nhân tạo tạo các giống cây mới.
Do những giống cây đa bội có đặc điểm: khả năng trao đổi chất mạnh nên sinh trưởng tốt nên người ta dùng cônsixin, tạo các gống cây đa bội có năng suất cao.

Tuy nhiên là đa bội nào thì tùy từng giống cây sẽ áp dụng cụ thể:
Cây dâu tằm (3n): bản lá dày, năng suất cao.
Dưa hấu,Nho (3n): không hạt và nâng cao hàm lượng đường
Dưa hấu tam bội
Bưởi tam bội không hạt
Nho tam bội

Tứ bội thì có rau muống, dâu tây.

Lưu ý một điểm: Dạng đa bội lẻ (tam bội, ngũ bội...) không có khả năng giảm phân hình thành giao tử nên chỉ áp dụng cho những loại cây thu hoạch lâu dài, không cần lấy giống. Và những cây đa bội lẻ sẽ tạo quả không hạt :D


Từ đó em có thể thấy: dâu tằm là giống cây cần thu hoạch lá. Dạng cây tam bội có đặc điểm lá phù hợp hơn nên được sử dụng trong nuôi trồng.

Tuy nhiên không phải là người ta không gây đột biến tạo ra cây dâu tằm tứ bội. Chính xác là: người ta phải sử dụng cônsixin đã tạo ra các giống cây dâu tằm tứ bội, sau đó lai với cây lưỡng bội tạo ra dạng tam bội có năng suất lá cao.
 
Em thích suy nghĩ trước, cô thông cảm nha :

1 phần thân của cây chuối khác

Cũng không đúng luôn :-)

Thân chuối mà chúng ta nhìn thấy thực ra chỉ là thân giả, do bẹ lá cuốn chặt lại tạo thành. Thân thực sự của cuối chính là bộ phận mà chúng ta rất hay dùng (với cái nghĩa...), đó là: CỦ CHUỐI.

Trường hợp này giống với hành. Phần "củ" hành màu trắng không phải là thân hành mà chỉ là phần bẹ lá thôi. Phần thân rất ngắn nằm giữa chùm rễ và phần "củ" hành.
 
Cũng không đúng luôn :-)

Thân chuối mà chúng ta nhìn thấy thực ra chỉ là thân giả, do bẹ lá cuốn chặt lại tạo thành. Thân thực sự của cuối chính là bộ phận mà chúng ta rất hay dùng (với cái nghĩa...), đó là: CỦ CHUỐI.

Trường hợp này giống với hành. Phần "củ" hành màu trắng không phải là thân hành mà chỉ là phần bẹ lá thôi. Phần thân rất ngắn nằm giữa chùm rễ và phần "củ" hành.
Em nghĩ nên đặt câu hỏi củ chuối là cái j chứ ko nên đặt thân chuối là cái j, vì cái gọi là "thân" của cây chuối thường là phần nằm trên chứ ạ, với lại khi nhắc đến thân chuối người ta nghĩ ngay đến phần trên mặt đất ý ạ, giống như "củ lạc là cái j" chứ ko hỏi là "quả lạc là cái j"
 
Em nghĩ nên đặt câu hỏi củ chuối là cái j chứ ko nên đặt thân chuối là cái j, vì cái gọi là "thân" của cây chuối thường là phần nằm trên chứ ạ, với lại khi nhắc đến thân chuối người ta nghĩ ngay đến phần trên mặt đất ý ạ, giống như "củ lạc là cái j" chứ ko hỏi là "quả lạc là cái j"

Khi đặt câu hỏi này là chúng ta xét từ góc độ sinh học, nên từ "thân" ở đây là theo đúng cấu tạo và chức năng của nó với cây. Còn khái niệm "thân của cây là phần nằm trên", đây là từ góc nhìn thông thường thôi, chứ không chính xác.

Tương tự vậy, dân gian vẫn quan niệm cứ ở dưới đất đào lên, có tích trữ tinh bột, có dạng củ thì gọi là củ. Nhưng từ quan điểm sinh học, "củ" phải là phần rễ phình to để dự trữ năng lượng.

Mình công nhận là đặt câu hỏi "thân chuối là phần nào" sẽ làm mọi người khó định hướng hơn, nhưng chúng ta đang bàn chuyện từ góc độ khoa học mà. Nếu là kiểu quan niệm dân gian thông thường thì đâu cần đố nữa, đúng không nào? :-)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top