Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Báo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do.(1) (Các Mác)
Ông nêu cái đối lập của báo chí tự do là báo chí kiểm duyệt "là cái quái dị không có tính cách", "là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa" (2). Ông nói về thiên chức (chức năng, nghĩa vụ...) báo chí với một giọng văn hùng tráng đầy hình tượng: "Báo chí tự do - đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân: là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước, với toàn thế giới, nó là hiện thân nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đấu tranh đó... Báo chí Tự do là Toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi dào” (3)
Ông nêu lên những quan niệm về phong cách "Báo chí quan hệ với điều kiện sinh sống của nhân dân, với tư cách là lý tính, nhưng cũng không kém phần với tư cách là tình cảm. Vì vậy, báo chí không chỉ nói bằng tiếng nói lý tính của sự phê phán đang nhìn những mối quan hệ hiện tồn từ đỉnh cao của mình, mà còn nói bằng tiếng nói đầy nhiệt tình của bản thân cuộc sống (4)…
"Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó một cách gay gắt, hăng say, phiên diện như những tình cảm và tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó” (5)
Mác cho rằng báo chí tự do phải có luật báo chí bảo đảm. "Luật báo chí là luật thật sự bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khắng định của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí tồn tại của tự do. Vì thế, luật này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình?” (6) (báo chí).
Ông không phủ nhận sự kiểm duyệt. Nhưng cho rằng " kiểm duyệt chân chính bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân mình". Còn "kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ” (7). Ông nói một cách gay gắt: "Khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ - khi đó lẽ nào sự phê bình lại không mấy tính chất hợp lý của mình (7).
Mác cũng đề cập đến mối quan hệ của báo chí với nhà cầm quyền. "Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước – không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là sức mạnh của trí tuệ, với tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý”(8)
150 năm đã qua, nhưng lý luận của Mác về tự do báo chí vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị rất "kim nhật kim thi". Cả nhân dân, cả người làm báo, cả cơ quan quản lý báo chí và nhà nước, hẳn sẽ thu được nhiều bổ ích khi đọc lại, nghiền ngẫm và tiếp thu những gì mà Mác viết rất tâm huyết về báo chí, để có được một nền báo chí xứng đáng với nhân dân mình trong thời đại mới.
--------
1-2) Mác và Ăngghen Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG 1995, tr. 84, 89
(3) Sđd, tr. 100
(4) Sđd , tr. 290
(5) Sđd, tr. 237
(6,7) Sđd, tr. 91
(8) Sđd, tr. 290
Ông nêu cái đối lập của báo chí tự do là báo chí kiểm duyệt "là cái quái dị không có tính cách", "là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa" (2). Ông nói về thiên chức (chức năng, nghĩa vụ...) báo chí với một giọng văn hùng tráng đầy hình tượng: "Báo chí tự do - đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân: là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước, với toàn thế giới, nó là hiện thân nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đấu tranh đó... Báo chí Tự do là Toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi dào” (3)
Ông nêu lên những quan niệm về phong cách "Báo chí quan hệ với điều kiện sinh sống của nhân dân, với tư cách là lý tính, nhưng cũng không kém phần với tư cách là tình cảm. Vì vậy, báo chí không chỉ nói bằng tiếng nói lý tính của sự phê phán đang nhìn những mối quan hệ hiện tồn từ đỉnh cao của mình, mà còn nói bằng tiếng nói đầy nhiệt tình của bản thân cuộc sống (4)…
"Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó một cách gay gắt, hăng say, phiên diện như những tình cảm và tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó” (5)
Mác cho rằng báo chí tự do phải có luật báo chí bảo đảm. "Luật báo chí là luật thật sự bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khắng định của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí tồn tại của tự do. Vì thế, luật này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình?” (6) (báo chí).
Ông không phủ nhận sự kiểm duyệt. Nhưng cho rằng " kiểm duyệt chân chính bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân mình". Còn "kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ” (7). Ông nói một cách gay gắt: "Khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ - khi đó lẽ nào sự phê bình lại không mấy tính chất hợp lý của mình (7).
Mác cũng đề cập đến mối quan hệ của báo chí với nhà cầm quyền. "Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước – không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là sức mạnh của trí tuệ, với tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý”(8)
150 năm đã qua, nhưng lý luận của Mác về tự do báo chí vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị rất "kim nhật kim thi". Cả nhân dân, cả người làm báo, cả cơ quan quản lý báo chí và nhà nước, hẳn sẽ thu được nhiều bổ ích khi đọc lại, nghiền ngẫm và tiếp thu những gì mà Mác viết rất tâm huyết về báo chí, để có được một nền báo chí xứng đáng với nhân dân mình trong thời đại mới.
--------
1-2) Mác và Ăngghen Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG 1995, tr. 84, 89
(3) Sđd, tr. 100
(4) Sđd , tr. 290
(5) Sđd, tr. 237
(6,7) Sđd, tr. 91
(8) Sđd, tr. 290
Theo :Nguyễn Khắc Mai
Nguồn Tạp chí Tia sáng
Nguồn Tạp chí Tia sáng