Những vấn đề lý thuyết vô cơ cần lưu ý

Bội Ngọc

New member
Xu
0
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÔ CƠ CẦN LƯU Ý
TRONG HÓA HỌC PHỔ THÔNG




1. Tính chất hóa học của một chất là do các thành phần cấu tạo nên nó gây ra.
Ví dụ: + \[(NH_4)_2CO_3\] là chất lưỡng tính, vì nó có ion \[NH_4^{+}\] thể hiện tính axit và ion \[CO_3^{2-}\] thể hiện tính baz.
+ \[NaOH\] là baz vì nó có ion \[OH^-\] có thể nhận proton.
+ \[HCl\] là axit vì nó có ion \[H^+\] có thể cho proton.

2. Không có kim loại lưỡng tính, chỉ có oxit và hidroxit của kim loại mới có tính lưỡng tính.
Ví dụ: + \[Al, Zn, Cr\] không phải là chất (có tính) lưỡng tính mà \[Al_2O_3, Al(OH)_3, ZnO, Zn(OH)_2, Cr_2O_3, Cr(OH)_3\] mới là các chất lưỡng tính.

3. Những chất tan rất ít trong nước được quy ước là không tan chứ không có chất nào không tan trong nước.


4. Chất điện ly mạnh là chất mà “phần tan của nó” trong nước điện ly hoàn toàn (100%). Khi xét một chất là điện ly mạnh hay yếu, chỉ xét đến phần tan trong nước của nó chứ không xét phần không tan.
Ví dụ: + \[BaSO_4\] là chất điện ly mạnh vì phần tan được của \[BaSO_4\] điện ly hoàn toàn thành \[Ba^{2+}\] và \[SO_4^{2-}.\]
+ \[CaCO_3\] là chất điện ly mạnh vì phần tan được của nó điện ly hoàn toàn thành \[Ca^{2+}\] và \[CO_3^{2-}.\]
+ \[HCl, NaOH, KNO_3, KHCO_3,..\] là chất điện ly mạnh.
+ \[HgCl_2, Hg(CN)_2, H_3PO_4, H_2CO_3,..\] là chất điện ly yếu.

5. Nhôm (Al) có phản ứng với nước ở điều kiện thường. Nhưng sản phẩm tạo ra là lớp hidroxit \[Al(OH)_3\] rất bền lập tức bám lên bề mặt nhôm, lớp hidroxit này không phản ứng với nước, ngăn chặn sự tiếp xúc của nhôm với nước làm ngưng phản ứng.
PTPƯ: \[2Al + 6H_2O \rightarrow 2Al(OH)_3 + 3H_2\]

6. \[Fe_3O_4\] không phải là hỗn hợp \[FeO\]\[Fe_2O_3\] mà là một chất riêng biệt thuộc nhóm feri từ \[(XO.Y_2O_3)\], có cấu trúc mạng tinh thể spinel. Để đơn giản hóa, người ta quy ước \[Fe_3O_4\] thành hỗn hợp \[FeO\] và \[Fe_2O_3.\]


7. Hóa trị bao gồm điện hóa trị (trong hợp chất liên kết ion) và cộng hóa trị (trong hợp chất liên kết cộng hóa trị), được viết là: 0, I, II, III, IV, V, VI, VII, VII.
Số oxi hóa chỉ được xét đến trong hợp chất liên kết ion, được viết là: …, -3, -2, -1, 0, +1, +2, +3,…

Ví dụ: + Hợp chất \[Al_2O_3\]: Al có hóa trị III & số oxi hóa +3, O có hóa trị II và số oxi hóa -2.

8. Bảng tính tan: Ký hiệu (-) là chất không tồn tại. Nhưng không có nghĩa phản ứng tạo ra chất đó không xảy ra.
Ví dụ: \[AgOH\] không tồn tại trong dung dịch, nhưng vẫn có phản ứng tạo ra nó như sau: \[AgNO_3 + NaOH \rightarrow AgOH + NaNO_3.\]
Tuy nhiên \[AgOH\] phân hủy ngay: \[2AgOH \rightarrow Ag_2O + H_2O.\]
PT tổng: \[2AgNO_3 + 2NaOH \rightarrow 2NaNO_3 + Ag_2O + H_2O.\]

9. Điện cực xảy ra quá trình oxi hóa (nhường e) gọi là điện cực Anot.
Điện cực xảy ra quá trình khử (nhận e) gọi là điện cực Catot.

Ví dụ: + Trong pin điện hóa: Điện cực “dương” xảy ra quá trình khử nên gọi là Catot (+). Điện cực “âm” xảy ra quá trình oxi hóa nên là điện cực Anot (-).
+ Trong điện phân dung dịch: Điện cực “dương” xảy ra quá trình oxi hóa nên là điện cực Anot (+). Điện cực “âm” xảy ra quá trình khử nên là Catot(-).

10. Phản ứng điện phân là phản ứng oxi hóa - khử. Nhưng khi xét một chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử hay không, thì không sử dụng đến phản ứng điện phân.
Ví dụ: \[NaCl\] là chất có tính khử vì ion \[Cl^-\] có số oxi hóa thấp nhất (-1) nên chỉ có thể nhường e để lên các số oxihóa cao hơn. Mặc dù có phản ứng điện phân nóng chảy: \[2NaCl \rightarrow 2Na + Cl_2.\]

(Còn nữa)


DIỄN ĐÀN HÓA HỌC PHỔ THÔNG - www.hoahocthpt.com
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top