• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Ong thợ là ong đực hay ong cái

xeradion

New member
Xu
0
Xin hỏi ong thợ là ong đực hay ong cái vậy? Có người nói ong thợ không phải là ong đực, cũng không phải là ong cái, vậy ong chúa là sao sinh sản được??
 
ko phai ong thợ là ong đực đâu!ong thợ là ong cái.nhưng chúng lại ko sinh sản.khi nào ong chúa mất thì lập tức những con ong thợ này sẽ ss liên tục để tìm ra một con ong có khả năng làm ong chúa.
 
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non,... và có sự phân công công việc rõ rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp sữa ong chúa...

Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đã, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hỏm cải tiến do người nuôi làm cho nó ở.

Tương tự như loài kiến và mối, tổ ong có ong chúa chuyên đẻ trứng, ấu trùng do trứng nở ra được nuôi bởi ong thợ (các con ong thợ này là các con cái); những ấu trùng này sẽ lớn lên thành ong non và cuối cùng, trong đàn ong còn có ong đực, có số lượng rất ít trong tổ, chúng chết đi sau khi giao phối với ong chúa.

Ong chúa là con o­ng cái duy nhất trong đàn o­ng, dài và to hơn các o­ng đực,ong thợ, cánh ngắn hơn thân, có nhiệm vụ đẻ trứng nhưng không làm ra mật, o­ng chúa nở từ một cái trứng như các trứng khác, nhưng ấu trùng được nuôi bắng thứ “sữa o­ng chúa” đặc biệt rất bổ, chứa trong một ổ riêng. o­ng chúa sống 3-5 năm, mỗi tổ chỉ có một con o­ng chúa, nếu trong tổ có nhiều tổ mới, thường vào mùa xuân.

Ong đực to hơn o­ng thợ, làm nhiệm vụ giao phối với o­ng chúa mỗi khi o­ng chúa bay ra. o­ng đực thường xuất hiện vào mùa hè và chỉ sống 1-2 tháng, sang mùa thu thì bị đuổi ra khỏi tổ mà chết.

Ong thợ đông nhất, làm đủ mọi việc: lấy mật, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ , thường sống 2-6 tháng.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Câu này tôi xin bổ sung thêm 1 số ý sau:
Các loài ong, kiến, mối ... là những loài có hình thức sinh sản đặc biệt: vừa có sinh sản hữu tính, vừa có sinh sản vô tính (còn gọi là trinh sản).
Ong đực chỉ giao phối 1 lần với ong cái (ong chúa), sau đó là ong đực chết.sự giao phối này đảm bảo cung cấp cho ong cái 1 số lượng tinh trùng vừa đủ cho suốt cuộ đời ong cái(4-5 tuổi). Trong mỗi lô trứng của ong cái đẻ ra, có những trứng thụ tinh (mang bộ nst 2n) -sinh sản hữu tính và có những trứng không thụ tinh. Những trứng không thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực (mang bộ nst 1n)-trinh sản.
Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành ong cái có khả năng sinh sản bình thường (ong chúa) hay thành ong thợ không có khả năng sinh sản. Điều này phụ thuộc vào điều kiện môi trường và thức ăn của mẹ:
* Nếu các ấu trùng cái bình thường mà số phận của chúng là kiếm ăn cho dàn thì chỉ nhận thức ăn đặc biệt từ 2-3 ngày sau khi nở ra, và trưởng thành sau 21 ngày
* Còn ong chúa tương lai thì khác: được nhận thức ăn đặc biệt suốt 5 ngày, và hoàn thành sự phát triển sau 6 ngày, có kích thước cơ thể vượt hẳn những ong khác cùng lứa.
=> Như vậy ong chúa không phải là con cái duy nhất trong đàn,vì ong thợ cũng là ong cái. Chỉ khác 1 điều là ong thợ không có khả năng sinh sản, ong thợ chỉ thực hiện nhiệm vụ là làm việc kiếm ăn cho đàn. Còn ong chúa thì có nhiệm vụ sinh sản. Ong đực chỉ có nhiệm vụ giao phối. --> đây là tập tính vị tha.
 
THẾ GIỚI LOÀI ONG

Xin hỏi ong thợ là ong đực hay ong cái vậy? Có người nói ong thợ không phải là ong đực, cũng không phải là ong cái, vậy ong chúa là sao sinh sản được??

Bạn có thể tham khảo tài liệu sau đây nói về loài ong.


Ong mật có đặc tính sống thành xã hội, đàn ong là một đơn vị sinh học hoàn chỉnh bao gồm 3 loại hình ong là ong chúa, ong đực và ong thợ.

Mỗi loại hình có một vị trí sinh học nhất định trong đàn nhưng gắn bò với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau rất chặt chẽ.

Ong chúa.
Ong chúa là ong cái duy nhất có cơ quan sinh sản phát triển hoàn chỉnh để giao phối với các ong đực. Nhiệm vụ chủ yếu của ong chúa là đẻ trứng duy trì nòi giống bảo đảm sự tồn tại của cả đàn ong.

Cơ thể ong chúa lớn, cánh ngắn, bụng thon dài, bênh trong chứa hai buồng trứng phát triển. Trọng lượng cơ thể ong chúa lúc mới nở tỷ lệ thuận với số lượng và chiều dài ống trứng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng ong chúa mới nở. Các giống ong khác nhau thì chỉ tiêu này khác nhau.

Sau khi nở từ trứng đã thụ tinh, ấu trùng ong chúa được thợ non nuôi dưỡng bằng một loại thức ăn đặc biệt (sữa chúa). Ấu trùng lớn rất nhanh và mầm mống buồng trứng trong ấu trùng ong chúa cũng phát triển nhanh. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong giai đoạn ấu trùng và nhộng, buồng trứng ong chúa phát triển đến mức ổn định. Như vậy có nghĩa là con ong chúa sau này đẻ tốt hay không thì một trong những điều kiện quan trọng là thức ăn nuôi ấu trùng chúa đến khi thành nhộng có tốt hay không.

Từ trứng đến khi nở ong chúa trưởng thành trải qua 15 ngày. Ong chúa mới nở mập mạp nhưng sau vài ngày do bị ong thợ hạn chế phần ăn nên ong chúa giảm bớt trọng lượng, cơ thể thon nhỏ lại chuẩn bị chuyến bay để giao phối. Trước chuyến bay giao phối, ong chúa có vài lần bay ra khỏi tổ tập bay và định hướng tổ. Nếu thời tiết đẹp thì sau 3-5 ngày ong chúa bay đi giao phối. Ong chúa giao phối với 10-20 con ong đực trên không trung. Việc giao phối với nhiều con đực quá trình tiến hoá nhằm làm cho ong chúa tiếp nhận những tinh trùng ong đực từ nhiều nguồn gốc, tránh được cận huyết. Sau khi giao phối, ong chúa về tổ và được ong thợ chăm sóc đầy đủ, cơ thể ong chúa nở nang dần đặc biệt là phần bụng, sau đó vìa ba ngày ong chúa bắt đầu đẻ trứng.

Một con ong trong đàn 6-7 cầu đầy đủ thức ăn có thể đẻ 700-900 trứng một ngày đêm, nhưng vần con chúa ấy nếu nuôi ở đàn 2-3 cầu, thức ăn không đầy đủ thì chỉ đẻ được 300-400 trứng một ngày đêm. Như vậy thường xuyên nuôi đàn ong mạnh thì tốc độ phát triển càng nhanh.

Một đặc điểm quan trọng và cũng là khả năng đặc biệt của ong chúa là chúng tiết ra chất có mui đặc biệt dẫn dụ ong thợ trong lúc chia đàn tự nhiên, bốc bay đi nơi khác và cũng dùng chất này dy trì trật tự của đàn ong. Ong chúa cành già chất dẫn dụ càng giảm nên tác dụng của ong chúa càng giảm sút, lúc này ong thợ phải xây mũ chúa để thay chúa tự nhiên.

Nhiệm vụ chủ yếu cua ong chúa là đẻ trứng và duy trì trật tự của đàn.

Các trường hợp ong chúa ra đời

Đàn ong chia đàn tự nhiên: Trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi và điều kiện chủ quan: đàn ong phát triển mạnh đến mức lực lượng lao động dư thừa, đàn ong thợ quá đông, đàn ong chật chội, nóng bức nhiều ong non, đàn ong sẽ xây dựng khoảng 3-8 mũ chúa để chia đàn tự nhiên. Chia đàn tự nhiên là bản năng của chúng để duy trì nòi giống.
Do có quá trình chuẩn bị trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi như vây, cho nên ong chúa ra đời trong trường hợp này có chất lượng cao.

Đàn ong thay thế tự nhiện: Trong điều kiện ong chúa giá không còn khả năng duy trì đàn hoặc ong cháu non nhưng bị tàn tật, ong thợ xây mũ chúa để thay thế tự nhiên. Ong chúa ra đời trong trường hợp thay thế có chất lượng tốt vì đàn ong chủ động bồi dục cho ong chúa.

Trường hợp thay thế tự nhiên, chúa cũ vẫn sống tồn tại với chúa mới đến khi chúa mới trưởng thành (giao phối và để trứng) thì chúa cũ bị đàn ong thải loại.

C, Đàn ong khẩn cấp toạ chúa: Đàn ong mất chúa đột ngột, trong tổ còn trứng và ấu trùng, ong thợ khẩn cấp cải tạo lỗ tổ ong thợ có sẵn ấu trùng, cho ấu trùng ăn sữa chúa để bồi dục thành ong chúa gọi là ong chúa cấp tạo. Ong chúa ra đời trong trường hợp này chất lượng kém vì ong không chủ động bòi dục và có thể gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.

Ong thợ
Ong thợ sinh ra từ trứng thụ tinh, nhưng không được ong chúa đẻ vào lỗ tổ hình lục giác đều và ấu trùng ong thợ chỉ được ăn sữa chúa trong 3 ngày đầu. Từ ngày thứ tư trở đi ấu trùng chỉ được ăn lương ong. Do đó tuy là ong cái, nhưng nó không phát dục hoàn chỉnh mà chỉ phát triển cơ quan phù hợp với chức năng của ong thợ

Ong đực
Ong đực sinh ra từ trứng không thụ tinh và trong điều kiện bình thường chúng chỉ xuất hiện trong mùa sinh sản. Nhiệm vụ duy nhất của ong đực là giao phối với ong chúa. Với chức năng đó nên ong đực có cơ quan sinh dục rất phát triển, thể lục tốt, cánh to khoẻ và thính giác nhạy cảm với chất kích thích do ong chúa phát ra khi bay đi giao phối.

Nguồn: www.vietnamgateway.org

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top