• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

"Những thiên thần áo trắng" - sự xúc phạm môn Văn

benoinhieu_kg

New member
Xu
40
stsg_news_large_51yjz92aq5n1o8h.png
NHỮNG THIÊN THẦN ÁO TRẮNG - SỰ XÚC PHẠM MÔN VĂN

Là một người dạy Văn, làm công tác giáo dục, tôi đã cố gắng theo dõi các bộ phim nói về tuổi học trò "Những thiên thần áo trắng", "Bộ tứ 10A8"... Nhưng những gì các tác giả những bộ phim đặt ra đã đem lại một sự thất vọng lớn. Không hiểu tâm lý học sinh, gán ghép những tư tưởng một cách áp đặt và tỏ ra lạc hậu với thực tế trường học hiện nay.

Phải nói ngay rằng đội ngũ diễn viên trẻ trung ở độ tuổi được gọi là "teen" (như cách gọi thời thượng hiện nay) quả là một sự lý tưởng hóa cao độ, để gửi gắm những tư tưởng mà có lẽ các nhà làm phim cho là mới mẻ! Tôi không hiểu VTV3 khi cho chiếu những bộ phim về tuổi học trò thì có nghĩ đến những hệ lụy từ ảnh hưởng phim ảnh hay không? Song song chiếu với bộ phim "Những thiên thần áo trắng" nói trên còn là "Bộ tứ 10A8" - không thể là một bộ phim giáo dục, mà dường như là một bản sao sitcom sống sượng từ nước ngoài, phản cảm vô cùng (tôi sẽ có dịp quay lại bộ phim này sau)! Quay trở lại với "Những thiên thần áo trắng", ở hai tập phim gần đây, khi các tác giả gửi gắm thông điệp về cách dạy - học môn Văn, xin bàn mấy ý nhỏ:

- Mượn cô học trò từ nước Anh về - lớp trưởng July Mill, trong một giờ kiểm tra Văn, thể hiện thái độ phản ứng trước việc học thuộc lòng, các tác giả đã xuyên tạc trắng trợn bản chất môn Văn! Một bài kiểm tra 45 phút mà chỉ chép thuộc lòng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, là sự vô lý đầu tiên! Một bài thơ hay như vậy, với một cô giáo dạy Văn lý tưởng hóa cao độ, vậy mà không làm cho một học sinh thông minh nhạy cảm yêu và thuộc bài thơ Xuân Quỳnh, đó là điều không thể lý giải!!!

- Tác giả phim xúc phạm nghiêm trọng nữ sĩ Xuân Quỳnh, khi lấy tác phẩm này làm minh họa, khi để cho cô học trò hồn nhiên nói đây là bài thơ không hay, nên không thuộc (vậy phải xem lại cách dạy của cô!). Còn sau đó, lại cho một cơ hội thuộc lòng Tây Tiến của Quang Dũng, lại tiếp tục xúc phạm giáo viên Văn, xúc phạm Quang Dũng khi đọc đứt đoạn bài thơ (không thuộc) mà lại nhận10 điểm!!!

- Tiếp tục, trong giờ học "thử nghiệm", cô giáo cho học sinh bàn về tiền, coi như là "phát kiến" táo bạo trong giờ học. Xin thưa, quá lạc hậu với những tiết học sinh động ở phổ thông hiện nay, khi những vấn đề này chúng tôi đã cho các em lớp 10 thảo luận rồi!

Trước khi đề xuất những ý tưởng, hãy chịu khó đi vào môi trường giáo dục hiện nay, hiểu các em, hiểu thầy cô và nhà trường, rồi hãy xây dựng kịch bản và đạo diễn phim, thưa các nhà làm phim. Còn cứ như thế này là lạc hậu với thời đại, với giáo dục hiện nay và xuyên tạc trắng trợn môn Văn.


TRẦN HÀ NAM


Nguồn: clbxuandieu
 
stsg_news_large_51yjz92aq5n1o8h.png



Là một người dạy Văn, làm công tác giáo dục, tôi đã cố gắng theo dõi các bộ phim nói về tuổi học trò "Những thiên thần áo trắng", "Bộ tứ 10A8"... Nhưng những gì các tác giả những bộ phim đặt ra đã đem lại một sự thất vọng lớn. Không hiểu tâm lý học sinh, gán ghép những tư tưởng một cách áp đặt và tỏ ra lạc hậu với thực tế trường học hiện nay.

Phải nói ngay rằng đội ngũ diễn viên trẻ trung ở độ tuổi được gọi là "teen" (như cách gọi thời thượng hiện nay) quả là một sự lý tưởng hóa cao độ, để gửi gắm những tư tưởng mà có lẽ các nhà làm phim cho là mới mẻ! Tôi không hiểu VTV3 khi cho chiếu những bộ phim về tuổi học trò thì có nghĩ đến những hệ lụy từ ảnh hưởng phim ảnh hay không? Song song chiếu với bộ phim "Những thiên thần áo trắng" nói trên còn là "Bộ tứ 10A8" - không thể là một bộ phim giáo dục, mà dường như là một bản sao sitcom sống sượng từ nước ngoài, phản cảm vô cùng (tôi sẽ có dịp quay lại bộ phim này sau)! Quay trở lại với "Những thiên thần áo trắng", ở hai tập phim gần đây, khi các tác giả gửi gắm thông điệp về cách dạy - học môn Văn, xin bàn mấy ý nhỏ:

- Mượn cô học trò từ nước Anh về - lớp trưởng July Mill, trong một giờ kiểm tra Văn, thể hiện thái độ phản ứng trước việc học thuộc lòng, các tác giả đã xuyên tạc trắng trợn bản chất môn Văn! Một bài kiểm tra 45 phút mà chỉ chép thuộc lòng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, là sự vô lý đầu tiên! Một bài thơ hay như vậy, với một cô giáo dạy Văn lý tưởng hóa cao độ, vậy mà không làm cho một học sinh thông minh nhạy cảm yêu và thuộc bài thơ Xuân Quỳnh, đó là điều không thể lý giải!!!

- Tác giả phim xúc phạm nghiêm trọng nữ sĩ Xuân Quỳnh, khi lấy tác phẩm này làm minh họa, khi để cho cô học trò hồn nhiên nói đây là bài thơ không hay, nên không thuộc (vậy phải xem lại cách dạy của cô!). Còn sau đó, lại cho một cơ hội thuộc lòng Tây Tiến của Quang Dũng, lại tiếp tục xúc phạm giáo viên Văn, xúc phạm Quang Dũng khi đọc đứt đoạn bài thơ (không thuộc) mà lại nhận10 điểm!!!

- Tiếp tục, trong giờ học "thử nghiệm", cô giáo cho học sinh bàn về tiền, coi như là "phát kiến" táo bạo trong giờ học. Xin thưa, quá lạc hậu với những tiết học sinh động ở phổ thông hiện nay, khi những vấn đề này chúng tôi đã cho các em lớp 10 thảo luận rồi!

Trước khi đề xuất những ý tưởng, hãy chịu khó đi vào môi trường giáo dục hiện nay, hiểu các em, hiểu thầy cô và nhà trường, rồi hãy xây dựng kịch bản và đạo diễn phim, thưa các nhà làm phim. Còn cứ như thế này là lạc hậu với thời đại, với giáo dục hiện nay và xuyên tạc trắng trợn môn Văn.


TRẦN HÀ NAM


Nguồn: clbxuandieu
Tôi xin sửa lại là đó là BKT 15' chứ ko phải 45' . Còn í thứ 2 , một giáo viên giỏi Văn ???Bạn hiểu là gì? Một giảo viên giỏi nói như bạn thì phải làm cho tất cả những hs học ng đó đều phải thik bài đó à? July Miu đã nói , ko phải bài thơ " Sóng"của XQ ko hay mà chẳng qua bạn í ko thik , mà văn thì ko thể nhiều ng thik mà tôi phải thik , nghe rất vô lsi đúng ko?
Tiếp theo , bạn cho đó là sự xúc phạm , tại sao phải làm quá lên thế khi những vđ bộ phim đề cập rất khak quan .
Ngoài ra , những phát kiến bạn cho rằng quá lạc hậu thì xin thưa rằng , trong lớp bạn dạy í? Có mấy ng đủ can đảm , đủ bản lĩnh dám đứng lên thuyết trình một vđ nghiêm túc , đói mặt với bất cứ câu hỏi phản hồi nào từ các bạn trong lớp ... Lớp bạn thì thê snaof chứ t khẳng định ít nhất 80% các lớp học Vn ko thể có những tiết học thử nghiệm tuyệt với như thế.
Còn tóm lại , tôi nói thực lòng là đây là bộ phim hay nhất trong năm của VN mà tôi xem , dù nhiều tình tính còn hơi gượng ép nhưng đó đúng là mẫu lớp học lí tưởng như đạo diễn truyền tải
 
cái phim này là phim dành cho ng có vấn đề xem thôi =))

Là một học sinh THPT, Vân Giang xin phép bày tỏ quan điểm của mình:

Theo Vân Giang được biết, từ xưa, thầy đồ thường mang những bài thơ, bài phú của chính bản thân các thầy ra để giảng cho học trò. Còn nếu là bài thơ của người khác thì thầy đồ không giảng mà chỉ mang ra cùng nghiền ngẫm với học trò của mình. Vân Giang thường thắc mắc rằng tại sao lại không giảng thơ của người khác mà chỉ giảng thơ của mình? Bây giờ thì Giang đã hiểu, thơ mình làm ra chỉ có bản thân mình mới hiểu hết được những cảm xúc, ý nghĩa gửi gắm trong từng câu, từng chữ. Người ngoài có chăng cũng chỉ hiểu đôi ba ý, làm sao dám đem ra bình giảng cho mọi người nghe. Và thơ người khác cũng vậy, ý thơ thế nào chỉ có tác giả mới là người tỏ nhất. Bởi vậy, giảng thơ, văn người khác là việc không nên. Liệu có thể giảng giải hết được không? Liệu có thể truyền tải hết nội dung cho người khác được không? Hay chỉ làm nội dung của các tác phẩm ấy ngày càng trở nên hỗn tạp, mất đi giá trị vốn có của nó? Ngày nay, cách dạy và học văn thật không thể hiểu. Tất cả các tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục đều đang được các thầy cô áp đặt cho học sinh về mặt nội dung, ý nghĩa và tất cả những gì có thể áp đặt được. Một tác phẩm được đánh giá hay dở thế nào là tuỳ ở người nghe, người đọc. Không thể cứ tác phẩm của tác gia lớn thì đều là tác phẩm hay. Càng không thể cứ tác phẩm nào được các ngài chuyên gia bình luận văn học cho là hay thì học sinh phải đồng ý là hay. Thầy cô vẫn cho học sinh cảm nhận đấy, học sinh vẫn có ý kiến đấy, nhưng: "Tóm lại" thì các em phải hiểu bài thơ muốn nói lên ý này, muốn thể hiện ý kia". Tại sao không cho học sinh hiểu theo cách của mình chứ? Những đề bài tập làm văn trong SGK chuẩn Việt Nam thường có các dạng sau: Em hiểu đoạn văn, đoạn thơ trên như thế nào; Em hãy bày tỏ ý kiến của mình qua bài thơ, bài văn sau; Em hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả qua đoạn thơ sau;..... Rõ ràng các đề bài dạng ấy cho phép học sinh viết lên những gì học sinh suy nghĩ, cảm nhận được. Nhưng nếu như trong bài không có họăc thiếu các ý theo khuôn mẫu mà thầy cô cho sẵn (các ý gạch đầu dòng trong vở văn) thì bài sẽ điểm thấp. Mặc dù sáng tạo nhiều, cảm nhận chân thực nhưng rốt cục cũng chỉ nhận được những lời phê: Cảm nhận sai lệch; Chưa hiểu bài;…Như thế thì yêu cầu của đề có đồng nhất với yêu cầu làm bài của thầy cô chưa? Giang học tệ môn Văn nhất vì những cảm nhận của Giang khác với yêu cầu của thầy cô, Giang thấy bài thơ này chỉ thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh non nước hữu tình, còn cô giáo thì khẳng định rằng tác giả là người yêu nước nên mới viết ra những dòng thơ đầy tình cảm như thế. Không biết đến khi nào Giang mới học tốt môn Văn được nữa. Và sau khi bước chân vào cấp THPT thì Giang mới nhận ra rằng: Môn Văn là môn học có điểm số đánh giá với độ chính xác thấp nhất trong tất cả các môn học. Bởi vì cô giáo không hiểu được quan điểm của học sinh, họ chỉ chấm theo những khuôn mẫu có sẵn mà quên rằng văn học thì không có khuôn mẫu nào là chuẩn mực.
 
Mình cũng xem bộ phim này, tập xem tập không. Nghe nói ông Lê Hoàng tài giỏi lắm, nhưng "tài đến thế là cùng". Phim này, mấy bé khoảng 4,5 tuổi xem thì khen hay vì chúng thấy vui chứ không hiểu cái dở của nó.
 
Mình không nhớ rõ là nhà thơ nào nhưng hình như là nhà thơ Tố Hữu, ông có một đứa cháu và bài tập làm văn của nó là cảm nhận về một bài thơ của ông. Đứa cháu mới đem về và nhờ ông làm hộ nó cái dàn bài, trên cơ sở đó nó làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Đến lúc được trả bài, cô giáo phê:"Em không hiểu ý tác giả"?!?

9 người thì 10 ý!
 
Không biết là cứ liệu em lấy có chuẩn không, nhưng quả thực nhân vật cô giáo trong câu chuyện của em...chưa có "tầm" trong văn học và thi ca.
 
thật sự em cũng là một học sinh học rất tệ môn văn. Và em thật sự không hiểu làm văn là viết những gì mình cảm nhận mình thật sự thấy được trong chính tâm hồn, suy nghĩ của mình hay phải viết theo một cái khuôn, 1 dàn ý, viết theo những gì thầy cô truyền đạt cho mình. Nhưng đó thật ra cũng chẳng phải là chính xác, vì thầy cô thì cũng chỉ cảm nhận như học sinh tụi em thôi, nhung tại sao những gì thấy cô nói, thầy cô viết thì đúng còn tụi em thì không ? ngay cả khi chính những nhà văn , nhà thơ mà những nhà phê bình cho là thiên tài thì cũng chỉ theo cách cảm nhận chủ quan của họ thôi. làm sao biết được trong lòng những nhà văn, thơ đó họ nghĩ gì, họ cảm nhận thế nào khi viết lên những tác phẩm, hay cũng chỉ là một trong những suy nghĩ chủ quan của bản thân ? họ thì tự do sáng tạo ra cái tôi và một thời gian sau được đánh giá hay thế náy thế kia.... cón ngược lại với học sinh bọn em thì những sáng tạo mang tinh cá nhân hơi đạc biệt tý là lại bị đưa ra phê bình trước lớp, rồi những lời chế giễu đùa cợt "ăn theo" của những bạn khác, vậy thì làm sao có được những cái tôi thể hiện ra nữa ?
Phải chăng việc học hay cụ thể là môn văn chính là đặt học sinh vào những khuôn mẫu đã được làm sẵn, còn nguyên tắc hơn những quy tắc, định lý ,... trong toán học, là hiển nhiên không thể thay đổi được, chỉ một suy nghĩ cảm nhận nhỏ khác với những gì được học là lại được cho vào vài chữ : "lạc đề" hay " rời rạc, lủng củng, không hiểu đúng đề bài", . . . . .trong khi đó ngay cả môn toán khi học một định luật cũng không nhất thiết ta phải làm theo đúng dịnh lậut đó, vẫn có những sáng tạo, suy nghĩ cá nhân được thể hiên một cách rõ ràng......
Em thật sự mong việc cảm nhận văn học sẽ có những thay đổi, sẽ nhiều hơn những cảm nhận của học sinh chứ không còn là em hãy nói len những gì tác giả truyền đạt ....
 
khi sáng tác văn học thì có thể thoải mái sáng tạo. nhưng khi cảm nhận hay học tác phẩm của ng` khác thì mình k đc áp đặt suy nghĩ của mình để bình luận nó. các thầy cô giảng là giảng ý chính, và giảng dưới góc độ suy nghĩ của tác giả. k phải là thầy cô cảm nhận rồi giảng lại đâu. các thầy cô cũng phải có một dàn ý chung r` mới soạn giáo án mà
 
Đầu tiên,về "Những thiên thần áo trắng" và "Bộ tứ 10A8", xin nói thật, mình là một người trẻ tuổi,mà mọi người thường gọi là teen, nhưng khi xem BT10A8 cũng không thể nào chấp nhận được. Bộ phim này quá nhảm, vô duyên, chỉ bắt chước một cách vụng về những bộ phim hài sitcom của nước ngoài, không đáng để xem. Về NTTAT, ban đầu nó cũng khá thu hút, tuy nhiên ngay cả đạo diễn Lê Hoàng cũng thừa nhận, thế giới học đường trên phim này của ông ấy là thế giới lí tưởng hóa, KHÔNG CÓ THẬT.
Mình nói thật,một giáo viên giỏi thì lẽ dĩ nhiên sẽ truyền được niềm đam mê,tình yêu cảm xúc của mình cho học sinh. Học sinh có quyền không thích một bài thơ nào đó,được thôi,đó là quyền tự do cá nhân của mỗi người.Bạn có thể không học,đó là quyền của bạn. Nhưng theo tôi, như vậy quả thật là quá nông cạn. Không phải ngẫu nhiên trong hàng trăm ngàn tác phẩm người ta lại chọn những tác phẩm ấy đưa vào SGK cho bạn học. Bạn có quyền tranh luận với giáo viên để làm rõ quan điểm của mình và cùng giáo viên tìm hiểu tác phẩm trong hoàn cảnh đương thời và giá trị lịch sử của nó để có thể hiểu được tâm tư,tình cảm của tác giả qua tác phẩm chứ không phải để chứng minh một cái tôi, chứng minh bản thân ta đây hơn người.
Em thật sự mong việc cảm nhận văn học sẽ có những thay đổi, sẽ nhiều hơn những cảm nhận của học sinh chứ không còn là em hãy nói len những gì tác giả truyền đạt ....
Thật ra những bài văn thể hiện được cảm nhận của cá nhân học sinh mới thật sự đạt điểm cao. Tuy nhiên cảm nhận đó phải bắt nguồn từ những gì tác giả gửi gắm đã chứ xuyên tạc kiểu này
Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ
thì...:sweat:
P/S:Các bạn kêu ca môn văn không học nổi, rồi giảng văn một cách lạc hậu, cổ hủ, xin hỏi các bạn đã thật sự tôn trọng môn Ngữ Văn, tôn trọng tiếng mẹ đẻ của mình hay chưa. Đây là diễn đàn, một reply của các bạn không cần phải có trong vài ba giây, tại sao các bạn không bỏ thêm ít phút để gõ Tiếng Việt cho đàng hoàng mà phải sử dụng ngôn ngữ chat.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top