NLXH: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

hahacircus

New member
Xu
0
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức


Nghị luận: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Anh chị nhận thức thế nào về quan điểm trên?

.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Dàn ý cụ thể

Mb:

Đất nước ta đang trên đà CHN - HĐH đất nước. CNH-HĐH là động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh-quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Trước đây, nước Anh thực hiện CNH đầu tiên, phải mất 120 năm; nước Mỹ đi sau, chỉ mất 90 năm; sau nữa là Nhật Bản xuống còn 70 năm; và các nước công nghiệp mới (NICs) có hơn 30 năm. Việt Nam thực thực hiện quá trình này trong bối cảnh loài người đang bắt đầu chuyển sang phát triển kinh tế tri thức (KTTT), với sự bùng nổ của tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ gen, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới... đúng như tiên đoán của C. Mác và Ph. Ăng-ghen từ giữa thế kỷ XIX: ''Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp''. Đây chính là cơ hội lịch sử hiếm hoi mà thời đại tạo ra để các nước đi sau như Việt Nam rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước. Việc chuyển nền kinh nước ta sang hướng phát triển dựa vào tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết không thể trì hoãn. Phát triển tri thức gắn vs CHN - HĐH là vô cùng quan trọng để đất nước ta không tụt dậu lại so với thế giới thêm nữa.

TB

- Trước hết chúng ta cần hiểu về khác niệm Kinh tế tri thức?


Năm 2000, APEC cũng quan niệm: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.

Dù còn có những định nghĩa khác nhau, song khi nói tới nền KTTT có thể nhận diện thông qua những đặc trưng chủ yếu sau:

+ Khác với nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, chủ thể chính là nông dân với phẩm chất cần cù, chịu khó trong việc sử dụng các công cụ thủ công “cày chìa vôi” để sản xuất; nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân thành thạo trong thao tác các công cụ cơ khí, thì nền KTTT với chủ thể là công nhân trí thức với phẩm chất sáng tạo trong sử dụng có hiệu quả tri thức và công nghệ cho phát triển kinh tế, quản lý xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Họat động chủ yếu nhất trong nền kinh tế tri thức là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị. Tri thức đã trở thành nguồn lực hàng đầu, mà giá trị của nó chiếm tỷ trọng cao, nhiều khi chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong sản phẩm. Với nền KTTT, nhân tài trí thức được coi trọng, quyền sở hữu trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng. Tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn, quan trọng hơn cả tài nguyên, sức lao động. Lực lượng sản xuất từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên chuyển dần sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người.

+ Nền KTTT phát huy tối đa năng lực sáng tạo của con người trong vận dụng tri thức và sáng tạo ra trí thức mới, biến tri thức thành của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và phát triển xã hội một cách nhanh chóng. Bởi vậy, vòng đời của một sản phẩm, một công nghệ từ lúc nảy sinh, phát triển, chín muồi đến tiêu vong ngày càng rút ngắn; trước đây vòng đời công nghệ tính bằng nhiều thập kỷ, ngày nay tính bằng năm, thậm chí tính bằng tháng. Tốc độ đổi mới công nghệ rất nhanh chóng.

- Khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển tri thức:

Ở nước ta, sau 25 năm đổi mới, với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng khá; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy vậy, kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước. Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên và lao động, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể; chưa khơi dậy và phát huy tối đa năng lực sang tạo của con người; nền kinh tế còn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển không bền vững, đặc biệt đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước khác.

Bởi vậy, để tiếp tục đưa đất nước phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, việc chuyển nền kinh tế sang hướng phát triển dựa vào tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn. Bỏ lỡ thời cơ lớn Việt Nam sẽ tụt hậu xã hơn và đó là hiểm họa của dân tộc.

- Chúng ta đã đang làm gì? Định hướng như thế nào?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta có được sự lựa chọn rộng rãi để tăng nhanh hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm. Chúng ta cần phải đẩy mạnh việc sử dụng những tri thức mới của nhân loại bằng nhiều hình thức khác nhau, như nhập khẩu trực tiếp công nghệ; nhập khẩu công nghệ gián tiếp qua thu hút đầu tư; mua bằng sáng chế hay mời chuyên gia nước ngoài vào làm việc. Nhưng điều quan trọng hơn, ngoài phần nhập khẩu công nghệ cứng như nói ở trên, cần chủ động học hỏi và nhập khẩu những công nghệ mềm như công nghệ quản lý, kinh nghiệm sử dụng nhân tài, đổi mới thể chế kinh tế... và đổi cách cải tiến để thích nghi với điểu kiện nước ta. Công nghệ và tri thức của nhân loại sau một thời gian luôn bị thay thế bởi công nghệ và tri thức mới, do đó việc tiếp cận với chúng là liên tục và không có điểm dừng. Đây là điều kiện để chúng ta rút ngắn quá trình CNH-HĐH gắn với việc vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế.

Như trên đã nói, chúng ta phải đồng thời lồng ghép 2 qua trình là CNH-HĐH và phát triển KTTT, do đó phải kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, với các đề xuất sau:

Một là, xây dựng 2 trung tâm quốc gia về công nghệ cao ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, lấy đây là đầu tàu, là mô hình tiêu biểu cho phát triển công nghệ của cả nước và là nơi thu hút, nuôi dưỡng công nghệ và tri thức mới của nhân loại.

Hai là, đẩy nhanh quá trình xây dựng thị trường khoa học-công nghệ theo hướng mọi tri thức, công nghệ đều được trao đổi, mua bán, chuyển giao thuận lợi trên thị trường, được nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh bình đẳng.

Ba là, sử dụng công cụ tín dụng và thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.

Bốn là, tạo môi trường thuận lợi để các tập đoàn xuyên quốc gia không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mà còn xây dựng cả cơ sở đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.

Năm là, khuyến khích du học sinh ra nước ngoài học tập và có chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút số du học sinh này về nước làm việc hay lập nghiệp.

Sáu là, cần có một chiến lược phát triển khoa học-công nghệ với những bước đi thích hợp. Ở giai đoạn đầu, hướng về sự tiếp cận, tiếp thu, chuyển giao công nghệ mới, trong đó ưu tiên xây dựng các khu công nghệ cao cấp vùng để thu hút công nghệ mới. Hình thành một số cơ sở nghiên cứu-ứng dụng đủ sức tiếp thu, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới gắn sản xuất kinh doanh. Giai đoạn tiếp theo sử dụng cơ chế tài chính khuyến khích đối tác nước ngoài hợp tác với cơ sở trong nước trong phát triển công nghệ mới. Trên nền tảng đó, tạo ra năng lực nghiên cứu nội sinh giúp các nhà khoa học và cơ sở sản xuất trong nước tiến tới vận dụng và làm chủ những công nghệ và tri thức mới của nhân loại.

- Thanh niên học sinh cần làm gì?

Chúng ta là lớp người kế cận, là tương lai của đất nước càng phải hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Không kho báu nào quý bằng tri thức, ai nắm giữ được tri thức- kẻ đó chiến thắng. Thanh niên chúng ta sẽ phải giúp thế hệ đi trước mình nắm giữ được khoa học - công nghệ mới nhất, hiện đại nhất, giúp đất nước đi tắt đón đầu công nghệ, phát triển kinh tế , đuổi kịp các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Do vậy, chúng ta không thể lơ là việc học tập, phát triển tri thức cho chính mình. Mỗi người cần trang bị cho mình hành trang vào đời bằng vốn kiến thức tiếp thu được từ nhà trường, gia đình, bạn bè, xã hội. Muốn vậy phải nỗ lực học tập rèn luyện. Ý thức được vai trò của mình, vị trí của mình. Không phải vì có chút thành tích mà tự kiêu. Nên nhớ rằng cái chúng ta có được rất ít ỏi và bé nhỏ, muốn bằng bạn bè thế giới cần nỗ lực hơn họ gấp trăm.

KB:

Khẳng định lại tầm quan trọng của việc phát triển tri thức trong công cuộc CNH - HĐH
Nêu quyết tâm của thanh niên..
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top