• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Ông vua có hiếu - Tự Đức.

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Ông vua có hiếu - Tự Đức.

Dư luận truyền rằng Tự Đức là một người con thờ mẹ rất có hiếu, có lẽ xưa nay trong lịch sử Việt Nam không có ai sánh kịp.

Mẹ vua là bà Từ Dũ, cũng là người có trình độ học vấn cao, thường hay giảng giải sách vở nhận xét việc đời. Những ý kiến của bà đều được vua Tự Đức ghi vào một cuốn vở gọi là Từ huấn lục (chép lời mẹ dạy).

Một lần, nhà vua nhân rảnh việc, ra ngoại thành chơi. Bất thình lình trời đổ mưa rồi nước lụt dâng lên. Chỉ còn một ngày nữa thì có giỗ. Bà Từ Dũ sai quan mang thuyền đi đón. Mãi đến tối thuyền ngự mới tới kinh. Mặc dầu trời mưa to, Tự Đức không kịp cơm nước gì cả, chạy vội sang cung bà Từ Dũ để xin chịu tội.

Nhà vua lấy một cây roi mây, đặt lên cái mâm, dâng trước mặt bà Từ Dũ, rồi nằm dài xuống đất… xin chịu đòn! Từ Dũ xoay mặt vào tường, hồi lâu rồi mới quay ra, hất ngọn roi xuống đất nói:

- Thôi tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai soạn sửa đi làm kỵ!

Tự Đức lồm cồm bò dậy, lạy tạ và quay về. Ngay đêm ấy, nhà vua tự tay ghi trên giấy để phê thưởng cho những người tùy tòng. Và mờ sáng hôm sau đã thấy vua quần áo chỉnh tề, chờ đi hầu kỵ!

Nguồn: Internet
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Trăng soi bốn vách chi gieo sầu

Trăng soi bốn vách chi gieo sầu

Có lần vua Tự Đức ra đầu đề cho các quan làm thơ. Nhà vua nêu quy tắc rất nghiệt ngã...

Đầu đề muốn chọn thế nào cũng được, nhưng bài thơ phải có đủ tám câu. Tám chữ đầu của tám câu ấy bắt buộc phải là tám chữ: phong, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kỳ, thi, họa và theo thứ tự từ câu đầu đến câu cuối, phải có tám chữ số: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, câu nào theo con số nấy. Đa số các quan khách văn nhân đều gác bút, hoặc chỉ viết được những bài lủng củng, non nớt. Nhưng Hồng Bảo, anh ruột của Tự Đức lại làm thành một bài thơ rất hay. Hồng Bảo viết:
Vân đạm, phong kinh, nhất diệp châu
Hoa cù ẩn nước nhị tầng lâu
Tuyết ngưng địa thượng tam đông lãnh
Nguyệt đáo thiên trung tứ bích sầu
Cầm vận ngũ huyền ca nhã hứng
Kỳ vi lục cuộc thúc doanh thâu
Thi thành thất bộ chung hoài cổ
Họa nhập Tiêu tương bát cảnh đồ
Bản dịch của Nguyễn Đôn Dư:
Gió nhẹ mây êm một lá thuyền
Lầu hai lấp ló khóm hoa hiên
Ba đông tuyết phủ dồn hơi lạnh
Bốn vách trăng soi gởi nỗi phiền
Đàn gảy năm dây ca hát thú
Cờ vây sáu cuộc đổi thay phiên
Thơ xong bảy bước xui hoài cổ
Bút họa Tiệu tương tám cảnh tiên!

Thơ như vậy là hay và giỏi. Tự Đức phải phục tài. Nhưng có người đã mách riêng với nhà vua rằng câu thơ thứ tư có dụng ý ác. Nói rằng trăng lên giữa trời, gieo thảm gieo sầu cho thiên hạ là có ý ám chỉ Tự Đức không xứng đáng lên ngôi vua. Có lẽ Tự Đức cũng ngầm công nhận ý kiến ấy nên đã rất đề phòng ông anh mình. Sau này, Hồng Bảo làm đảo chính đã bị thất bại.

Nguồn: Internet.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top