Nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương” – Phan Bội Châu.

nang moi

New member
Đề bài: Nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương” – Phan Bội Châu.
Bài làm
Thơ văn Phan Bội Châu từng một thời gian rung động biết bao con tim yêu nước, có tác dụng mạnh mẽ và sâu rộng đối với phong trào yêu nước và cách mạng của dân tộc lúc bấy giờ. Ông được lịch sử ghi nhận là nhà yêu nước và cách mạng, nhà văn lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Nội dung ý nghĩa của tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương”
Bài thơ là lời từ biệt của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Lời từ biệt in đậm không khí thời đại những năm đầu thế kỉ XX và khí phách anh hùng của nhà chí sĩ: có chí làm trai lớn lao và táo bạo khi con người dám đối mặt với cả đất trời (càn khôn), cả vũ trụ để tự khẳng định mình; có ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc gắn với “cái tôi” công dân của thi sĩ; có thái độ không cam chịu cuộc đời nô lệ, dám từ bỏ nền học vấn cũ để đi tìm chân lí mới – tất cả là đi đến một tư thế ra đi hào hùng và một khát vọng cứu nước cháy bỏng. Hình ảnh kết thúc bài thơ thật lãng mạn, giàu chất sử thi: con người dường như được chắp đôi cánh thiên thần, bay bổng vượt lên trên thực tại khắc nghiệt, tối tăm, vươn ngang tầm với vũ trụ bao la:

“Muốn vượt biển Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”
Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng – con người mới của thời đại lúc bấy giờ. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong thơ – một vẻ đẹp thật mới mẻ và hiếm có trong thơ ca đầu thế kỉ XX.
Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”:
Vốn xuất thân từ nhà Nho, Phan Bội Châu khi xuất dương tìm đường cứu nước, vẫn viết lời từ biệt bằng một thể thơ truyền thống bằng chữ Hán: thể thất ngôn bát cú Đường luật. Nhưng ngoài yếu tố ngôn ngữ (chữ Hán), rõ ràng bài thơ có nhiều nét mới mẻ làm nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Trước hết là âm hưởng, giọng điệu bài thơ. Thơ Đường khi nói về chia li, tống biệt thường có giọng trang nhã và âm hưởng u buồn. Bài thơ này khác hẳn: giọng điệu hăm hở trào dâng, âm hưởng lãng mạn hào hùng. Cùng với giọng điệu đó là những ý thơ mạnh mẽ, táo bạo, dứt khoát; những hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ, những cảm hứng thơ bay bổng, giàu chất sử thi như một dòng chảy ào ạt suốt bài thơ để cuối cùng trào dâng thành “ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên”:

“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.”
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top