Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Uỷ ban Nobel Nauy đã chính thức trao giải Nobel Hoà bình 2009 cho Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh telegraph)
Theo đánh giá của uỷ ban, ông Obama giành giải vì “những nỗ lực to lớn trong việc thúc đẩy ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc".
Giải Nobel Hoà bình năm nay đạt mức kỷ lục khi có 205 ứng viên (trong đó có cả Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Pháp Sarkozy). Người thắng cuộc được năm thành viên uỷ ban chọn lựa. Phần thưởng bao gồm một huy chương, bằng chứng nhận và số tiền thưởng trị giá 1,4 triệu USD.
"Obama thu hút sự chú ý của thế giới và mang lại cho mọi người hy vọng về một tương lai tốt hơn”, đại diện uỷ ban Nobel Nauy phát biểu trong lúc công bố giải thưởng.
"Chính sách ngoại giao của ông được xây dựng theo khái niệm người dẫn dắt thế giới phải làm việc trên cơ sở các giá trị và quan điểm được phần lớn cộng đồng dân cư thế giới chia sẻ”, uỷ ban Nobel Hoà bình nhấn mạnh.
Theo đánh giá của uỷ ban, Tổng thống Mỹ nhận giải năm nay là bởi nỗ lực tiếp cận xa hơn với thế giới Hồi giáo và kiềm chế phổ biến vũ khí hạt nhân.
Quyết định chọn lựa ông Obama trong số hàng trăm ứng viên giải Nobel Hoà bình đã gây bất ngờ cho các nhà quan sát vì Tổng thống Mỹ nắm giữ nhiệm sở chưa đầy hai tuần trước hạn chót lên danh sách ứng viên ngày 1/2.
Cái tên Obama từng được đề cập trong những dự đoán người thắng giải, nhưng rất nhiều nhà quan sát Nobel tin rằng, còn quá sớm để trao giải cho Tổng thống Mỹ. "Rất hiếm có nhân vật nào có tầm ảnh hưởng như ông Obama”, uỷ ban tuyên bố. Các thành viên uỷ ban khẳng định, họ bị thu hút bởi tầm nhìn đặc biệt quan trọng của Obama và bởi nỗ lực vì một thế giới không vũ khí hạt nhân.
"Obama là vị tổng thống tạo ra một môi trường mới cho chính trị quốc tế. Ngoại giao đa phương trở lại vị trí trung tâm, với tầm quan trọng của LHQ và các tổ chức quốc tế khác được thể hiện”, uỷ ban cho biết.
Theodore Roosevelt giành giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1906 và Woodrow Wilson nhận giải năm 1919. Cựu Tổng thống Jimmy Carter thắng giải năm 2002 trong khi cựu phó Tổng thống Mỹ Al Gore đã chia sẻ giải thưởng năm 2007 với Uỷ ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc.
Trong di chúc năm 1895, Alfred Nobel có nguyện vọng, giải Nobel Hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình".
Giải Nobel Hòa bình là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Trong khi phần lớn các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định, thì người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra.
Năm ngoái, giải Nobel Hòa bình đã được trao cho nhà trung gian hòa giải người Phần Lan, cựu tổng thống Martti Ahtisaari.
Nguồn :VNN
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh telegraph)
Theo đánh giá của uỷ ban, ông Obama giành giải vì “những nỗ lực to lớn trong việc thúc đẩy ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc".
Giải Nobel Hoà bình năm nay đạt mức kỷ lục khi có 205 ứng viên (trong đó có cả Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Pháp Sarkozy). Người thắng cuộc được năm thành viên uỷ ban chọn lựa. Phần thưởng bao gồm một huy chương, bằng chứng nhận và số tiền thưởng trị giá 1,4 triệu USD.
"Obama thu hút sự chú ý của thế giới và mang lại cho mọi người hy vọng về một tương lai tốt hơn”, đại diện uỷ ban Nobel Nauy phát biểu trong lúc công bố giải thưởng.
"Chính sách ngoại giao của ông được xây dựng theo khái niệm người dẫn dắt thế giới phải làm việc trên cơ sở các giá trị và quan điểm được phần lớn cộng đồng dân cư thế giới chia sẻ”, uỷ ban Nobel Hoà bình nhấn mạnh.
Theo đánh giá của uỷ ban, Tổng thống Mỹ nhận giải năm nay là bởi nỗ lực tiếp cận xa hơn với thế giới Hồi giáo và kiềm chế phổ biến vũ khí hạt nhân.
Quyết định chọn lựa ông Obama trong số hàng trăm ứng viên giải Nobel Hoà bình đã gây bất ngờ cho các nhà quan sát vì Tổng thống Mỹ nắm giữ nhiệm sở chưa đầy hai tuần trước hạn chót lên danh sách ứng viên ngày 1/2.
Cái tên Obama từng được đề cập trong những dự đoán người thắng giải, nhưng rất nhiều nhà quan sát Nobel tin rằng, còn quá sớm để trao giải cho Tổng thống Mỹ. "Rất hiếm có nhân vật nào có tầm ảnh hưởng như ông Obama”, uỷ ban tuyên bố. Các thành viên uỷ ban khẳng định, họ bị thu hút bởi tầm nhìn đặc biệt quan trọng của Obama và bởi nỗ lực vì một thế giới không vũ khí hạt nhân.
"Obama là vị tổng thống tạo ra một môi trường mới cho chính trị quốc tế. Ngoại giao đa phương trở lại vị trí trung tâm, với tầm quan trọng của LHQ và các tổ chức quốc tế khác được thể hiện”, uỷ ban cho biết.
Theodore Roosevelt giành giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1906 và Woodrow Wilson nhận giải năm 1919. Cựu Tổng thống Jimmy Carter thắng giải năm 2002 trong khi cựu phó Tổng thống Mỹ Al Gore đã chia sẻ giải thưởng năm 2007 với Uỷ ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc.
Trong di chúc năm 1895, Alfred Nobel có nguyện vọng, giải Nobel Hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình".
Giải Nobel Hòa bình là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Trong khi phần lớn các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định, thì người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra.
Năm ngoái, giải Nobel Hòa bình đã được trao cho nhà trung gian hòa giải người Phần Lan, cựu tổng thống Martti Ahtisaari.
Nguồn :VNN