Nói với con - Y Phương.

Thandieu2

Thần Điêu
[FONT=&quot]NÓI VỚI CON[/FONT]​
[FONT=&quot]I.Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm[/FONT]
[FONT=&quot]1.Tác giả[/FONT]

[FONT=&quot] - Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển công tác về Sở Văn hóa – thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng.[/FONT]
[FONT=&quot]
- [/FONT]
[FONT=&quot]Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi[/FONT]

[FONT=&quot]2.Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ Nói với con cũng nằm trong cảm hứng lớn rộng, phổ biến ấy nhưng Y Phương đã có một cách nói xúc động của riêng mình. Hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con đã đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp và tin cậy.[/FONT]

[FONT=&quot]II.Phân tích bài thơ[/FONT]

[FONT=&quot]1.Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.[/FONT]

[FONT=&quot] - Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. ở bốn câu thơ đầu, bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.[/FONT]

[FONT=&quot] - Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.[/FONT]

[FONT=&quot] + Cuộc sống lao động cần cù và tười vui của “ người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “ Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Các động từ cài, ken vừa miêu tả cụ thể nói lên tình cảm gắn bó, quấn quýt.[/FONT]
[FONT=&quot] + Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống: “ Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng[/FONT]

[FONT=&quot]2.Những đức tính cao đẹp của “ người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.[/FONT]

[FONT=&quot] - “ Người đồng mình thương lắm …Không lo cực nhọc”, “ Người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo. Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.[/FONT]

[FONT=&quot] - “ Người đồng mình thô sơ da thịt…Nghe con”. Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những con người như thế, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục ”. Từ đó, người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.[/FONT]

[FONT=&quot]3.Cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con, rút ra điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới được cho con.[/FONT]

[FONT=&quot] - Tình cảm yêu thương trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con.[/FONT]

[FONT=&quot] - Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.[/FONT]

[FONT=&quot]4.Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ[/FONT]

[FONT=&quot] - Giọng điệu thiết tha trìu mến[/FONT]

[FONT=&quot] - Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.[/FONT]

[FONT=&quot] - Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
[/FONT]
[FONT=&quot]Nguồn: Sưu tầm[/FONT]
 
Thực ra, Y Phương còn gửi gắm thêm vài điều nữa qua bài thơ trên.
Nếu như mình ko lầm thì Y phương sáng tác bài "Nói với con" khi đứa con gái đầu lòng đã được 2 tuổi.
Ông còn muốn nói: trong cái xã hội ngày càng phát triển, ngày càng văn minh, đô thị hóa, hiện đại hòa, ông mong con gái mình "hòa nhập" chứ ko "hòa tan"
 
Mình post lại bài thơ để dễ theo dõi nhé !



Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.


Đến gặp nhà thơ Y Phương, tác giả của bài thơ “Nói với con” (SGK lớp 9) tại nhà riêng của ông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với nhà thơ người dân tộc Tày này. Cánh cửa nhà mở toang, vọng ra tiếng ông đang ngâm một bài thơ tiếng Tày đầy sảng khoái. Khi chúng tôi tới, ông vừa gò lưng lau nhà vừa hát thơ. Ngẩng đầu lên, ông tươi cười, thay cho lời chào đáp lại ông nói:“nghề chính của tôi là tạp vụ, có nghề phụ làm thơ.”



Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối trá…Ta phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát.

Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa. Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.


Bài thơ 28 câu này được xem như là viết riêng cho đứa con đầu lòng. Ở phạm vi hẹp, bài thơ chủ yếu đề cập đến văn hóa dân tộc, nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Tày.

Tôi rất bất ngờ khi biết “Nói với con” được đưa vào SGK. Tuy nhiên tôi không biết đích xác đưa vào năm nào. Quan trọng là tác phẩm của tôi đã được đông đảo các em học sinh đón nhận. Với những tác phẩm trong SGK, việc cải cách liên tục như hiện nay thì một tác phẩm nay “để”, mai “bóc” chuyện bình thường. Vì thế phần thưởng lớn nhất dành cho tôi là được mọi người biết đến, nhớ đến tác phẩm của mình.

Bài thơ “Nói với con”, dù thấy chẳng có gì đặc biệt hay, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn . Chẳng hạn trong bài thơ có hai câu:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

Đấy là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con”. Thế nhưng, nhiều giáo viên dường như chưa hiểu hàm ý của hai câu thơ. Nên khi giảng bài, họ chỉ dựa vào hướng dẫn trong SGK là chính. Thực ra, theo tác giả, ý nghĩa của bài thơ khác hơn nhiều. Nó cao và sâu hơn câu chuyện về tình phụ tử. Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa. Tôi thấy, dường như giờ đây, nhiều con em các dân tộc không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống. Và họ đang tự nguyện nhập ngoại, lai căng một cách dễ dãi. Tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không thể hòa tan. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn. Giữ cho mình và giữ cho con cháu mình. Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô. Không phải do tôi sợ đánh mất bản bản sắc riêng mà là niềm tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc của mình. Tôi tự hào vì tôi là người Tày.

Có lần, một cậu bé ở tận trong Huế lặn lội ra Hà Nội, tìm đến nhà và hỏi chuyện tôi về bài thơ. Hình như cậu bé chuẩn bị thi vào trường quốc học Huế. Đúng vậy. Cậu học trò ấy đã chọn bài thơ “Nói với con” để làm bài thi môn văn. Và cậu ấy đã đỗ thủ khoa. Một số giáo viên ở trường chuyên ở các tỉnh, cũng đích thân tới tận nhà gặp và hỏi trực tiếp tôi về bài thơ “Nói với con”.

Bài thơ mà mọi người hay băn khoăn thắc mắc nhất là hai câu: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” nghĩa là sao? Tôi bật cười, cái đó thì quá đơn giản. Có gì đâu, đứa con sinh ra thì phải có cha có mẹ. Đó là khởi điểm của một con người. Một điều nữa “vách nhà ken câu hát” làyếu tố văn hóa phi vật thể. Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên trong vách. Họ hát cho nhau nghe. Hát tràn đêm đến sáng bạch. Bởi thế, bức vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở thành một chủ thể văn hóa. Văn hóa ăn nhau ở sự khác biệt chứ không nói sự hơn kém.

Câu chuyện với nhà thơ người Tày Y Phương tưởng như không thể dứt ra được. Từ chuyện ông ước mơ đi học các phép thuật để làm thầy tào; chuyện ông đi “buôn lậu” đến những quan niệm của ông về làm thơ

(TT&VH Online).
 
Nói với con

NÓI VỚI CON - PHÂN TÍCH BÀI THƠ NÓI VỚI CON - TÌM HIỂU BÀI THƠ NÓI VỚI CON

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/Noivoicon.pdf[/PDF]
 
Đề bài: Viết bài thuyết minh giới thiệu về tác giả Y Phương và bài thơ « Nói với con ».

Gợi ý

Giới thiệu về tác giả :

- Nhà thơ Ý Phương có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, tại quê gốc : xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, hiện ở Hà Nội. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1988).

- Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa – thông tin tỉnh Cao Bằng. Tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du.

- Y Phương là một nhà thơ có bản sắc tương đối rõ, một giọng điệu đáng chú ý. Thơ Ý Phương là tiếng hát ngợi ca con người và cuộc sống miền núi (Tiếng hát tháng Giêng), là sự thức tỉnh ý thức và tinh thần dân tộc (Lời chúc), là khẳng định sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình (Đàn then).

- Tác phẩm đã xuất bản : Người hoa núi (kịch bản sân khấu, 1982) ; Tiếng hát tháng Giêng (thơ, 1986) ; Lửa hồng một góc (thơ, in chung, 1987) ; Lời chúc (thơ, 1991) ; Đàn then (thơ, 1996).

Giới thiệu về tác phẩm :

- Là bài thơ nổi tiếng của Ý Phương. Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cộn nguồn sinh – dưỡng của mỗi người, bộc lộ niềm tự hào với sức sống bền bĩ, mạnh mẽ của cội nguồn ấy. Nói với con là lời tâm sự - dạy bảo của cha với con về tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương. Bằng các hình ảnh cụ thể, nhà thơ diễn tả hình ảnh ấm áp của gia đình và công sức lao động cần cù của những con người miền núi – « Người đồng mình ». Bên cạnh đó người cha tâm sự về đức tính cao đẹp của người đồng mình, dặn dò con phải biết kế tục phát huy truyền thống, giữ lấy cái gốc rễ ấy. Đây cũng là khát vọng của người cha.

- Về nghệ thuật : bài thơ có giọng điệu thiết tha trìu mến, rõ nhất là các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán. Nghệ thuật xây dựng các hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
 
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả:
-Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ 1968.
- Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi.
2.Tác phẩm:
a. Nội dung:
- Bài thơ “Nói với con” rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: - Dân tộc Tày yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình.
- Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.
+ Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
+ Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
=> Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình để mang một ý nghĩa khái quát: Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người về một tư thế, một cách sống.
b. Nghệ thuật:
- Giọng điệu tha thiết.
- Hình ảnh cụ thể, sinh động có sức khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ.
- Bố cục mạch lạc, mạch cảm xúc hợp lý, tự nhiên.

B.
CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 điểm:
*Đề 1 :
Viết một đoạn văn ( 10-> 15 dòng) nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài “Nói với con”của Y Phương:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ.
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười".
Gợi ý:
- Bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo nên hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc, đầm ấm và quấn quýt.
+ Người con được nuôi dưỡng chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ.
+ Con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
+ Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng, đón nhận.
- Lời thơ rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm khiến cho tình cha con thêm chân thành, thấm thía.

2.
Dạng đề 5 hoặc7 điểm:
* Đề 1 :
Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương
* Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhận xét sơ bộ về tác phẩm.
b. Thân bài: Phân tích làm nổi bật những ý cơ bản sau: - Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương .
+ Cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn. Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình.
+ Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên.
=>Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm.
- Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha.
+ Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị gợi nhắc cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương.
+ Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương.
C. Kết luận:
Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

C.
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Dạng đề 2 điểm:
*Đề 1 :
Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:
"Đan lờ cài nan hoa.
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời".
( “Nói với con”- Y Phương)

Gợi ý:
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài, ken” được dùng rất gợi cảm vừa miêu tả cụ thể công việc lao động của người miền núi, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt.
+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa” đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” là cho nghĩa tình, tâm hồn và lối sống. Rừng núi đâu chỉ là thiên nhiên, cây, đá mà còn là tình người, là những tấm lòng yêu thương gắn bó bên nhau.
Đề 2.
Viết đoạn văn (Từ 15-20 dòng) cảm nhận về tình Phụ - Tử trong bài thơ " Nói với con" của Y Phương.

2.
Dạng đề 5 điểm:
*Đề 1 :
Cảm nhận về bài thơ " Nói với con"của Y Phương.
*Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
b. Thân bài:
- Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương
- > cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình.
-> Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên.
- Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha:
+ Đức tính cao đẹp của người đồng mình:
+ Mong ước của người cha qua lời tâm tình.
-> Hai ý này liên kết chặt chẽ với nhau, từ việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình người cha dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
c. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của Y Phương với con, với quê hương, đất nước.
- Suy nghĩ, liên hệ .
 

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả - tác phẩm

a) Tác giả


- Y Phương sinh năm 1948, tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.
- Quê : Trùng Khánh - Cao Bằng, dân tộc Tày.
-1993: Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

b) Tác phẩm

- Bài thơ trích trong cuốn “Thơ Việt Nam” (1945-1985), NXB Giáo dục 1997

c) Chủ đề bài thơ

- Lời người cha nói với con về lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam suốt bao đời nay.

2. Đọc và tìm hiểu chú thích

(SGK )
3. Bố cục của văn bản


Văn bản có thể chia làm hai phần
- Phần 1 (từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): Con lớn lên trong tình yêu thương nâng đỡ của cha mẹ trong đời sống lao động của quê hương.
- Phần 2 (còn lại) : Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống đó.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương.


Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười

- Hình dung đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững đầu tiên trong sự chờ đón, vui mừng của cha mẹ.
- Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút. Con lớn lên từng ngày trong sự thương yêu, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.

- Diễn tả sự trưởng thành của con trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.

- Hình ản thơ vừa gợi công việc lao động cụ thể qua việc miêu tả được chất thơ của cuộc sống lao động hồn nhiên ấy bằng cách sử dụng những động từ (cài, ken) đi kèm với các danh từ (nan hoa - câu hát) tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát, diễn tả tuy mộc mạc mà gợi cảm về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người dân lao động miền núi. Giữa cuộc sống lao động cần cù ấy con từng ngày lớn lên.

Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Vẫn bằng cách miêu tả mộc mạc, gợi cảm giác mạnhmẽ, tác giả đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống.

2. Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong muốn của người cha đối với con

- Bền gan vững chí:
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
- Yêu tha thiết quê hương:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
- Mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt:
Sống như sông, như suối.
Người đồng mình thô sơ da thịt.
- Mạnh mẽ giàu chí khí - niềm tin:
Người đồng mình tự đập đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.

Tóm lại, cách nói của người dân miền núi diễn đạt vừa cụ thể (ví von so sánh cũng cụ thể có lúc như mơ hồ, đằng sau cái diễn đạt có lúc như mơ hồ lại là sự chính xác hợp lý), sức gợi cảm đặc biệt bộc lộ nội dung đặc sắc:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.


Qua cách viết cách nói ấy ta thấy được niềm tự hào của người cha khi nói với con về quê hương mình
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng máy ai nhỏ bé đâu con”.

- Từ việc diễn tả “người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình, đồng thời mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật


Hình ảnh thở vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát, cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể, thể hiện cách nói đặc trưng của đồng bào miền núi.
- Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.

2. Nội dung

Qua lời người cha nói với con, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi - gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top