Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Những tục cưới xin độc đáo ở Việt Nam
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 6151" data-attributes="member: 699"><p><strong><u>Lễ cưới của dân tộc M’nông Preh ở Tây Nguyên</u></strong></p><p></p><p>Lễ cưới của dân tộc M’nông Preh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc riêng biệt của người M’nông. Phong tục hôn nhân của người M’nông Preh gồm mấy bước: Lễ ngỏ lời, Lễ dạm hỏi, Lễ cưới. </p><p></p><p>Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, chàng tặng cô gái một cái lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tay để làm tin. Sau đó, chàng trai về thông báo với bố mẹ và xin ý kiến. Nếu đồng ý, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà gái. Lễ vật gồm : một con gà, một con dao và ống măng chua. Khi nhà gái bằng lòng, ông mối sẽ thay mặt nhà trai bàn bạc với nhà gái về Lễ dạm hỏi.</p><p></p><p> Đến ngày đã định, nhà trai cử một người già có uy tín cùng một số trai tráng khỏe mạnh mang lễ vật đến nhà gái. Tùy từng nơi, từng gia đình mà sính lễ khác nhau. Lễ chính gồm : một con trâu hoặc lợn, một gùi măng chua và da trâu mối, một ché rượu cần nhỏ. Nhà gái cử một vị cao tuổi nhận lễ vật rồi bày lên chiếc chiếu hoa ở giữa nhà để cúng Giàng xin làm Lễ dạm hỏi. Xong xuôi hai bên nhà trai, nhà gái mới tiến hành bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.</p><p></p><p> Lễ cưới sẽ được tổ chức ba ngày liền ở nhà gái. Hôn lễ được mở đầu bằng việc nhà gái đem biếu nhà trai mỗi người một bát gạo đầy, tượng trưng ý nguyện cầu mong cuộc sống họ luôn luôn no đủ. Mỗi bát gạo tương đương một ché rượu mà nhà trai tặng nhà gái. Ông mối sẽ đóng luôn vai trò người làm chủ hôn. Ông dẫn đôi uyên ương đến bên cột nhà chính. Hai người làm chứng đại diện cho hai họ cầm chiếc khăn buộc vào cột nhà. Chủ lễ cầm tay đôi vợ chồng trẻ nắm vào chiếc khăn, ý nói tình cảm hai người đã được buộc chặt, luôn gắn bó bên nhau. Sau đó chủ lễ dặn dò chú rễ, cô dâu về đạo vợ chồng và trách nhiệm của mỗi người đối với cha mẹ, gia đình họ hàng.</p><p></p><p> Tiếp sau đó là người làm chứng, họ xúc cho hai vợ chồng mỗi người ba muỗng cơm và cũng được đôi vợ chồng phúc đáp lại. Sau nghi thức này, ông mối đưa cần rượu để hai vợ chồng trẻ uống đầu tiên mở màn cho lễ uống rượu mừng ngày cưới. Những ché rượu được cột sẵn ở Cột buộc ché rượu theo hàng dọc giữa nhà. Mọi người cùng uống rượu, ca hát, nhảy múa theo nhịp cồng chiêng rộn rã suốt ngày đêm. Những người đến dự đám cưới mang theo rượu, thuốc lá, gạo nếp .. góp vào ngày vui của gia chủ. Lễ cưới còn là dịp để các chàng trai, cô gái tìm hiểu nhau. Sau lễ cưới còn có lễ rước rể vào ngày hôm sau. Cưới xong đôi vợ chồng trẻ phải ở trong nhà bảy ngày, không được ra khỏi nhà tránh gặp mặt người lạ. Hết thời gian kiêng cử, họ trở về nhà trai bảy ngày, sau đó về bên nhà gái ở trọn đời.</p><p style="text-align: center">----------------------------------------------------------------- </p><p></p><p><strong><u>"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen </u></strong></p><p></p><p>Người Thái có nhiều nhóm: Thái đen, Thái trắng, Man Thanh, Tày Mười, Tày Thanh... với dân số hơn 1 triệu người phân bố ở nhiều vùng đất nhưng nhiều nhất vẫn là ở vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An). Dân tộc Thái có vốn văn học cổ truyền quý báu với kho tàng thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… có nhiều điệu múa (khắp) độc đáo: xoè Thái, múa sạp. Văn hoá của người Thái rất phong phú thể hiện ở nhiều nghi lễ khác nhau như: cúng trời đất, cúng bản mường, nghi lễ cầu mùa, đám ma được gọi là lễ tiễn người chết về "mường trời", người dân tộc Thái ở nhà sàn, riêng người Thái đen làm nhà có hình mai rùa và được trang trí theo phong tục xưa. Nhưng tục búi tóc (tăng cẩu) lại chỉ phổ biến ở nhóm người Thái đen. Hôn nhân của người Thái đen là hôn nhân theo kiểu phụ hệ, nhưng từ trước tới nay, tập người này vẫn duy trì tục ở rể, gửi rể.</p><p></p><p> Khi chàng trai người Thái đen đến tuổi lấy vợ (trước đây là 13-14 tuổi), nay mười tám, đôi mươi sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý hoặc do bố mẹ "nhắm cho". Tiếp đến, nhà trai nhờ một ông Mối (tiếng Thái gọi là Phòlam) đến nhà cô gái để làm mối. Nếu được gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể.</p><p></p><p> Chọn ngày lành, tháng tốt, nhà trai chuẩn bị cho con trai một số sính lễ để đến ở rể. Lễ vật gồm: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái "Tôống bai" là cái đựng vía (khoắn) được làm bằng một sợ dây mây một đầu được cuộn xoắn lại (theo như lời người Thái đen cho biết thì vật này để cho vía chú rể trú ngụ ở đó). Ông Mối sẽ là người trực tiếp đưa chàng trai đến nhà cô gái. Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái để mọi thứ lên bàn thờ để báo cho tổ tiên biết nhà đã có chàng rể. Trong thời gian ở rể chàng trai được đối xử như một thành viên mới của gia đình.</p><p></p><p> Nhưng do phải có thời gian thử thách nên anh ta phải chăm chỉ, lao động cật lực, cùng ăn với cả gia đình vợ, chỉ có điều anh ta chưa được ngủ cùng cô gái, mà phải ngủ ở vị trí dành cho khách (người Thái gọi là khơi). Trong ngôi nhà sàn của người Thái, ngoài các buồng thông thường, ở hai phía đầu hồi còn có hai phần được sử dụng với từng mục đích khác nhau, một đầu là khan dùng để làm công việc bếp núc. Đây là phần đầu hồi ở phía sau, để nước và làm bếp, nơi này thường là chỗ sinh hoạt của phụ nữ. Khơi (trong tiếng Thái, khơi là rể, lục khơi là con rể) là phần đầu hồi nhà ở phía trước, phía cầu thang chính lên nhà. Đây là phần dùng để tiếp khách và nếu gia đình nào có chàng rể đang trong giai đoạn thử thách thì sẽ ngủ ở đây...</p><p></p><p> Sau thời gian ở rể có thể chỉ 3 tháng hoặc kéo dài cho đến khi chàng rể được nhà cô gái chấp nhận. Để đôi uyên ương được ngủ chung với nhau thì hai gia đình phải tiến hành làm lễ "tăng cẩu" (búi tóc), chính thức công nhận họ là vợ chồng. Búi tóc của người phụ nữ Thái đen từ thời điểm này được coi như là một dấu hiệu thông tin cho mọi người biết họ đã có chồng. Để làm lễ này, nhà trai lại phải mang tới nhà gái một số lễ vật. Theo tục lệ, lễ "Tăng cẩu" được thực hiện ở gian gần bếp, người ta chuẩn bị một chậu nước lá thơm. Đại diện phía nhà trai gội đầu, chải tóc và búi tóc cho cô dâu. Tóc được búi lên, cuộn lại bằng một dây xà tích bằng bạc và cài một chiếc trâm bạc giữ cho tóc không bị xổ ra. Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống rượu và hát đối đáp "khắp toóc". Nội dung của các bài khắp nói lên hoàn cảnh của mỗi nhà và những lời dặn dò đôi trai gái.</p><p></p><p> Sau lễ tăng cẩu, chàng trai và cô gái được ngủ chung với nhau, cũng từ đó cô gái phải luôn búi tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết họ đã có chồng. Về nguyên tắc, lễ cưới có thể được tổ chức bất kỳ lúc nào mà hai gia đình muốn, sau lễ "tăng cẩu".</p><p style="text-align: center">------------------------------------------------------------------ </p><p></p><p><strong><u>Cạy cửa ngủ thăm của người Dao Tiền </u></strong></p><p></p><p>Trên đất nước Việt Nam của chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Bạn đã từng nghe nói đến lễ bỏ mả (ở Tây Nguyên), Chợ tình (ở Khau Vai - Hà Giang)… Chúng tôi muốn giới thiệu với bạn một phong tục rất đặc trưng của người Dao Tiền ở vùng núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: tục "cạy cửa ngủ thăm". </p><p></p><p> Bản Cỏi, thuộc xã Xuân Sơn thuộc huyện vùng cao Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, nằm tựa lưng vào núi. Một bên giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), phía bên kia giáp với huyện Phù Yên (Sơn La). Bản Cỏi được bao quanh bởi suối và núi non hùng vĩ. Nơi đây tập trung các dân tộc Dao, Mường… sinh sống. Cả bản có 66 hộ dân với 350 nhân khẩu. </p><p></p><p> Theo sự giải thích của người dân nơi đây, "ngủ thăm" có nghĩa là con trai, con gái đến tuổi trưởng thành đều có thể "cạy cửa ngủ thăm" nhà nhau. Tuy nhiên, theo phong tục và quy định riêng của người Dao và người Mường từ bao đời nay, chỉ có con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, còn con trai người Dao không được lấy gái Mường. </p><p></p><p> Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm các công việc đồng áng, tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến để ngủ thăm. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà. Chàng trai có thể nằm xuống bên cạnh cô gái, cô gái sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ trò chuyện, tâm sự mà không được chạm vào người nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, cô gái có quyền quyết định cho chàng trai đó "ngủ thật" hay không. Nhưng trước khi đi đến "ngủ thật", cả hai đều phải thưa với bố mẹ để bố mẹ xem có hợp tuổi không. Nếu hợp tuổi, hai bên gia đình sẽ cho phép đôi bạn trẻ ngủ thật với nhau. </p><p></p><p> Khi thời gian ngủ thật bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu và bảo với chàng trai rằng: "Anh cứ về thôi!", như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối. Hoặc cũng có khi cô gái bảo: "Hôm qua, em nằm mơ thấy ác mộng", đó cũng là một cách từ chối… </p><p></p><p> Nếu bạn là người Kinh, bạn vẫn có thể "ngủ thăm" ở bất kỳ nhà một cô gái nào bạn thích, miễn là cô gái ấy chưa có ai đến ngủ thật; và phải nhớ là bạn không được làm một điều gì "thiếu trong sạch" khi muốn thử cái phong tục diễm tình nguyên sơ rất độc đáo này. Cũng có khi gặp phải trường hợp cô gái để cho hai người con trai đến ngủ thăm nằm ở hai bên mình. Phong tục của họ cho phép như thế! Trong trường hợp này, cả hai chàng trai cùng tâm sự với cô gái, ai nói giỏi hơn thì người đó thắng. </p><p></p><p> Cho đến thời điểm này, các hãng lữ hàng vẫn chưa có Tour đưa khách đến Bản Cỏi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều du khách tìm đến đây để khám phá thiên nhiên hoang sơ, những phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc "có một không hai" này. Để đến được Bản Cỏi, bạn có thể mua vé xe tuyến Hà Nội - Thanh Sơn (Phú Thọ) ở bến xe Kim Mã (giá 25 - 30 ngàn đồng/vé) đến thị trấn huyện Thanh Sơn. Tại chợ thị trấn Thanh Sơn có rất nhiều mặt hàng của đồng bào các dân tộc quanh vùng mang đến bán hoặc trao đổi hàng hoá như thổ cẩm, đồ lưu niệm, hàng tiêu dùng, đặc biệt là các loại thuốc nam… Giá nhà nghỉ ở đây là: 25- 50 ngàn đồng/phòng giường đôi; nhà trọ: 5-10 ngàn đồng/người. Trung tâm thị trấn cũng có nhiều điểm vui chơi với giá cả rất rẻ và người dân ở đây cực kỳ thật thà và mến khách. </p><p></p><p> Từ thị trấn Thanh Sơn, bạn có thể thuê xe ôm đến Bản Cỏi, khoảng 50- 70 ngàn đồng/xe 2 người (cánh xe ôm ở đây tay lái rất cừ, bạn có thể yên tâm) cho quãng đường đồi núi, gập ghềnh. </p><p></p><p> Tuy Bản Cỏi chưa có khách sạn và nhà nghỉ nhưng bạn có thể gõ cửa một ngôi nhà bất kỳ, đảm bảo không mất tiền mà bạn còn được chủ nhà coi như thượng khách.</p><p></p><p style="text-align: center">-----------------------------------------------------------</p><p><strong><u>Tục ''Juê nuê'' trong hôn nhân của người Êđê </u></strong></p><p></p><p><strong>1.</strong> Juê nuê là một luật tục cổ truyền, tồn tại đã khá lâu và bền vững trong hôn nhân của người Êđê. Nét nổi bật trong quy tắc hôn nhân của đồng bào được quy định cho từng trường hợp với 9 điều luật và được bảo vệ nghiêm ngặt trong hôn nhân truyền thống (từ điều 97 đến điều 103 về luật hôn nhân và gia đình).</p><p></p><p> Đây là một kiểu tập quán hôn nhân (quy định cho chị em vợ và anh em chồng) có truyền thống từ xa xưa. Luật tục quy định rõ “rầm sàn gẫy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người này phải nối bằng người khác”. Bởi đồng bào sợ rằng: “gia đình sẽ tan tác ngoài nương rẫy, dòng họ sẽ kiệt quệ, giống nòi sẽ khô kiệt như những dòng suối cạn nước, kẻo tuyệt nòi không còn con cháu nữa”, vì vậy, trong trường hợp chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người em trai chồng để làm chồng mình. Ngược lại, nếu người vợ chết, chồng người phụ nữ ấy có thể lấy em gái vợ (em ruột hoặc em họ của vợ) để nối nòi. Ngoài ra, tục ]uê nuê này còn vượt ra ngoài cả phạm vi kiểu hôn nhân anh em chồng hoặc chị em vợ (người trong dòng họ vợ hoặc chồng để làm nuê).</p><p></p><p> Với người Êđê, luôn xem gia đình là một “hrú mđao” (tổ ấm), nơi để cho ông bà cha mẹ và con cái cùng chia vui, xẻ buồn. Trong đó bố mẹ là nguồn sống, là hơi ấm, là nơi nương tựa của trẻ. Việc tìm cho những đứa trẻ bất hạnh ấy một người “kế” để thay thế người qua đời nuôi dạy chúng là điều cần thiết. Hơn nữa tục Juê nuê không những tìm mẹ (hoặc cha) làm chỗ dựa tinh thần cho những đứa trẻ bất hạnh, tìm bạn đời cho người còn lại mà người này có nhiệm vụ thay người xấu số chăm sóc con cái, quản lý tài sản, đất đai (nếu có) và duy trì gia đình như nó vốn có. Đồng thời, vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ thân tình, bền vững mà hai gia đình đã tạo dựng từ trước đến nay. Trong thực tế, chúng tôi thấy đa số những người vợ (hoặc chồng) nuê ấy đứng ra thay người đã khuất để đảm nhiệm vai trò nuê này một cách tự nguyện . </p><p></p><p> Tục ]uê nuê được xem như là một luật tục bình thường, hiển nhiên và được cộng đồng thực hiện một cách tự nguyện như mọi luật tục khác trong hôn nhân truyền thống từ bao đời nay. Trường hợp người nuê chênh lệch quá về tuổi tác thì họ chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa, trường hợp này cũng đã được luật tục điều chỉnh và quy định rõ ràng: “Nếu người goá đã đứng tuổi mà người thay thế còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu làm vợ (chồng), thì người goá phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy bảo nuê như một đứa trẻ bình thường khác” (điều 99, điều 100, điều 101 trong luật tục hôn nhân và gia đình). Luật đã quy định người góa phải “Biết che chở, chờ đợi nuê, đến một lúc nào đó nuê sẽ làm được nhiệm vụ nối tiếp giống nòi”. Như vậy, tùy theo từng trường hợp, mỗi một trường hợp khác nhau luật tục có những quy định khác nhau về việc Juê nuê (trường hợp vợ nuê, chồng nuê quá nhỏ, hoặc người còn lại đã quá già yếu thì phải tìm một người tương xứng với nuê để thay thế mình làm chồng (hoặc vợ) nuê. Nếu ai vi phạm những điều đã quy định trên thì coi như đã vi phạm luật tục). </p><p></p><p> Việc duy trì và bảo vệ gia đình mẫu hệ không chỉ biểu hiện ở tục Juê nuê mà còn thể hiện trong quan hệ giữa các chị em gái ruột, và con cái của họ nữa. Trong tộc mẹ, những người phụ nữ luôn luôn xem những đứa con của các chị em gái ruột hoặc chị em gái họ như con đẻ. Không những thế họ còn nuôi nấng, yêu thương và chăm sóc nó như chính con đẻ của mình. Những người phụ nữ được sinh ra cùng một mẹ hoặc một bà không chỉ gọi con mình là con (dam: con trai, con gái: anak (hoặc mniê điêt)) mà họ gọi cả những đứa con trai con gái của chị em gái mình cũng là anak (con). Tương tự như vậy, những người đàn ông cũng gọi con trai và con gái của anh em trai mình là anak. Những đứa con của chị em gái không chỉ gọi mẹ mình là amí (mẹ) mà còn gọi chị của mẹ mình là amí próng (mẹ lớn), em gái của mẹ là amí mneh và dì út thường được gọi là amí điêt hoặc amí mda (mẹ nhỏ, mẹ trẻ). Những đứa trẻ cùng bà ngoại (con của các chị em gái cùng một mẹ) đều coi nhau như anh em một mẹ. Như vậy, việc người phụ nữ trong dòng họ của vợ chấp nhận làm vợ nuê không những xuất phát từ tình yêu thương với người góa kia mà còn có trách nhiệm và tình thương đối với những đứa trẻ bất hạnh. Theo đồng bào, làm như vậy không những làm “đẹp lòng” Yang mà còn mang lại hạnh phúc cho những đứa trẻ bất hạnh, cho dòng họ và đây cũng là một trong những quy định để bảo vệ gia đình mẫu hệ.</p><p></p><p> <strong>2. </strong>Trong văn học dân gian Êđê, vấn đề Juê nuê được phản ánh khá phong phú. Điều này được nghệ nhân dân gian thể hiện rõ nhất trong khan-sử thi (khan Dam Săn, khan Khinh Jú…), một thể loại văn học có giá trị vô cùng to lớn trong nền văn hóa dân gian Việt Nam.</p><p></p><p> Trong sử thi khan Dam Săn, anh hùng Dam Săn và H’Jí là đôi vợ chồng nuê. Phần đầu của khan Dam Săn, khi bà H’Bia Klu chết, dòng họ bên H’Jí thay thế bà bằng cháu cho ông Mtao Kla, H’Jí còn nhỏ chưa thực hiện được việc “kế tiếp giống nòi”, ông Mtao Kla đã chăm sóc H"Jí như những đứa cháu khác, khi người “vợ nuê” này của ông Mtao Kla thành thiếu nữ thì cũng là lúc ông “mắt đã mờ tóc bạc, như tàu lá đã héo hon, không mong gì rồi đây ông còn lấy cháu ông được. Khi nương đã cằn, rẫy đã cỗi, khi cây đã đổ, gỗ đã mục, khi ông đã già”[3] và ông không còn có thể làm chồng nàng H’Jí được nữa, nên ông đã chọn Dam Săn thay thế mình làm chồng H’Jí. Việc ông Mtao Kla chăm sóc H’Jí lúc nhỏ tuổi không những là trách nhiệm của một người chồng đối với người vợ nuê nhỏ tuổi như luật tục đã quy định, mà còn thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một người đàn ông với vai trò là ông, là người thân trong gia đình đối với đứa trẻ đang còn dưới tuổi vị thành niên.</p><p></p><p> Như vậy, tục Juê nuê không những tìm lại sự trọn vẹn của gia đình mẫu hệ, tạo điều kiện cho con trẻ không bị khủng hoảng về tình cảm, tâm lý mà còn bảo vệ của cải vật chất, bảo vệ gia đình mẫu hệ. Theo họ, có như vậy thì gia đình mới không bị “đứt dây”, người còn lại “ không bị lẻ đôi đơn chiếc”. Điều này, nếu xét trên bình diện xã hội học thì luật tục Juê nuê chưa hẳn là một luật tục lạc hậu, ấu trĩ mà nó mang tính nhân văn rất cao trong việc bảo vệ sự bền vững trong hôn nhân, đồng thời bảo vệ quyền lợi bên dòng mẹ, cũng có nghĩa bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ - những người thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn nam giới trong xã hội. </p><p></p><p> <strong>3. </strong>Hiện nay trong hôn nhân của người Êđê, tục Juê nuê vẫn còn tồn tại và vẫn được bà con áp dụng ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, việc chấp nhận làm vợ hoặc chồng nuê đều được thực hiện một cách tự nguyện, không ép buộc. Có thể nói luật hôn nhân - gia đình nói chung và tục ]uê nuê nói riêng gắn với sự bảo vệ và duy trì gia đình mẫu hệ, trong đó cơ chế tâm linh đã chi phối các thành viên trong cộng đồng Êđê gắn bó, ràng buộc với nhau thông qua hôn nhân. Và sự gắn bó này vẫn dựa trên nguyên tắc một vợ một chồng, tôn trọng, dân chủ, tự nguyện, yêu thương và bình đẳng.</p><p></p><p><em><p style="text-align: right">( Sưu tầm )</p><p></em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 6151, member: 699"] [B][U]Lễ cưới của dân tộc M’nông Preh ở Tây Nguyên[/U][/B] Lễ cưới của dân tộc M’nông Preh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc riêng biệt của người M’nông. Phong tục hôn nhân của người M’nông Preh gồm mấy bước: Lễ ngỏ lời, Lễ dạm hỏi, Lễ cưới. Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, chàng tặng cô gái một cái lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tay để làm tin. Sau đó, chàng trai về thông báo với bố mẹ và xin ý kiến. Nếu đồng ý, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà gái. Lễ vật gồm : một con gà, một con dao và ống măng chua. Khi nhà gái bằng lòng, ông mối sẽ thay mặt nhà trai bàn bạc với nhà gái về Lễ dạm hỏi. Đến ngày đã định, nhà trai cử một người già có uy tín cùng một số trai tráng khỏe mạnh mang lễ vật đến nhà gái. Tùy từng nơi, từng gia đình mà sính lễ khác nhau. Lễ chính gồm : một con trâu hoặc lợn, một gùi măng chua và da trâu mối, một ché rượu cần nhỏ. Nhà gái cử một vị cao tuổi nhận lễ vật rồi bày lên chiếc chiếu hoa ở giữa nhà để cúng Giàng xin làm Lễ dạm hỏi. Xong xuôi hai bên nhà trai, nhà gái mới tiến hành bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. Lễ cưới sẽ được tổ chức ba ngày liền ở nhà gái. Hôn lễ được mở đầu bằng việc nhà gái đem biếu nhà trai mỗi người một bát gạo đầy, tượng trưng ý nguyện cầu mong cuộc sống họ luôn luôn no đủ. Mỗi bát gạo tương đương một ché rượu mà nhà trai tặng nhà gái. Ông mối sẽ đóng luôn vai trò người làm chủ hôn. Ông dẫn đôi uyên ương đến bên cột nhà chính. Hai người làm chứng đại diện cho hai họ cầm chiếc khăn buộc vào cột nhà. Chủ lễ cầm tay đôi vợ chồng trẻ nắm vào chiếc khăn, ý nói tình cảm hai người đã được buộc chặt, luôn gắn bó bên nhau. Sau đó chủ lễ dặn dò chú rễ, cô dâu về đạo vợ chồng và trách nhiệm của mỗi người đối với cha mẹ, gia đình họ hàng. Tiếp sau đó là người làm chứng, họ xúc cho hai vợ chồng mỗi người ba muỗng cơm và cũng được đôi vợ chồng phúc đáp lại. Sau nghi thức này, ông mối đưa cần rượu để hai vợ chồng trẻ uống đầu tiên mở màn cho lễ uống rượu mừng ngày cưới. Những ché rượu được cột sẵn ở Cột buộc ché rượu theo hàng dọc giữa nhà. Mọi người cùng uống rượu, ca hát, nhảy múa theo nhịp cồng chiêng rộn rã suốt ngày đêm. Những người đến dự đám cưới mang theo rượu, thuốc lá, gạo nếp .. góp vào ngày vui của gia chủ. Lễ cưới còn là dịp để các chàng trai, cô gái tìm hiểu nhau. Sau lễ cưới còn có lễ rước rể vào ngày hôm sau. Cưới xong đôi vợ chồng trẻ phải ở trong nhà bảy ngày, không được ra khỏi nhà tránh gặp mặt người lạ. Hết thời gian kiêng cử, họ trở về nhà trai bảy ngày, sau đó về bên nhà gái ở trọn đời. [CENTER]----------------------------------------------------------------- [/CENTER] [B][U]"Tăng cẩu"- nét đẹp trong văn hoá của người Thái đen [/U][/B] Người Thái có nhiều nhóm: Thái đen, Thái trắng, Man Thanh, Tày Mười, Tày Thanh... với dân số hơn 1 triệu người phân bố ở nhiều vùng đất nhưng nhiều nhất vẫn là ở vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An). Dân tộc Thái có vốn văn học cổ truyền quý báu với kho tàng thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… có nhiều điệu múa (khắp) độc đáo: xoè Thái, múa sạp. Văn hoá của người Thái rất phong phú thể hiện ở nhiều nghi lễ khác nhau như: cúng trời đất, cúng bản mường, nghi lễ cầu mùa, đám ma được gọi là lễ tiễn người chết về "mường trời", người dân tộc Thái ở nhà sàn, riêng người Thái đen làm nhà có hình mai rùa và được trang trí theo phong tục xưa. Nhưng tục búi tóc (tăng cẩu) lại chỉ phổ biến ở nhóm người Thái đen. Hôn nhân của người Thái đen là hôn nhân theo kiểu phụ hệ, nhưng từ trước tới nay, tập người này vẫn duy trì tục ở rể, gửi rể. Khi chàng trai người Thái đen đến tuổi lấy vợ (trước đây là 13-14 tuổi), nay mười tám, đôi mươi sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý hoặc do bố mẹ "nhắm cho". Tiếp đến, nhà trai nhờ một ông Mối (tiếng Thái gọi là Phòlam) đến nhà cô gái để làm mối. Nếu được gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể. Chọn ngày lành, tháng tốt, nhà trai chuẩn bị cho con trai một số sính lễ để đến ở rể. Lễ vật gồm: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái "Tôống bai" là cái đựng vía (khoắn) được làm bằng một sợ dây mây một đầu được cuộn xoắn lại (theo như lời người Thái đen cho biết thì vật này để cho vía chú rể trú ngụ ở đó). Ông Mối sẽ là người trực tiếp đưa chàng trai đến nhà cô gái. Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái để mọi thứ lên bàn thờ để báo cho tổ tiên biết nhà đã có chàng rể. Trong thời gian ở rể chàng trai được đối xử như một thành viên mới của gia đình. Nhưng do phải có thời gian thử thách nên anh ta phải chăm chỉ, lao động cật lực, cùng ăn với cả gia đình vợ, chỉ có điều anh ta chưa được ngủ cùng cô gái, mà phải ngủ ở vị trí dành cho khách (người Thái gọi là khơi). Trong ngôi nhà sàn của người Thái, ngoài các buồng thông thường, ở hai phía đầu hồi còn có hai phần được sử dụng với từng mục đích khác nhau, một đầu là khan dùng để làm công việc bếp núc. Đây là phần đầu hồi ở phía sau, để nước và làm bếp, nơi này thường là chỗ sinh hoạt của phụ nữ. Khơi (trong tiếng Thái, khơi là rể, lục khơi là con rể) là phần đầu hồi nhà ở phía trước, phía cầu thang chính lên nhà. Đây là phần dùng để tiếp khách và nếu gia đình nào có chàng rể đang trong giai đoạn thử thách thì sẽ ngủ ở đây... Sau thời gian ở rể có thể chỉ 3 tháng hoặc kéo dài cho đến khi chàng rể được nhà cô gái chấp nhận. Để đôi uyên ương được ngủ chung với nhau thì hai gia đình phải tiến hành làm lễ "tăng cẩu" (búi tóc), chính thức công nhận họ là vợ chồng. Búi tóc của người phụ nữ Thái đen từ thời điểm này được coi như là một dấu hiệu thông tin cho mọi người biết họ đã có chồng. Để làm lễ này, nhà trai lại phải mang tới nhà gái một số lễ vật. Theo tục lệ, lễ "Tăng cẩu" được thực hiện ở gian gần bếp, người ta chuẩn bị một chậu nước lá thơm. Đại diện phía nhà trai gội đầu, chải tóc và búi tóc cho cô dâu. Tóc được búi lên, cuộn lại bằng một dây xà tích bằng bạc và cài một chiếc trâm bạc giữ cho tóc không bị xổ ra. Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống rượu và hát đối đáp "khắp toóc". Nội dung của các bài khắp nói lên hoàn cảnh của mỗi nhà và những lời dặn dò đôi trai gái. Sau lễ tăng cẩu, chàng trai và cô gái được ngủ chung với nhau, cũng từ đó cô gái phải luôn búi tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết họ đã có chồng. Về nguyên tắc, lễ cưới có thể được tổ chức bất kỳ lúc nào mà hai gia đình muốn, sau lễ "tăng cẩu". [CENTER]------------------------------------------------------------------ [/CENTER] [B][U]Cạy cửa ngủ thăm của người Dao Tiền [/U][/B] Trên đất nước Việt Nam của chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Bạn đã từng nghe nói đến lễ bỏ mả (ở Tây Nguyên), Chợ tình (ở Khau Vai - Hà Giang)… Chúng tôi muốn giới thiệu với bạn một phong tục rất đặc trưng của người Dao Tiền ở vùng núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: tục "cạy cửa ngủ thăm". Bản Cỏi, thuộc xã Xuân Sơn thuộc huyện vùng cao Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, nằm tựa lưng vào núi. Một bên giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), phía bên kia giáp với huyện Phù Yên (Sơn La). Bản Cỏi được bao quanh bởi suối và núi non hùng vĩ. Nơi đây tập trung các dân tộc Dao, Mường… sinh sống. Cả bản có 66 hộ dân với 350 nhân khẩu. Theo sự giải thích của người dân nơi đây, "ngủ thăm" có nghĩa là con trai, con gái đến tuổi trưởng thành đều có thể "cạy cửa ngủ thăm" nhà nhau. Tuy nhiên, theo phong tục và quy định riêng của người Dao và người Mường từ bao đời nay, chỉ có con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, còn con trai người Dao không được lấy gái Mường. Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm các công việc đồng áng, tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến để ngủ thăm. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà. Chàng trai có thể nằm xuống bên cạnh cô gái, cô gái sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ trò chuyện, tâm sự mà không được chạm vào người nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, cô gái có quyền quyết định cho chàng trai đó "ngủ thật" hay không. Nhưng trước khi đi đến "ngủ thật", cả hai đều phải thưa với bố mẹ để bố mẹ xem có hợp tuổi không. Nếu hợp tuổi, hai bên gia đình sẽ cho phép đôi bạn trẻ ngủ thật với nhau. Khi thời gian ngủ thật bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu và bảo với chàng trai rằng: "Anh cứ về thôi!", như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối. Hoặc cũng có khi cô gái bảo: "Hôm qua, em nằm mơ thấy ác mộng", đó cũng là một cách từ chối… Nếu bạn là người Kinh, bạn vẫn có thể "ngủ thăm" ở bất kỳ nhà một cô gái nào bạn thích, miễn là cô gái ấy chưa có ai đến ngủ thật; và phải nhớ là bạn không được làm một điều gì "thiếu trong sạch" khi muốn thử cái phong tục diễm tình nguyên sơ rất độc đáo này. Cũng có khi gặp phải trường hợp cô gái để cho hai người con trai đến ngủ thăm nằm ở hai bên mình. Phong tục của họ cho phép như thế! Trong trường hợp này, cả hai chàng trai cùng tâm sự với cô gái, ai nói giỏi hơn thì người đó thắng. Cho đến thời điểm này, các hãng lữ hàng vẫn chưa có Tour đưa khách đến Bản Cỏi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều du khách tìm đến đây để khám phá thiên nhiên hoang sơ, những phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc "có một không hai" này. Để đến được Bản Cỏi, bạn có thể mua vé xe tuyến Hà Nội - Thanh Sơn (Phú Thọ) ở bến xe Kim Mã (giá 25 - 30 ngàn đồng/vé) đến thị trấn huyện Thanh Sơn. Tại chợ thị trấn Thanh Sơn có rất nhiều mặt hàng của đồng bào các dân tộc quanh vùng mang đến bán hoặc trao đổi hàng hoá như thổ cẩm, đồ lưu niệm, hàng tiêu dùng, đặc biệt là các loại thuốc nam… Giá nhà nghỉ ở đây là: 25- 50 ngàn đồng/phòng giường đôi; nhà trọ: 5-10 ngàn đồng/người. Trung tâm thị trấn cũng có nhiều điểm vui chơi với giá cả rất rẻ và người dân ở đây cực kỳ thật thà và mến khách. Từ thị trấn Thanh Sơn, bạn có thể thuê xe ôm đến Bản Cỏi, khoảng 50- 70 ngàn đồng/xe 2 người (cánh xe ôm ở đây tay lái rất cừ, bạn có thể yên tâm) cho quãng đường đồi núi, gập ghềnh. Tuy Bản Cỏi chưa có khách sạn và nhà nghỉ nhưng bạn có thể gõ cửa một ngôi nhà bất kỳ, đảm bảo không mất tiền mà bạn còn được chủ nhà coi như thượng khách. [CENTER]-----------------------------------------------------------[/CENTER] [B][U]Tục ''Juê nuê'' trong hôn nhân của người Êđê [/U][/B] [B]1.[/B] Juê nuê là một luật tục cổ truyền, tồn tại đã khá lâu và bền vững trong hôn nhân của người Êđê. Nét nổi bật trong quy tắc hôn nhân của đồng bào được quy định cho từng trường hợp với 9 điều luật và được bảo vệ nghiêm ngặt trong hôn nhân truyền thống (từ điều 97 đến điều 103 về luật hôn nhân và gia đình). Đây là một kiểu tập quán hôn nhân (quy định cho chị em vợ và anh em chồng) có truyền thống từ xa xưa. Luật tục quy định rõ “rầm sàn gẫy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người này phải nối bằng người khác”. Bởi đồng bào sợ rằng: “gia đình sẽ tan tác ngoài nương rẫy, dòng họ sẽ kiệt quệ, giống nòi sẽ khô kiệt như những dòng suối cạn nước, kẻo tuyệt nòi không còn con cháu nữa”, vì vậy, trong trường hợp chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người em trai chồng để làm chồng mình. Ngược lại, nếu người vợ chết, chồng người phụ nữ ấy có thể lấy em gái vợ (em ruột hoặc em họ của vợ) để nối nòi. Ngoài ra, tục ]uê nuê này còn vượt ra ngoài cả phạm vi kiểu hôn nhân anh em chồng hoặc chị em vợ (người trong dòng họ vợ hoặc chồng để làm nuê). Với người Êđê, luôn xem gia đình là một “hrú mđao” (tổ ấm), nơi để cho ông bà cha mẹ và con cái cùng chia vui, xẻ buồn. Trong đó bố mẹ là nguồn sống, là hơi ấm, là nơi nương tựa của trẻ. Việc tìm cho những đứa trẻ bất hạnh ấy một người “kế” để thay thế người qua đời nuôi dạy chúng là điều cần thiết. Hơn nữa tục Juê nuê không những tìm mẹ (hoặc cha) làm chỗ dựa tinh thần cho những đứa trẻ bất hạnh, tìm bạn đời cho người còn lại mà người này có nhiệm vụ thay người xấu số chăm sóc con cái, quản lý tài sản, đất đai (nếu có) và duy trì gia đình như nó vốn có. Đồng thời, vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ thân tình, bền vững mà hai gia đình đã tạo dựng từ trước đến nay. Trong thực tế, chúng tôi thấy đa số những người vợ (hoặc chồng) nuê ấy đứng ra thay người đã khuất để đảm nhiệm vai trò nuê này một cách tự nguyện . Tục ]uê nuê được xem như là một luật tục bình thường, hiển nhiên và được cộng đồng thực hiện một cách tự nguyện như mọi luật tục khác trong hôn nhân truyền thống từ bao đời nay. Trường hợp người nuê chênh lệch quá về tuổi tác thì họ chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa, trường hợp này cũng đã được luật tục điều chỉnh và quy định rõ ràng: “Nếu người goá đã đứng tuổi mà người thay thế còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu làm vợ (chồng), thì người goá phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy bảo nuê như một đứa trẻ bình thường khác” (điều 99, điều 100, điều 101 trong luật tục hôn nhân và gia đình). Luật đã quy định người góa phải “Biết che chở, chờ đợi nuê, đến một lúc nào đó nuê sẽ làm được nhiệm vụ nối tiếp giống nòi”. Như vậy, tùy theo từng trường hợp, mỗi một trường hợp khác nhau luật tục có những quy định khác nhau về việc Juê nuê (trường hợp vợ nuê, chồng nuê quá nhỏ, hoặc người còn lại đã quá già yếu thì phải tìm một người tương xứng với nuê để thay thế mình làm chồng (hoặc vợ) nuê. Nếu ai vi phạm những điều đã quy định trên thì coi như đã vi phạm luật tục). Việc duy trì và bảo vệ gia đình mẫu hệ không chỉ biểu hiện ở tục Juê nuê mà còn thể hiện trong quan hệ giữa các chị em gái ruột, và con cái của họ nữa. Trong tộc mẹ, những người phụ nữ luôn luôn xem những đứa con của các chị em gái ruột hoặc chị em gái họ như con đẻ. Không những thế họ còn nuôi nấng, yêu thương và chăm sóc nó như chính con đẻ của mình. Những người phụ nữ được sinh ra cùng một mẹ hoặc một bà không chỉ gọi con mình là con (dam: con trai, con gái: anak (hoặc mniê điêt)) mà họ gọi cả những đứa con trai con gái của chị em gái mình cũng là anak (con). Tương tự như vậy, những người đàn ông cũng gọi con trai và con gái của anh em trai mình là anak. Những đứa con của chị em gái không chỉ gọi mẹ mình là amí (mẹ) mà còn gọi chị của mẹ mình là amí próng (mẹ lớn), em gái của mẹ là amí mneh và dì út thường được gọi là amí điêt hoặc amí mda (mẹ nhỏ, mẹ trẻ). Những đứa trẻ cùng bà ngoại (con của các chị em gái cùng một mẹ) đều coi nhau như anh em một mẹ. Như vậy, việc người phụ nữ trong dòng họ của vợ chấp nhận làm vợ nuê không những xuất phát từ tình yêu thương với người góa kia mà còn có trách nhiệm và tình thương đối với những đứa trẻ bất hạnh. Theo đồng bào, làm như vậy không những làm “đẹp lòng” Yang mà còn mang lại hạnh phúc cho những đứa trẻ bất hạnh, cho dòng họ và đây cũng là một trong những quy định để bảo vệ gia đình mẫu hệ. [B]2. [/B]Trong văn học dân gian Êđê, vấn đề Juê nuê được phản ánh khá phong phú. Điều này được nghệ nhân dân gian thể hiện rõ nhất trong khan-sử thi (khan Dam Săn, khan Khinh Jú…), một thể loại văn học có giá trị vô cùng to lớn trong nền văn hóa dân gian Việt Nam. Trong sử thi khan Dam Săn, anh hùng Dam Săn và H’Jí là đôi vợ chồng nuê. Phần đầu của khan Dam Săn, khi bà H’Bia Klu chết, dòng họ bên H’Jí thay thế bà bằng cháu cho ông Mtao Kla, H’Jí còn nhỏ chưa thực hiện được việc “kế tiếp giống nòi”, ông Mtao Kla đã chăm sóc H"Jí như những đứa cháu khác, khi người “vợ nuê” này của ông Mtao Kla thành thiếu nữ thì cũng là lúc ông “mắt đã mờ tóc bạc, như tàu lá đã héo hon, không mong gì rồi đây ông còn lấy cháu ông được. Khi nương đã cằn, rẫy đã cỗi, khi cây đã đổ, gỗ đã mục, khi ông đã già”[3] và ông không còn có thể làm chồng nàng H’Jí được nữa, nên ông đã chọn Dam Săn thay thế mình làm chồng H’Jí. Việc ông Mtao Kla chăm sóc H’Jí lúc nhỏ tuổi không những là trách nhiệm của một người chồng đối với người vợ nuê nhỏ tuổi như luật tục đã quy định, mà còn thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một người đàn ông với vai trò là ông, là người thân trong gia đình đối với đứa trẻ đang còn dưới tuổi vị thành niên. Như vậy, tục Juê nuê không những tìm lại sự trọn vẹn của gia đình mẫu hệ, tạo điều kiện cho con trẻ không bị khủng hoảng về tình cảm, tâm lý mà còn bảo vệ của cải vật chất, bảo vệ gia đình mẫu hệ. Theo họ, có như vậy thì gia đình mới không bị “đứt dây”, người còn lại “ không bị lẻ đôi đơn chiếc”. Điều này, nếu xét trên bình diện xã hội học thì luật tục Juê nuê chưa hẳn là một luật tục lạc hậu, ấu trĩ mà nó mang tính nhân văn rất cao trong việc bảo vệ sự bền vững trong hôn nhân, đồng thời bảo vệ quyền lợi bên dòng mẹ, cũng có nghĩa bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ - những người thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn nam giới trong xã hội. [B]3. [/B]Hiện nay trong hôn nhân của người Êđê, tục Juê nuê vẫn còn tồn tại và vẫn được bà con áp dụng ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, việc chấp nhận làm vợ hoặc chồng nuê đều được thực hiện một cách tự nguyện, không ép buộc. Có thể nói luật hôn nhân - gia đình nói chung và tục ]uê nuê nói riêng gắn với sự bảo vệ và duy trì gia đình mẫu hệ, trong đó cơ chế tâm linh đã chi phối các thành viên trong cộng đồng Êđê gắn bó, ràng buộc với nhau thông qua hôn nhân. Và sự gắn bó này vẫn dựa trên nguyên tắc một vợ một chồng, tôn trọng, dân chủ, tự nguyện, yêu thương và bình đẳng. [I][RIGHT]( Sưu tầm )[/RIGHT][/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Những tục cưới xin độc đáo ở Việt Nam
Top