Ôn tập - Phần 5: Chuyên đề lao động và việc làm

Tongthieugia

New member
Xu
0
I. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Cần nắm được:

- Chứng minh được n­ước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.

Kiến thức:

1. Nguồn lao động
a) Mặt mạnh:
+ Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 151,2% dân số (năm 2005) .
+ Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu LĐ.
+ Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
+ Chất lượng LĐ ngày càng nâng lên.
b) Hạn chế
- Nhiều lao động chưa qua đào tạo
- Lực lượng LĐ có trình độ cao còn ít.

2. Cơ cấu lao động
a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Xu hướng: giảm tỉ trọng LĐ nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng LĐ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm.
b) Cơ cấu LĐ theo thành phần kinh tế:
- Phần lớn LĐ làm ở KV ngoài nhà nước.
- Tỉ trọng lao động khu vực 1 ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng."
c) Cơ cấu LĐ theo thành thị và nông thôn:
- Phần lớn lao động ở nông thôn.
- Tỉ trọng LĐ nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng.
* Hạn chế.
- Năng suất lao động thấp.
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
- PC LĐ XH còn chậm chuyển biến
- Chưa sử dụng hết thời gian lao động

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
a) Vấn đề việc làm
- Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn.
- Năm 2005, cả nước có 2,1% LĐ thất nghiệp và 8, 1% thiếu việc làm, ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triệu việc làm.
b) Hướng giải quyết việc làm
-
Tạo ra nhiều công việc mới
- Có chính sách phù hợp
- Thành lập cơ sở dạy nghề
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Lựa chọn nghề nghiệp

II. LỜI KHUYÊN TRƯỚC NGƯỠNG CỬA CHỌN NGHỀ NGHIỆP


Bạn sẽ làm gì trong suốt cuộc đời của mình? Đứng trước những sự lựa chọn, làm sao bạn có thể chắc rằng con đường bạn sẽ đi là hợp lý? Giữa sức ép của gia đình và những mong mỏi riêng tư, bạn sẽ thiên về bên nào? Phải nghe ai? Nên tin ai? Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn sáng suốt hơn khi chọn nghề nghiệp cho mình.

Lòng đam mê hay tiền bạc?

Sự lựa chọn đầu tiên của bạn phải là cách sống. Đúng ra lòng đam mê đối với công việc phải được đặt trên đồng tiền, nhưng nhiều người luôn sẵn sàng làm những công việc nhàm chán để có nhiều tiền. Khi có tiền rồi họ sẽ mua cách sống họ muốn.

Tìm những lời khuyên chân tình
Bạn không lẻ loi! Quanh bạn là cả một mạng lưới người quen luôn sẵn sàng giúp bạn: gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, những chuyên gia… ai cũng đều sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm của mình để giúp bạn.


Sở thích cá nhân
Hãy nghĩ về cả một quá trình của cuộc đời mình. Đừng nghĩ đến các môn học trên đại học hay một số công việc tạm bợ sắp tới. Bạn có những sở thích gì? Cái gì bạn có thể sử dụng 2 từ ĐAM MÊ để miêu tả?
Hạnh phúc và sự may mắn không phải ai cũng có chính là tìm được một công việc bạn có thể trao chọn niềm đam mê trong suốt cuộc đời.


Môi trường công việc
Bạn thích làm việc ở đâu? Với mọi người, trong nhóm hay một mình? Làm việc trong văn phòng hay giao tiếp? Hãy nghĩ đến tính cách cá nhân và điều kiện để làm sao tìm cho mình một công việc thích hợp nhất.

Đãi cát tìm vàng!
Càng ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Thế giới việc làm ngày như một rộng lớn hơn. Thật mất thời gian và công sức khi phải “bơi lội” trong cả một biển thông tin việc làm hay hướng nghiệp.
Hãy bắt đầu từ sở thích và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần.


Lời khuyên từ những chuyên gia
Đừng bao giờ mất tiền nghe những người hướng nghiệp thao thao bất tuyệt về những gì chỉ là lý thuyết. Khi đã có một vài lựa chọn cuối cùng hãy gõ cửa những chuyên gia tìm những lời khuyên chân tình.
Trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn. Hỏi về cách sống, cách làm việc, những khó khăn, điều kiện phát triển... Khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì?
Khi đã có những cái nhìn cơ bản nhất về một ngành nghề, tự hỏi xem liệu bạn có đủ ham muốn làm công việc đó trong suốt cuộc đời?


Bằng cấp
Đừng bao giờ học vì bằng cấp để rồi mong kiếm được việc nhờ mảnh giấy nhỏ đó. Cái vô giá chính là những gì bạn thật sự sở hữu trong trí óc. Đừng bao giờ gói gọn mình và tự thu hẹp lại tầm nhìn trong một lĩnh vực nào.


Kinh nghiệm
Cố gắng làm mọi công việc khác nhau. Làm càng nhiều, bạn càng hiểu rõ thêm công việc nào sẽ phù hợp với bạn trong thời gian lâu dài. Khi đã có kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề của bạn sẽ đa dạng hơn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cách tìm việc làm sau khi ra trường

III. CÁC CÁCH ĐỂ TÌM VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG

1. Bắt đầu thật sớm – Chẳng hạn như từ khi còn học trung học phổ thông. Một khi bạn đã xác định rõ tư tưởng – mình sẽ làm gì trong tương lai, việc lập kế hoạch để đạt đến mục tiêu trở nên đơn giản hơn rất nhiều

2. Lên kế hoạch cho sự nghiệp bản thân dựa trên sở thích và những dự định tương lai. Hãy liệt kê một danh sách những công việc mà bạn yêu thích, cùng một danh sách khác những lĩnh vực ngành nghề giàu tiềm năng. Bạn chỉ việc tìm ra mẫu số chung của hai bản danh sách này.

3. Phấn đấu có “bảng điểm đẹp”. Đời sống đại học khác xa với những gì bạn trải nghiệm thời cấp 3. Khi mà bạn không còn chịu quá nhiều áp lực của kì thi đại học và tốt nghiệp trung học phổ thông, đôi khi bạn tự dễ dãi với bản thân và để cho điểm số giảm sút. Hãy nỗ lực và nghiêm khắc với chính mình ngay từ năm thứ nhất để hoàn thành tấm bằng đại học với một “bảng điểm đẹp”, bởi nó đồng nghĩa với một công việc tốt và mức lương cao cho bạn sau này

4. Thận trọng với những gì bạn phát biểu trên Internet.
Các mạng xã hội là một phương tiện trực tuyến tuyệt vời, nhưng cũng là một trong những lý do khiến vô số người mất việc. Không cẩn trọng trong phát ngôn hay hành động trên internet, vô tình để lộ những bức hình không mấy “đẹp đẽ” về bản thân… đều có thể dẫn tới việc bạn gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.

5. Đi thực tập. Một trong những cách tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm và thử thách với môi trườn
g làm việc là tìm một vị trí thực tập khi bạn còn là sinh viên. Có thể bạn chỉ cần bỏ đi một kì nghỉ vài tuần, nhưng những gì bạn nhận lại thực sự hữu ích và quý giá.
6. Xây dựng một bản lý lịch “đẹp”. Hồ sơ cá nhân hay resume là thứ nói thay cho bạn tất cả những gì nhà tuyển dụng quan tâm. Đừng phóng đại hay nói dối về những thành tích mà bạn đã đạt được. Nên nhớ một bản resume “đẹp” phải gây được thiện cảm và khiến cho người đọc mong muốn được tìm hiểu thêm về bạn.
7. Phát triển một mạng lưới quan hệ. Hãy cho bạn bè, những người thân quen được biết rằng bạn đang tìm kiếm việc làm ở một lĩnh vực nào đó. Cố gắng giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người trong nghề, hoặc người bạn tin rằng có thể giúp bạn trong quá trình xin việc. Đừng quên kết bạn và gây ấn tượng tốt trong quá trình bạn làm thực tập ở một đơn vị nào đó.

8. Tham dự các hội chợ việc làm. Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia những hội trợ hay hội thảo hướng nghiệp ở địa phương. Đó là dịp tốt nhất để bạn quan sát thị trường tuyển dụng, nắm rõ những công ty hoạt động trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.

9. Luyện tập kĩ năng phỏng vấn. Hãy chuẩn bị thật tốt cho vòng phỏng vấn của bạn bằng cách tìm hiểu kĩ lưỡng về công ty hay tổ chức bạn đang có ý định nộp đơn xin việc, về vị trí bạn sắp đảm nhận. Đừng quên “mài sắc” những kĩ năng trả lời phỏng vấn cần có. Vòng phỏng vấn thường là “cửa ải” cuối cùng trước khi đến với công việc tương lai, vì vậy đừng để bị loại một cách đáng tiếc.

10. Tự mình nghiên cứu, tìm hiểu. Biết công ty nào đang có đợt tuyển dụng,và những tiêu chí họ cần ở một ứng viên là gì. Bạn có thể đăng tải resume của bản thân lên nhiều trang web “người tìm việc – việc tìm người”, cũng như gửi thẳng tới công ty mà bạn đang quan tâm

Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

 
III. CÁC CÁCH ĐỂ TÌM VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG

1. Bắt đầu thật sớm – Chẳng hạn như từ khi còn học trung học phổ thông. Một khi bạn đã xác định rõ tư tưởng – mình sẽ làm gì trong tương lai, việc lập kế hoạch để đạt đến mục tiêu trở nên đơn giản hơn rất nhiều

2. Lên kế hoạch cho sự nghiệp bản thân dựa trên sở thích và những dự định tương lai. Hãy liệt kê một danh sách những công việc mà bạn yêu thích, cùng một danh sách khác những lĩnh vực ngành nghề giàu tiềm năng. Bạn chỉ việc tìm ra mẫu số chung của hai bản danh sách này.

3. Phấn đấu có “bảng điểm đẹp”. Đời sống đại học khác xa với những gì bạn trải nghiệm thời cấp 3. Khi mà bạn không còn chịu quá nhiều áp lực của kì thi đại học và tốt nghiệp trung học phổ thông, đôi khi bạn tự dễ dãi với bản thân và để cho điểm số giảm sút. Hãy nỗ lực và nghiêm khắc với chính mình ngay từ năm thứ nhất để hoàn thành tấm bằng đại học với một “bảng điểm đẹp”, bởi nó đồng nghĩa với một công việc tốt và mức lương cao cho bạn sau này

4. Thận trọng với những gì bạn phát biểu trên Internet.
Các mạng xã hội là một phương tiện trực tuyến tuyệt vời, nhưng cũng là một trong những lý do khiến vô số người mất việc. Không cẩn trọng trong phát ngôn hay hành động trên internet, vô tình để lộ những bức hình không mấy “đẹp đẽ” về bản thân… đều có thể dẫn tới việc bạn gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.

5. Đi thực tập. Một trong những cách tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm và thử thách với môi trườn
g làm việc là tìm một vị trí thực tập khi bạn còn là sinh viên. Có thể bạn chỉ cần bỏ đi một kì nghỉ vài tuần, nhưng những gì bạn nhận lại thực sự hữu ích và quý giá.
6. Xây dựng một bản lý lịch “đẹp”. Hồ sơ cá nhân hay resume là thứ nói thay cho bạn tất cả những gì nhà tuyển dụng quan tâm. Đừng phóng đại hay nói dối về những thành tích mà bạn đã đạt được. Nên nhớ một bản resume “đẹp” phải gây được thiện cảm và khiến cho người đọc mong muốn được tìm hiểu thêm về bạn.
7. Phát triển một mạng lưới quan hệ. Hãy cho bạn bè, những người thân quen được biết rằng bạn đang tìm kiếm việc làm ở một lĩnh vực nào đó. Cố gắng giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người trong nghề, hoặc người bạn tin rằng có thể giúp bạn trong quá trình xin việc. Đừng quên kết bạn và gây ấn tượng tốt trong quá trình bạn làm thực tập ở một đơn vị nào đó.

8. Tham dự các hội chợ việc làm. Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia những hội trợ hay hội thảo hướng nghiệp ở địa phương. Đó là dịp tốt nhất để bạn quan sát thị trường tuyển dụng, nắm rõ những công ty hoạt động trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.

9. Luyện tập kĩ năng phỏng vấn. Hãy chuẩn bị thật tốt cho vòng phỏng vấn của bạn bằng cách tìm hiểu kĩ lưỡng về công ty hay tổ chức bạn đang có ý định nộp đơn xin việc, về vị trí bạn sắp đảm nhận. Đừng quên “mài sắc” những kĩ năng trả lời phỏng vấn cần có. Vòng phỏng vấn thường là “cửa ải” cuối cùng trước khi đến với công việc tương lai, vì vậy đừng để bị loại một cách đáng tiếc.

10. Tự mình nghiên cứu, tìm hiểu. Biết công ty nào đang có đợt tuyển dụng,và những tiêu chí họ cần ở một ứng viên là gì. Bạn có thể đăng tải resume của bản thân lên nhiều trang web “người tìm việc – việc tìm người”, cũng như gửi thẳng tới công ty mà bạn đang quan tâm

Cảm ơn các bạn đã quan tâm!



Đang chủ đề việc làm mà sang xin việc là thế nò hả bạn?
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top