• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Ở buổi đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc Việt cổ định cư trong các xóm làng có những hoạt động kinh

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Ở buổi đầu thời đại đồng thau (cách nay khoảng 4000 năm), các bộ lạc việt cổ định cư trong các xóm làng có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào?

Vào cuối thời đại đá mới, cư dân các bộ lạc sống ở lưu vực sông Hồng, trên cơ sở phát triển kỹ thuật chế tác đá, làm gốm, đã biết đến một loại nguyên liệu mới là đồng và kỹ thuật luyện kim đồng thau, mặc dù còn ở buổi đầu. Trong đó, văn hóa Phùng Nguyên đã mở ra kỷ nguyên của nền văn minh thời đại đồ đồng ở Việt Nam, cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Ngoài ra, nhiều di chỉ văn hóa Phùng Nguyên đã phát hiện ở các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng...mà trung tâm là Lâm Thao, Phú Thọ. Trong các di chỉ của văn hóa Phùng nguyên (Vĩnh Phúc) các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di cốt người, các cục đồng và xỉ đồng. Điều đó chứng tỏ các cư dân Phùng Nguyên đã luyện đồng ngay trên địa bàn cư trú của họ. Với những bằng chứng nói trên, chúng ta có thể khẳng định rằng cư dân Phùng Nguyên đã mở đầu cho thời đại đồng thau ở Việt Nam vào giai đoạn sơ kỳ.

Cư dân Phùng Nguyên chủ yếu làm nghề nông, trồng lúa nước và các cây lương thực khác bằng cuốc đá. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, chó...Ngoài việc làm nguồn lương thực cho gia đình, thì việc chăn nuôi gia súc còn nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Họ còn biết đan lát và dệt vải, nghề đánh cá và săn bắt vẫn tồn tại ở một số bộ lạc, nhưng không phát triển như trước đây.

Bên cạnh đó, nghề chế tác đá và làm gốm cũng rất phát triển. Cư dân Phùng Nguyên đã sử dụng kỹ thuật mài nhẵn toàn thân công cụ; cưa, khoan, tiện đá rất phổ biến. Công cụ có nhiều loại như rìu, bôn, lưỡi cuốc đá mài nhẵn, có chuôi tra cán. Kỹ thuật làm đồ gốm bằng bàn xoay thay cho việc nặn bằng tay. Vì thế, chất lượng và mỹ thuật của đồ gốm được nâng cao rõ rệt. Đồ gốm rất đa dạng và phong phú, có nhiều kiểu, loại như miệng cong có gờ, không có gờ, miệng loe, miệng đứng, có chân đế...Đặc biệt ở mỗi địa phương, đồ gốm có nét đặc trưng riêng về kiểu dáng, hoa văn và có độ nung cao.

Cùng với các bộ lạc Phùng Nguyên, trên đất nước ta lúc bấy giờ còn có nhiều bộ lạc cùng tiến vào giai đoạn sơ kỳ đồng thau, như: các bộ lạc Hoa Lộc, Cồn Chân Tiên (Thanh Hóa), các bộ lạc ở lưu vực sông Lam (Nghệ An), các bộ lạc vùng sông Mã (Sơn La).

Nhìn một cách tổng quát, cách đây khoảng 4.000 năm, trên phạm vi vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (lãnh thổ của nước Văn Lang - Âu Lạc sau này), các bộ lạc - chủ nhân của văn hóa tiền Đông Sơn, đều bước vào giai đoạn sơ kỳ đồng thau, sống định cư lâu dài, lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm hoạt động kinh tế chính, bên cạnh các nghề thủ công khác như làm gốm, chế tác đá. Họ đã tạo tiền đề cho sự giải thể của chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, để chuyển biến dần lên xã hội thị tộc phụ hệ và hình thành nhà nước Văn Lang.


Theo Sách Hỏi đáp lịch sử Việt Nam*

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top