• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đôi nét về bức tranh cơ học trong vật lý học cổ điển

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Mặc dù Galilée không xây dựng một lý thuyết vật lý nhưng các công trình của ông đã lảm sụp đổ các quan niệm giáo điều tồn tại dai dẳng bấy lâu nay và đặt cơ sở cho sự ra đời của bức tranh cơ học. Tiếp bước Galilée, Newton đã xây dựng bức tranh cơ học và sử dụng quan điểm của nó để xây dựng cơ học nhằm mô tả chuyển động của các vật thể trong tự nhiên.

Bức tranh cơ học ra đời một phần dựa trên tinh thần nguyên tử luận Démocrite mà nội dung cơ bản là tư tưởng về cấu tạo nguyên tử của vật chất, tư tưởng về vận động nguyên tử. Trong đó, tư tưởng về sự vận động nguyên tử là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của vạn vật. Tư tưởng về không gian trống rỗng xung quanh nguyên tử, tư tưởng về sự đồng nhất tính nhân quả, với tính tất nhiên – khách quan, tính phi nhân quả với tính ngẫu nhiên – chủ quan. Trong đó, bản tính của thế giới là tính tất nhiên.

physics.gif

Trong quan điểm về thực tại, bức tranh cơ học quan niệm thế giới là một hệ cơ gồm các hạt vật chất gián đoạn, có khối lượng không đổi, cứng tuyệt đối, không thể phân chia được và luôn vận động trong không gian theo thời gian tuyệt đối. Chúng tạo thành mọi vật thể, là nền tản của mọi hiện tượng tự nhiên. Vì vậy, mọi hiện tượng tự nhiên đều phải lý giải qua chuyển động của chúng.


Trong quan điểm về vận động, bức tranh cơ học giai đoạn này quan niệm mọi hình thức vận động vật chất đều được quy về vận động, chuyển động cơ học, hình thức vận động đơn giản nhất và là trung tâm của cơ học. Chuyển độn bao gồm chuyển động quán tính do các lực nội tại, bẩm sinh gây nên, chuyển động không quán tính do ngoại lực chi phối. Các nguyên lý Galilée không chỉ loại bỏ quan niệm về vận động cưỡng bức mà còn chuẩn bị cho sự hình thành quan điểm về lực với tư cách là nguyên nhân của chuyển động có gia tốc.

Về không gian và thời gian, trong bức tranh cơ học, không gian tuyệt đối được hiểu như cái trống rỗng tuyệt đối để chứa vật thể. Nó trong suốt, bất động, bất biến, không tác động lên cái gì và cũng không bị tác động. Chúng ta chỉ tiếp cận với không gian tương đối là không gian mà vật chiếm chỗ. Nó có những đầy đủ những tính chất mà không gian tuyệt đối có. Theo đó, chuyển động của vật thể là chuyển động tự do, hình học của không gian là hình học Euclide.

Thời gian tuyệt đối được hiểu như cái trống rỗng để chứa biến cố. Nó là độ lâu thuần túy, không tác động lên cái gì và cũng không bị cái gì tác động lên. Nó đồng nhất, vô tận và trôi theo một chiều từ quá khứ tới tương lai. Chúng ta chỉ tiếp cận với thời gian tương đối, nghĩa là độ lâu cụ thể mà giác quan cảm nhận được nhờ vào một quá trình nào đó.

Phần tiếp theo ta sẽ tìm hiểm cụ thể một số mối tương quan giữa các nội dung bức tranh cơ học và các ý tưởng của triết học duy vật biện chứng.

Xin theo dõi phần tiếp theo về tư tưởng khối lượng và lượng vật chất.

Theo Thư Viện Vật Lý
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top