Bài viết dưới đây là sự tổng hợp về nội dung cơ bản của triết học R.Đềcáctơ. Với bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức về triết học nói chung và triết học phương Tây nói riêng.
(René Descartes)
R.Đềcáctơ (René Descartes, 1596 - 1650) đã khơi dậy chủ nghĩa duy lý cho thời cận đại và ông cũng là người sáng lập ra khoa học lý thuyết. Ông không chỉ là nhà triết học mà còn là nhà toán học, nhà khoa học tự nhiên kiệt xuất của nhân loại. Học thuyết triết học của ông toát lên tinh thần duy lý, tìm kiếm và sử dụng một cách có ý thức phương pháp chỉ đạo lý trí để nhận thức đúng đắn thế giới. Có thể chia triết học của ông thành hai bộ phận là siêu hình học và khoa học (vật lý học). Trong siêu hình học, Đềcáctơ là nhà nhị nguyên luận ngã về phía duy tâm; nhưng trong khoa học, ông lại là nhà duy vật siêu hình máy móc nổi tiếng. Lịch sử triết học và khoa học Phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông.
a) Siêu hình học: Trong Siêu hình học của Đềcáctơ nổi bật bởi những tư tưởng sau:
+ “Nghi ngờ phổ biến”: Cũng như Ph.Bêcơn, Đềcáctơ đòi hỏi phải xây dựng lại cơ sở cho triết học mới. Triết học được ông hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng, triết học là tổng thể tri thức của con người về tự nhiên và xã hội; còn theo nghĩa hẹp, triết học chính là siêu hình học - cơ sở thế giới quan của con người. Ông so sánh toàn bộ tri thức của nhân loại như một cây cổ thụ, mà trong đó, gốc rễ là siêu hình học, thân là vật lý học, cành nhánh là các ngành khoa học khác. Đềcáctơ luôn luôn đề cao triết học. Theo ông, triết học là cách thức tốt nhất để bộc lộ sự thông thái của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của chính mình; mức độ phát triển của triết học thể hiện trình độ văn minh của một dân tộc; dân tộc nào văn minh và có học thức cao hơn nhất định phải là dân tộc có một nền triết lý - công cụ lý luận tốt hơn. Theo Đềcáctơ, triết học phải bàn về khả năng và phương pháp đạt được tri thức đúng đắn, vì vậy, nhiệm vụ của nó trước hết phải là khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, và sau đó là xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng để giúp cho các ngành khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho con người. Như vậy, Đềcáctơ đã tự đặt cho mình nhiệm vụ là phải xây dựng một triết học mới – triết học gắn liền với khoa học nhằm làm chủ tư duy, nâng cao trình độ lý luận cho con người.
Nếu Ph.Bêcơn cho rằng, cơ sở của chân lý là cảm tính, và để nhận thức đúng cần phải tẩy rửa các ảo tưởng thì Đềcáctơ chủ trương rằng, cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng cần phải nghi ngờ phổ biến, tức nghi ngờ mang tính phương pháp luận để không mắc sai lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận thức. Ông cho rằng, để đạt chân lý chúng ta cần phải biết nghi ngờ mọi cái kể cả cái mà người đời cho là chân lý. Với nguyên tắc nghi ngờ trên, Đềcáctơ đề cao tư duy, lý tính và coi thường kinh nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức; vì vậy, ông đã đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý thời cận đại. Theo ông, mọi cái tồn tại chỉ có thể trở thành chân lý khi chúng được đưa ra phán xét dưới “tòa án” của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của chính mình. Nghi ngờ phổ biến, vì vậy là cơ sở phương pháp luận của triết học Đềcáctơ.
Quan điểm duy lý này của Đềcáctơ có ý nghĩa tích cực trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều, chống lại lòng tin vô căn cứ. Tuy nhiên, cũng giống như Ph.Bêcơn, người chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức – mặt cảm tính (phương pháp siêu hình kinh nghiệm); thì Đềcáctơ cũng chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức – mặt lý tính; do đó cơ sở phương pháp luận này cũng mang tính siêu hình, phiếm diện (phương pháp siêu hình tư biện).
+ “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”: Dù dựa trên nguyên tắc nghi ngờ phổ biến, nhưng Đềcáctơ không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà là bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình – nguyên lý “tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”.
Để luận chứng cho nguyên lý này, ông lý luận như sau: Dù tôi nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính mình, bởi vì, nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ được. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, là tư duy, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại. Tôi tồn tại với cương vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là có thật. Nó có sự tồn tại, và sự tồn tại đó là không thể nghi ngờ và cũng không thể bác bỏ được.
Đối với Đềcáctơ, sự tồn tại của suy nghĩ là một chân lý, nhưng sự tồn tại của cơ thể (thể xác) thì chưa thể là chân lý được, bởi vì nó còn có thể bị nghi ngờ. Sở dĩ như vậy là do chúng ta biết cơ thể qua cảm giác, mà cảm giác thì không đáng tin cậy. Để chứng minh sự tồn tại thật sự (chân lý) của thể xác cần phải dựa vào sự tồn tại của Thượng đế.
Dựa trên nguyên lý cơ bản “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”, ông xây dựng hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông, siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính.
+ Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người: Nội dung chủ yếu trong lý luận về Thượng đế là các chứng minh của ông về sự tồn tại của Thượng đế. Theo ông, Thượng đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về Thượng đế. Hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong nó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con người… Vạn vật trong giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực thể tồn tại độc lập nhau. Đó là thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết suy nghĩ, tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng…, và thực thể vật chất phi tinh thần với quãng tính, tạo thành các sự vật có thể đo được theo các đặc tính không gian, thời gian. Riêng con người là một sự vật đặc biệt được tạo thành từ hai thực thể trên, nó vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ thể khả tử. Là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là bậc thang trung gian giữa Thượng đế và Hư vô, nên con người vừa cao siêu không mắc sai lầm vừa thấp hèn có thể mắc sai lầm.
+ Lý luận về linh hồn, nhận thức và các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: Theo Đềcáctơ:
- Linh hồn con người không chỉ bao gồm lý trí mà còn có cả ý chí nữa. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn. Ý chí mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết (khẳng định hay phủ định), khả năng tự do giải quyết. Chính do khả năng to lớn của mình mà ý chí có thể dắt dẫn linh hồn sa vào sai lầm, nhầm lẫn. Hoạt động bản chất của linh hồn con người là nghi ngờ, tức suy nghĩ, tư duy. Bản thân việc nghi ngờ là dấu hiệu không hoàn thiện vươn tới sự hoàn thiện. Do bắt nguồn từ Thượng đế mà trong linh hồn con người có chứa sẵn một số tư tưởng hoàn thiện mang tính bẩm sinh luôn đúng đắn, được sản sinh ra cùng lúc với sự sinh ra Tôi. Ngoài ra, trong linh hồn con người còn có một số tư tưởng khác không hoàn thiện có thể sai lầm. Đó là các tư tưởng được linh hồn tự nghĩ ra, hay các tư tưởng được du nhập từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc với thế giới xung quanh.
Khi xuất phát từ quan niệm cho rằng, hoạt động bản chất của linh hồn là nhận thức, và mọi chân lý đều bắt nguồn từ linh hồn lý tính (trí tuệ), Đềcáctơ cho rằng, nhận thức là quá trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh (các nguyên lý, quy luật của lôgích hay của toán học…) chứa đựng trong mình và sử dụng chúng để tiếp cận thế giới. Còn trực giác - năng lực linh cảm của linh hồn lý tính mang lại những ý niệm rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên là hình thức nhận thức tối cao khám phá ra các tư tưởng bẩm sinh đó. Ông coi lý trí khúc chiết chỉ nhận thức được chân lý khi nó dựa vào trực giác như là điểm khởi đầu và là hình thức hoạt động trí tuệ cao nhất của mình để suy nghĩ một cách rõ ràng, rành mạch, những tư tưởng trong nó và do nó tự sinh ra, hay nắm lấy tư tưởng về các sự vật có thể khẳng định hay phủ định. Bản thân lý trí khúc chiết tự nó không khẳng định hay phủ định điều gì cả, nên nó không bao giờ mắc sai lầm.
- Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: Theo Đềcáctơ, một linh hồn vĩ đại cũng có thể sản sinh ra những điều nhảm nhí, nếu nó không biết dựa vào một phương pháp luận đáng tin cậy. Vì vậy, nhiệm vụ của siêu hình học là xây dựng các nguyên tắc mang tính phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính, giúp hoàn thiện trí tuệ - năng lực tư duy, đồng thời cũng là để giúp cho các ngành khoa học khám phá ra chân lý.
Theo ông, có 4 nguyên tắc phương pháp luận nhận thức như thế là:
Một là, chỉ coi là chân lý những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút nghi ngờ nào cả (nhờ vào trực giác).
Hai là, phải phân chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu.
Ba là, quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản, sơ đẳng nhất dần dần đến những điều phức tạp hơn.
Bốn là, phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì trong quá trình nhận thức.Tóm lại, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực trực giác của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong nó. Sau đó, linh hồn lý tính sử dụng hiệu quả tư duy phân tích một cách toàn diện và phép suy diễn hợp lý (diễn dịch toán học) để xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết; đồng thời, qua đó mà hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát triển chủ nghĩa duy lý.
b) Khoa học
Nếu trong lĩnh vực siêu hình học, Đềcáctơ là nhà nhị nguyên luận ngã sang hướng duy tâm, thì trong lĩnh vực khoa học, mà trước hết là vật lý học ông bộc lộ thế giới quan duy vật siêu hình - máy móc của mình. Tuy nhiên, có chỗ ông bộc lộ nhiều quan điểm biện chứng vượt trước thời đại.
+ Trong lĩnh vực vật lý học, Đềcáctơ xây dựng lý luận về vật chất và vận động. Vật chất bao gồm các hạt nhỏ, mịn có thể được phân chia đến vô cùng tận. Bản chất của vật chất là quãng tính; hay quãng tính là thuộc tính của thực thể vật chất. Không gian, thời gian và vận động là những thuộc tính gắn liền với những vật thể vật chất. Không có không gian trống rỗng. Vận động của vật thể có nguồn gốc sâu xa từ cái hích ban đầu của Thượng đế; sau đó, vận động của các vật thể không thể được sinh ra, không thể bị tiêu diệt (bảo toàn). Vận động của vật thể là vận động cơ giới, nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật thể trong không gian, theo thời gian dưới sự chi phối bởi các định luật cơ học.
Dựa trên quan niệm này, Đềcáctơ xây dựng mô hình vũ trụ. Nhờ vào cái hích đầu tiên của Thượng đế, thế giới có được một xung lượng ban đầu. Xung lượng này đưa vật chất đồng nhất nguyên thủy – ête vào trạng thái chuyển động xoáy, dẫn tới sự hình thành các hạt vật chất lớn dần. Đó là những hạt lửa bao trùm toàn bộ vũ trụ, những hạt không khí…, rồi những hạt đất to nhất tạo thành các hành tinh và các vật cứng khác. Xung lượng này luôn được bảo toàn trong quá trình vận động của vũ trụ.
+ Trong lĩnh vực sinh học, Đềcáctơ phát triển tư tưởng duy vật máy móc về sự phụ thuộc của tinh thần (tâm lý) vào cơ cấu vật chất, vào trạng thái của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó, ông khẳng định sự hình thành và phát triển của giới thực vật và giới động vật là quá trình hoàn toàn tự nhiên không có sự can thiệp của Thượng đế. Ông là người khám phá ra cơ chế phản xạ, và coi mọi cơ thể sinh vật đều là các cổ máy có lắp đặt một cơ chế phản xạ. Sự hoạt động của cổ máy này sinh ra linh hồn thực vật và linh hồn động vật khả tử. Tuy nhiên, theo Đềcáctơ, con người là một cổ máy – hệ thống có gắn liền với linh hồn lý tính bất tử. Sở dĩ như vậy là vì, cơ thể con người có cấu trúc rất phức tạp, và hoàn thiện hơn so với cơ thể động vật thông thường. Mặc dù, trong lĩnh vực siêu hình học, Đềcáctơ chỉ coi cơ thể là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn để linh hồn thực hiện hoạt động bản chất của mình là nhận thức, nhưng trong lĩnh vực khoa học, do tiếp cận được quan điểm duy vật, nên ông đã coi cơ thể của con người là khí quan vật chất, còn linh hồn là chức năng hoạt động của cơ thể con người. Với quan điểm duy vật và khoa học này, Đềcáctơ rất kỳ vọng vào y học trong việc cải tạo thể xác và đời sống tinh thần của con người.
- Trong lĩnh vực toán học, Đềcáctơ có những tư tưởng biện chứng vượt trước thời đại. Ông đã sửa đổi lại đại số, dùng hình chỉ số và dùng số chỉ hình; dùng chữ để chỉ những đại lượng biến thiên (x, y, z…), và đưa các đại lượng biến thiên vào trong toán học bên cạnh những đại lượng không đổi (a, b, c…). Từ đó, xuất hiện hình học giải tích, hàm số và phương pháp đồ thị… Với ý tưởng biện chứng này, Đềcáctơ đã đặt nền móng cho toán học hiện đại. Đối với ông, toán học là khoa học chính xác, rõ ràng, rành mạch nhất. Phương pháp diễn dịch toán học là phương pháp chung để thu được tri thức đúng đắn; bởi vì nó là phương pháp thể hiện rõ 4 nguyên tắc phương pháp luận nhận thức mà trí tuệ phải tuân theo để đạt chân lý.
Từ những tìm hiểu trên chúng ta thấy Đềcáctơ không chỉ là người khôi phục lại mà còn đưa truyền thống duy lý Phương Tây lên đỉnh cao. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý thuyết. Lịch sử triết học, khoa học và văn minh tinh thần của phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông.
Hi vọng với bài viết trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về triết học. Chúc bạn có một quá trình học triết thật tốt !
(René Descartes)
a) Siêu hình học: Trong Siêu hình học của Đềcáctơ nổi bật bởi những tư tưởng sau:
+ “Nghi ngờ phổ biến”: Cũng như Ph.Bêcơn, Đềcáctơ đòi hỏi phải xây dựng lại cơ sở cho triết học mới. Triết học được ông hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng, triết học là tổng thể tri thức của con người về tự nhiên và xã hội; còn theo nghĩa hẹp, triết học chính là siêu hình học - cơ sở thế giới quan của con người. Ông so sánh toàn bộ tri thức của nhân loại như một cây cổ thụ, mà trong đó, gốc rễ là siêu hình học, thân là vật lý học, cành nhánh là các ngành khoa học khác. Đềcáctơ luôn luôn đề cao triết học. Theo ông, triết học là cách thức tốt nhất để bộc lộ sự thông thái của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của chính mình; mức độ phát triển của triết học thể hiện trình độ văn minh của một dân tộc; dân tộc nào văn minh và có học thức cao hơn nhất định phải là dân tộc có một nền triết lý - công cụ lý luận tốt hơn. Theo Đềcáctơ, triết học phải bàn về khả năng và phương pháp đạt được tri thức đúng đắn, vì vậy, nhiệm vụ của nó trước hết phải là khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, và sau đó là xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng để giúp cho các ngành khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho con người. Như vậy, Đềcáctơ đã tự đặt cho mình nhiệm vụ là phải xây dựng một triết học mới – triết học gắn liền với khoa học nhằm làm chủ tư duy, nâng cao trình độ lý luận cho con người.
Nếu Ph.Bêcơn cho rằng, cơ sở của chân lý là cảm tính, và để nhận thức đúng cần phải tẩy rửa các ảo tưởng thì Đềcáctơ chủ trương rằng, cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng cần phải nghi ngờ phổ biến, tức nghi ngờ mang tính phương pháp luận để không mắc sai lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận thức. Ông cho rằng, để đạt chân lý chúng ta cần phải biết nghi ngờ mọi cái kể cả cái mà người đời cho là chân lý. Với nguyên tắc nghi ngờ trên, Đềcáctơ đề cao tư duy, lý tính và coi thường kinh nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức; vì vậy, ông đã đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý thời cận đại. Theo ông, mọi cái tồn tại chỉ có thể trở thành chân lý khi chúng được đưa ra phán xét dưới “tòa án” của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của chính mình. Nghi ngờ phổ biến, vì vậy là cơ sở phương pháp luận của triết học Đềcáctơ.
Quan điểm duy lý này của Đềcáctơ có ý nghĩa tích cực trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều, chống lại lòng tin vô căn cứ. Tuy nhiên, cũng giống như Ph.Bêcơn, người chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức – mặt cảm tính (phương pháp siêu hình kinh nghiệm); thì Đềcáctơ cũng chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức – mặt lý tính; do đó cơ sở phương pháp luận này cũng mang tính siêu hình, phiếm diện (phương pháp siêu hình tư biện).
+ “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”: Dù dựa trên nguyên tắc nghi ngờ phổ biến, nhưng Đềcáctơ không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà là bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình – nguyên lý “tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”.
Để luận chứng cho nguyên lý này, ông lý luận như sau: Dù tôi nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính mình, bởi vì, nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ được. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, là tư duy, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại. Tôi tồn tại với cương vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là có thật. Nó có sự tồn tại, và sự tồn tại đó là không thể nghi ngờ và cũng không thể bác bỏ được.
Đối với Đềcáctơ, sự tồn tại của suy nghĩ là một chân lý, nhưng sự tồn tại của cơ thể (thể xác) thì chưa thể là chân lý được, bởi vì nó còn có thể bị nghi ngờ. Sở dĩ như vậy là do chúng ta biết cơ thể qua cảm giác, mà cảm giác thì không đáng tin cậy. Để chứng minh sự tồn tại thật sự (chân lý) của thể xác cần phải dựa vào sự tồn tại của Thượng đế.
Dựa trên nguyên lý cơ bản “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”, ông xây dựng hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông, siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính.
+ Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người: Nội dung chủ yếu trong lý luận về Thượng đế là các chứng minh của ông về sự tồn tại của Thượng đế. Theo ông, Thượng đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về Thượng đế. Hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong nó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con người… Vạn vật trong giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực thể tồn tại độc lập nhau. Đó là thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết suy nghĩ, tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng…, và thực thể vật chất phi tinh thần với quãng tính, tạo thành các sự vật có thể đo được theo các đặc tính không gian, thời gian. Riêng con người là một sự vật đặc biệt được tạo thành từ hai thực thể trên, nó vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ thể khả tử. Là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là bậc thang trung gian giữa Thượng đế và Hư vô, nên con người vừa cao siêu không mắc sai lầm vừa thấp hèn có thể mắc sai lầm.
+ Lý luận về linh hồn, nhận thức và các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: Theo Đềcáctơ:
- Linh hồn con người không chỉ bao gồm lý trí mà còn có cả ý chí nữa. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn. Ý chí mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết (khẳng định hay phủ định), khả năng tự do giải quyết. Chính do khả năng to lớn của mình mà ý chí có thể dắt dẫn linh hồn sa vào sai lầm, nhầm lẫn. Hoạt động bản chất của linh hồn con người là nghi ngờ, tức suy nghĩ, tư duy. Bản thân việc nghi ngờ là dấu hiệu không hoàn thiện vươn tới sự hoàn thiện. Do bắt nguồn từ Thượng đế mà trong linh hồn con người có chứa sẵn một số tư tưởng hoàn thiện mang tính bẩm sinh luôn đúng đắn, được sản sinh ra cùng lúc với sự sinh ra Tôi. Ngoài ra, trong linh hồn con người còn có một số tư tưởng khác không hoàn thiện có thể sai lầm. Đó là các tư tưởng được linh hồn tự nghĩ ra, hay các tư tưởng được du nhập từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc với thế giới xung quanh.
Khi xuất phát từ quan niệm cho rằng, hoạt động bản chất của linh hồn là nhận thức, và mọi chân lý đều bắt nguồn từ linh hồn lý tính (trí tuệ), Đềcáctơ cho rằng, nhận thức là quá trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh (các nguyên lý, quy luật của lôgích hay của toán học…) chứa đựng trong mình và sử dụng chúng để tiếp cận thế giới. Còn trực giác - năng lực linh cảm của linh hồn lý tính mang lại những ý niệm rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên là hình thức nhận thức tối cao khám phá ra các tư tưởng bẩm sinh đó. Ông coi lý trí khúc chiết chỉ nhận thức được chân lý khi nó dựa vào trực giác như là điểm khởi đầu và là hình thức hoạt động trí tuệ cao nhất của mình để suy nghĩ một cách rõ ràng, rành mạch, những tư tưởng trong nó và do nó tự sinh ra, hay nắm lấy tư tưởng về các sự vật có thể khẳng định hay phủ định. Bản thân lý trí khúc chiết tự nó không khẳng định hay phủ định điều gì cả, nên nó không bao giờ mắc sai lầm.
- Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: Theo Đềcáctơ, một linh hồn vĩ đại cũng có thể sản sinh ra những điều nhảm nhí, nếu nó không biết dựa vào một phương pháp luận đáng tin cậy. Vì vậy, nhiệm vụ của siêu hình học là xây dựng các nguyên tắc mang tính phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính, giúp hoàn thiện trí tuệ - năng lực tư duy, đồng thời cũng là để giúp cho các ngành khoa học khám phá ra chân lý.
Theo ông, có 4 nguyên tắc phương pháp luận nhận thức như thế là:
Một là, chỉ coi là chân lý những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút nghi ngờ nào cả (nhờ vào trực giác).
Hai là, phải phân chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu.
Ba là, quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản, sơ đẳng nhất dần dần đến những điều phức tạp hơn.
Bốn là, phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì trong quá trình nhận thức.Tóm lại, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực trực giác của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong nó. Sau đó, linh hồn lý tính sử dụng hiệu quả tư duy phân tích một cách toàn diện và phép suy diễn hợp lý (diễn dịch toán học) để xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết; đồng thời, qua đó mà hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát triển chủ nghĩa duy lý.
b) Khoa học
Nếu trong lĩnh vực siêu hình học, Đềcáctơ là nhà nhị nguyên luận ngã sang hướng duy tâm, thì trong lĩnh vực khoa học, mà trước hết là vật lý học ông bộc lộ thế giới quan duy vật siêu hình - máy móc của mình. Tuy nhiên, có chỗ ông bộc lộ nhiều quan điểm biện chứng vượt trước thời đại.
+ Trong lĩnh vực vật lý học, Đềcáctơ xây dựng lý luận về vật chất và vận động. Vật chất bao gồm các hạt nhỏ, mịn có thể được phân chia đến vô cùng tận. Bản chất của vật chất là quãng tính; hay quãng tính là thuộc tính của thực thể vật chất. Không gian, thời gian và vận động là những thuộc tính gắn liền với những vật thể vật chất. Không có không gian trống rỗng. Vận động của vật thể có nguồn gốc sâu xa từ cái hích ban đầu của Thượng đế; sau đó, vận động của các vật thể không thể được sinh ra, không thể bị tiêu diệt (bảo toàn). Vận động của vật thể là vận động cơ giới, nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật thể trong không gian, theo thời gian dưới sự chi phối bởi các định luật cơ học.
Dựa trên quan niệm này, Đềcáctơ xây dựng mô hình vũ trụ. Nhờ vào cái hích đầu tiên của Thượng đế, thế giới có được một xung lượng ban đầu. Xung lượng này đưa vật chất đồng nhất nguyên thủy – ête vào trạng thái chuyển động xoáy, dẫn tới sự hình thành các hạt vật chất lớn dần. Đó là những hạt lửa bao trùm toàn bộ vũ trụ, những hạt không khí…, rồi những hạt đất to nhất tạo thành các hành tinh và các vật cứng khác. Xung lượng này luôn được bảo toàn trong quá trình vận động của vũ trụ.
+ Trong lĩnh vực sinh học, Đềcáctơ phát triển tư tưởng duy vật máy móc về sự phụ thuộc của tinh thần (tâm lý) vào cơ cấu vật chất, vào trạng thái của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó, ông khẳng định sự hình thành và phát triển của giới thực vật và giới động vật là quá trình hoàn toàn tự nhiên không có sự can thiệp của Thượng đế. Ông là người khám phá ra cơ chế phản xạ, và coi mọi cơ thể sinh vật đều là các cổ máy có lắp đặt một cơ chế phản xạ. Sự hoạt động của cổ máy này sinh ra linh hồn thực vật và linh hồn động vật khả tử. Tuy nhiên, theo Đềcáctơ, con người là một cổ máy – hệ thống có gắn liền với linh hồn lý tính bất tử. Sở dĩ như vậy là vì, cơ thể con người có cấu trúc rất phức tạp, và hoàn thiện hơn so với cơ thể động vật thông thường. Mặc dù, trong lĩnh vực siêu hình học, Đềcáctơ chỉ coi cơ thể là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn để linh hồn thực hiện hoạt động bản chất của mình là nhận thức, nhưng trong lĩnh vực khoa học, do tiếp cận được quan điểm duy vật, nên ông đã coi cơ thể của con người là khí quan vật chất, còn linh hồn là chức năng hoạt động của cơ thể con người. Với quan điểm duy vật và khoa học này, Đềcáctơ rất kỳ vọng vào y học trong việc cải tạo thể xác và đời sống tinh thần của con người.
- Trong lĩnh vực toán học, Đềcáctơ có những tư tưởng biện chứng vượt trước thời đại. Ông đã sửa đổi lại đại số, dùng hình chỉ số và dùng số chỉ hình; dùng chữ để chỉ những đại lượng biến thiên (x, y, z…), và đưa các đại lượng biến thiên vào trong toán học bên cạnh những đại lượng không đổi (a, b, c…). Từ đó, xuất hiện hình học giải tích, hàm số và phương pháp đồ thị… Với ý tưởng biện chứng này, Đềcáctơ đã đặt nền móng cho toán học hiện đại. Đối với ông, toán học là khoa học chính xác, rõ ràng, rành mạch nhất. Phương pháp diễn dịch toán học là phương pháp chung để thu được tri thức đúng đắn; bởi vì nó là phương pháp thể hiện rõ 4 nguyên tắc phương pháp luận nhận thức mà trí tuệ phải tuân theo để đạt chân lý.
Từ những tìm hiểu trên chúng ta thấy Đềcáctơ không chỉ là người khôi phục lại mà còn đưa truyền thống duy lý Phương Tây lên đỉnh cao. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý thuyết. Lịch sử triết học, khoa học và văn minh tinh thần của phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông.
Hi vọng với bài viết trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về triết học. Chúc bạn có một quá trình học triết thật tốt !
Sửa lần cuối: