• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Những quy tắc trong công việc

  • Thread starter Thread starter h2y3
  • Ngày gửi Ngày gửi

h2y3

New member
Xu
0
Những quy tắc trong công việc

Trong cái mong ước để trở thành người thành đạt, hẳn là ai cũng muốn biết cách nổi bật và được thăng tiến. Chỉ hoàn thành công việc của mình thôi chưa đủ, chúng ta cần phải làm nhiều hơn thế.

Những nhân vật thành đạt như Bill Gates hay Thomas Watson Sr, cựu Chủ tịch và Tổng giám đốc IBM đều có những quy tắc làm việc cho chính mình.

Để thành công, điều trước tiên đó là bạn cần phải biết mình. Đừng tưởng đây là một chuyện hiển nhiên. Không hẳn thế! Bạn có chắc rằng mình biết hết các khả năng của mình không? Đâu là những điểm mạnh của bạn? Đâu là những hạn chế? Nhưng dù thế nào đi nữa, lao động chăm chỉ nhất định là một trong những điều kiện để mang lại thành công.

Tất cả mọi việc đều có những quy tắc, những luật chơi riêng. Việc đầu tiên tưởng chừng đơn giản: Tìm công việc thích hợp cho bản thân. Bạn có biết chính xác là mình muốn làm việc cho công ty X hoặc tổ chức Y? “Nếu thế, hãy gửi một lá thư giới thiệu viết cẩn thận cùng đơn xin việc thẳng cho công ty, hoặc cho phòng nhân sự hoặc - thường hiệu quả hơn - cho người có khả năng quyết định tuyển người vào bộ phận bạn quan tâm. Không dễ để biết được chính xác về người mà bạn cần liên lạc nên thông thường, bạn sẽ phải tự đào sâu tìm hiểu”.

Khi vào làm việc, để bạn có thể chứng minh năng lực, đó là cả một quá trình. Chắc hẳn một lúc nào đó, bạn cũng sẽ băn khoăn như người quản lý nhắc đến trong cuốn sách này: “Làm tổng giám đốc có những điều hay và những cái dở nhất định. Công việc thì nhiều hơn 50% nhưng lương chỉ cao hơn có 20%. Về logic, bước tiếp theo của tôi sẽ là vị trí giám đốc khu vực. Nhưng tôi thấy vị trí đó không hấp dẫn. Nhiều việc hơn mà lương lại không cao hơn…”.

Hãy thử tìm lời giải trong những tình huống được đúc kết từ trải nghiệm của tác giả Richard Templar ở quyển sách mà bạn đang cầm: Những quy tắc trong công việc: Những chỉ dẫn cụ thể để để mang lại thành công cá nhân (The rules of work: A definitive code for personal success) thuộc bộ sách Sách cho người thành đạt.

Sách do 2 công ty HRVietnam và Alpha Books phối hợp thực hiện.

HRVietnam và Alpha Books xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với các bạn. Chúc các bạn thành công hơn nữa trong công việc.

Mr. PAUL NGUYEN (Giám Đốc Điều Hành HRVietnam)
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

st
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Quy tắc 4.10: Không nói những điều vô nghĩa

Những quy tắc trong công việc - Quy tắc 4.10: Không nói những điều vô nghĩa



Để thành công và được thăng chức, bạn cần xây dựng hình ảnh bản thân là một người thông minh, chững chạc, đáng tin, điềm tĩnh, tinh tế và nhiều kinh nghiệm trong công việc. Trong cuộc đời, đôi khi chỉ một lời nói bất cẩn hay không đúng chỗ có thể phá tan bao nhiêu công sức lao động.

Vì vậy, bạn cần tránh:

* Ám chỉ đến một nhóm người

* Bình phẩm hoặc kể những chuyện cười miệt thị đến bất kì nhóm người nào trong cộng đồng

* Thành kiến với phụ nữ

* Tỏ ra bề trên

* Kiêu căng

* Mất bình tĩnh

* Nói tục - xem thêm Quy tắc 4.8

* Phàn nàn, kêu ca và buôn chuyện - xem thêm Quy tắc 4.1 /2.3

* Để lộ ra mình hay để ý đến người khác

Sẽ là khôn ngoan nếu bạn tập cách thỉnh thoảng mới cất tiếng chứ không phải nói dài dòng và dông dài. Nếu bạn không kiểm soát được lời nói của mình thì khả năng lớn là bạn sẽ nói lung tung. Nếu bạn suy nghĩ cẩn thận trước khi nói, dừng lại một chút để uốn lưỡi thì sự truyền đạt sẽ chính xác và bạn sẽ chỉ nói những điều có nghĩa. Khi đó bạn sẽ được tiếng là người thông minh và chững chạc. Mọi người sẽ đến xin lời khuyên của bạn bởi họ biết bạn luôn suy nghĩ trước khi nói và không nói suông. Người khác sẽ tin tưởng bạn. Một khi đã được mọi người tin tưởng, bạn đương nhiên là ứng cử viên cho sự thăng tiến và thành công.

Hãy chắc rằng điều bạn nói ra có ảnh hưởng và không bị tan biến trong không gian của phòng làm việc. Đừng tán gẫu về chương trình tivi tối hôm trước (thực sự chẳng ai hứng thú vì điều đó cả). Thay vào đó bạn hãy im lặng và đợi đến khi nào có điều gì thú vị để nói với mọi người.



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Những quy tắc trong công việc - Quy tắc 4.9: Hãy là một người biết lắng nghe



Tôi không có ý bạn phải là một bờ vai cho tất cả mọi người đến thổn thức. Thực ra đó không hẳn là người biết lắng nghe mà chỉ là người để mọi người trút những đau khổ. Một người biết lắng nghe là người làm cho người nói biết rằng họ đang được lắng nghe. Bạn sẽ làm điều này bằng cách:

* Nói những câu khuyến khích người nói tiếp tục câu chuyện như kiểu “ừm, tôi đang nghe đây, mọi chuyện thế nào nữa…”.

* Dáng điệu thích hợp: nghiêng đầu sang một bên, mắt mở to và nhìn vào người đang nói, không ngáp hay nhìn đồng hồ.

* Nhắc lại một số thông tin trong câu chuyện của họ để chứng tỏ bạn đang lắng nghe - “À, lúc 3 giờ ngày thứ sáu đúng không, tôi hiểu rồi”.

* Bảo họ nhắc lại những thông tin bạn không nghe thấy hoặc không hiểu - “Bạn có thể nhắc lại một chút về Peterborough không, tôi chưa hiểu rõ lắm”.

* Đưa ra câu hỏi - “Bây giờ họ không chuyển đến Glouscester đúng không?”

* Ghi chép - viết một số thông tin khi họ nói

Tại sao bạn muốn trở thành người biết lắng nghe? Rất đơn giản. Bạn sẽ có:

* Nhiều thông tin hơn

* Hiểu biết hơn về điều bạn nên làm

* Có thông tin về những gì đang xảy ra xung quanh

* Được nhìn nhận là một người đồng cảm và chín chắn

* Được nhìn nhận là một người thông minh và nhanh nhẹn

* Được nhìn nhận là một người kiểm soát được công việc của mình

Nếu không lắng nghe, bạn sẽ không có những điều trên. Nếu bạn lắng nghe, hãy làm cho họ biết là bạn đang lắng nghe. Điều này thật đơn giản.

Biết lắng nghe là một kỹ năng, một khả năng đặc biệt mà bạn phải học tập và rèn luyện để có nó. Nó không tự nhiên có hay có thể đạt được sau một ngày. Hãy suy nghĩ thêm về điều này và mỗi khi lơ là khi nghe người khác nói - bạn hãy tập trung trở lại.
 
Những quy tắc trong công việc - Quy tắc 4.8: Không chửi thề



Tôi biết rằng tất cả chúng ta đều chửi thề. Tôi còn biết rằng bạn coi điều đó là sành điệu. Tôi cũng biết chúng ta phải theo kịp thời đại. Nhưng thành thật mà nói, chúng ta không được phép chửi thề. Bạn có thể nói bất kỳ điều gì bạn muốn khi về nhà hoặc ở trong xe hơi của bạn. Nhưng khi đang ở cơ quan, đừng chửi thề.


Đây là quy tắc rất đơn giản nhưng hiệu quả bởi nó không có trường hợp ngoại lệ - bạn không được chửi thề. Bạn còn lựa chọn nào nữa không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Đó là điều quan trọng nhất của bạn. Bạn không chửi thề và bạn sẽ thoát khỏi những tình thế tế nhị.

Nếu bạn cho phép mình chửi thề, bạn sẽ phải đưa ra nhiều quyết định và tìm sự lựa chọn. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn có thể hoàn thành công việc của bạn. Chẳng hạn, bạn có:

* Chửi thề bất kỳ khi nào mọi việc diễn ra không như bạn mong muốn?

* Chửi thề qua điện thoại?

* Chửi thề trước mặt sếp?

* Chửi thề trước mặt khách hàng?

* Chửi khách hàng?

* Tự cho phép mình dùng một số từ chửi thề nhất định mà không sử dụng những từ khác?

* Chửi thề bằng những từ báng bổ thánh thần?

* Chỉ cho phép mình dùng những từ chửi thề “nhẹ nhàng” hay là những từ thật thô tục?

Những câu hỏi này như một bãi mìn, như một cơn ác mộng. Sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn chẳng chửi thề. Đó chẳng phải một mệnh lệnh chỉ vì đạo đức. Đó là một mệnh lệnh hướng đến sự hiệu quả. Nếu không chửi thề, bạn sẽ không tốn thời gian và công sức nghĩ về việc sử dụng nó. Hãy làm điều đó!
 
Những quy tắc trong công việc - Quy tắc 4.7: Nói "Làm ơn" và "cảm ơn"



Có lẽ bạn nghĩ điều này quá rõ ràng, quá cơ bản nên chắc nó không thể là một phần của các quy tắc. Nhưng, chúng ta đều cần được nhắc lại là nói “làm ơn” và “cảm ơn” vô cùng quan trọng.


Đơn giản là nó xuất hiện chưa đủ. Mọi người nói rằng họ quá bận rộn hoặc hay quên, hoặc họ nói rằng họ đã dùng từ đó rồi và không muốn lặp đi lặp lại nữa. Thật vớ vẩn.

Đưa ra lý do quên nói “làm ơn” và “cảm ơn” là thói quen xấu. Nếu chúng ta bắt đầu quên cả những nguyên tắc lễ nghi và lịch sự tối thiểu thì chúng ta chẳng có lý do gì tồn tại cả. Nếu chúng ta không văn minh và lịch sự đến mức có thể nói “cảm ơn” một ai đó hay thấy phiền toái khi phải thêm chữ “làm ơn” thì đây thực sự là thời điểm chấm dứt việc đó lại.

Cho dù mỗi ngày, một ai đó bao lần đưa cho bạn tờ giấy thì bạn hãy nói bấy nhiêu lần “cảm ơn”. Cho dù bạn đề nghị cùng một thứ bao nhiêu lần thì mỗi lần hãy thêm từ “làm ơn”. Nếu ai đó làm giúp bạn điều gì, cho dù nó nhỏ nhặt, vớ vẩn, buồn chán thế nào, bạn cũng cần cảm ơn người đó.

Bạn chỉ cần quên một lần và người khác sẽ cho là bạn thô lỗ, cục mịch và thật khó chịu. Bạn làm ơn hãy làm cho ngày làm việc của người khác vui vẻ. Cảm ơn bạn lắm! Tôi từng làm việc với một giám đốc có khả năng khuyến khích nhân viên làm ca ba, đi làm vào ngày lễ, làm thêm giờ, làm vào ngày nghỉ, mang việc về nhà, làm việc vào ngày cuối tuần. Khả năng này của ông hơn hẳn bất kì vị giám đốc nào khác. Tất cả chúng tôi đều quan sát ông ấy, cố gắng tìm ra điều gì ông ta làm được mà chúng tôi không thể. Ông ấy đã có được sự trung thành từ cấp dưới của mình, điều chúng tôi không làm được. Đến lúc này tôi biết là các bạn đã tìm được câu trả lời: ông ta luôn nói “làm ơn” và “cảm ơn”.

Bạn thấy hài lòng chứ? Ông ta đã làm như vậy đó. Chỉ một chút biểu hiện của sự lịch sự đã có tác dụng rất lớn. Tôi nghĩ rằng cấp dưới của ông ta không biết điều này. Bản thân chúng tôi cũng không phát hiện ra trong một khoảng thời gian dài. Đại đa số chúng ta đều nói rằng chúng ta luôn nói “làm ơn” và “cảm ơn”. Nhưng ông ta lúc nào cũng nói điều này. Và mỗi khi bạn nói những từ này, hãy nói thật lòng. Một lời cảm ơn chân thành và nồng ấm có tác động rất lớn. Đây cũng là cách bạn trả lời khi nhận được lời khen và tán thưởng. Nếu một ai đó khen bạn làm đã làm việc gì tốt thì bạn chớ thẹn thùng và lắp bắp nói “không có gì”. Điều này sẽ làm giảm ý nghĩa lời khen của họ. Tốt nhất là bạn nên nói “cảm ơn”. Đừng bao giờ nói “làm ơn” như để nịnh nọt hay vòi vĩnh ai. Nên nói “Bạn có thể làm ơn làm việc qua giờ được ăn trưa được không vì chúng ta phải gọi một vài cuộc điện thoại. Buổi chiều bạn có thể về sớm một chút để bù thời gian lúc này”. Bạn đừng có kéo dài giọng: “Bạn có thể làm ơnnnnn làm việc thêm được không. Làm ơnnnnn đi mà”.
 
Những quy tắc trong công việc - Quy tắc 4.6: Đặt ra câu hỏi




Mục tiêu của bài tập này là để trở thành một người: Nổi tiếng, Có cơ hội thăng tiến, Thành công, Dễ mến, Làm việc hiệu quả. Một trong những cách đơn giản nhất để làm được điều này là học cách và thực hành thói quen đặt ra câu hỏi.

Câu hỏi nào? Đương nhiên điều này phụ thuộc vào tình huống. Chẳng hạn trong Quy tắc 4.4: Khen người khác một cách thật lòng; chúng tôi đã đưa ra một số ví dụ cho thấy các câu hỏi tiếp sau rất hữu ích - “Tôi thực sự thích bài trình bày của bạn. Tôi nghĩ rằng bạn thực sự điềm tĩnh. Làm thế nào mà bạn không run nhỉ?”. Hoặc là “Tôi thích cách bạn xử lý đống hóa đơn. Điều gì đã cho bạn ý tưởng đó?”.

Đặt ra câu hỏi cho thấy bạn đang chú ý, quan tâm, thích thú. Đặt câu hỏi cho thấy bạn là người có suy nghĩ, biết suy xét, thông minh và sáng tạo. Những người ngốc nghếch không đặt câu hỏi. Những người chán nản không đặt câu hỏi. Những người lười biếng không thích đặt câu hỏi, dù là bất kì câu hỏi nào.

Người hiếu chiến hay đưa ra nhận định - “Tôi không thích ý tưởng đó, điều này bất khả thi”. Người tuân thủ luật chơi đặt câu hỏi; cũng có thể họ đều nói đến một ý, nhưng cách diễn đạt sẽ khác nhau - “Tôi nghĩ tôi cần thêm một số thông tin về ý tưởng này. Anh thấy nó sẽ hoạt động tốt chứ? Liệu giải quyết gấp có đáp ứng việc số lượng đơn đặt hàng tăng không? Liệu chúng ta có nên thêm người không? Có lẽ chúng ta phải dành thời gian để suy nghĩ về vấn đề này, những người khác nghĩ thế nào nhỉ?”. Bạn không nói ý tưởng đó đáng bỏ đi nhưng họ biết là bạn nghĩ như vậy. Tuy nhiên, họ cũng nghĩ bạn là một người rất tốt. Bạn không hạ gục họ trước mặt đồng nghiệp, nhưng bạn vẫn đưa họ một đoạn dây thừng để tự họ xử nếu họ muốn. Và khi bạn đưa cho họ một lối thoát, họ sẽ chọn giải pháp ấy - “dành thời gian suy nghĩ về vấn đề này” dường như có ý “chúng ta sẽ không bàn về việc này nữa” hơn. Tuy nhiên, cách nói này thật ngoại giao.

Nói chung đưa ra câu hỏi là một điều rất đáng phải làm. Nó chứng tỏ bạn quan tâm đến đồng nghiệp của mình. Nhưng bạn hãy đặt ra câu hỏi thật chân tình và thành thật, câu hỏi nhẹ nhàng nhưng thật “đắt”.

Sẽ chẳng hay ho gì khi bạn hỏi: “Cậu lôi ở xó nào ra cái áo đó thế? Cậu có chắc là nó hợp với cậu không?” Đừng tập trung vào cái áo trừ khi trông nó quá khủng khiếp. Thay vào đó hãy hỏi về công việc: “Làm thế nào mà cậu giải quyết các hóa đơn đó nhanh vậy? Liệu cậu có bí quyết nào mà bọn tớ chưa biết không?”.

Nếu trong trường hợp bạn muốn ủng hộ ai đó (kể cả khi họ thật tồi tệ thì vẫn sẽ có điểm gì tốt từ họ, không ai hoàn toàn xấu xa cả) thì bạn cũng nên dùng câu hỏi. Trong công việc của bất kì ai bao giờ cũng có một khía cạnh nào đó bạn có thể đặt câu hỏi. Bạn cũng có thể hỏi về sở thích, cuộc sống hay gia đình họ. Câu hỏi thậm chí chỉ đơn giản như “lũ trẻ nhà cậu thế nào?”. Nó sẽ rút ngắn khoảng cách và làm bạn dễ gần hơn. Nó sẽ mở ra đối thoại, tạo nên bầu không khí dễ chịu, sự nồng ấm giữa những người hàng ngày làm việc với nhau.
 
Những quy tắc trong công việc - Quy tắc 4.5: Vui vẻ và lạc quan



Nếu hàng sáng bạn đi làm với một tâm trạng vui vẻ thì tâm trạng đó sẽ khiến bạn trở thành kiểu người mà căng thẳng và phiền muộn chỉ là nước đổ lá khoai. Vì thế, mọi người sẽ nghĩ đến bạn như một người làm chủ tình thế, hòa nhã, thư thái, tự tin và chững chạc.

Chính vì vậy, bạn hãy huýt sáo khi đến phòng làm việc của mình nhé.

Lúc nào bạn cũng nên vui vẻ. Ngoài trời thì mưa, cảnh chiều mùa đông thật não nùng và ảm đạm. Công việc thì trì trệ, lãi suất lại tăng, sếp thì đang nổi cáu còn mọi người thì đang cố gắng làm sếp bớt nóng. Tất cả những điều này cũng không thể là lý do dập tắt nụ cười của bạn. Đó là một ngày tồi tệ, nhưng rồi nó sẽ qua và mặt trời lại tỏa sáng. Dù tình cảnh của bạn thế nào, mọi việc rồi sẽ tốt đẹp hơn.

Duy trì quan điểm lạc quan và thái độ vui vẻ là một thủ thuật. Trước tiên, bạn không phải tin vào điều đó, bạn chỉ cần làm như vậy thôi. Hãy làm đi, kể cả ra vẻ như vậy cũng được. Một lúc sau bạn sẽ phát hiện ra đó không phải là màn kịch, bạn cũng không phải ra vẻ mà đúng là bạn đang cảm thấy hưng phấn. Đó là một mánh lừa. Bạn đang tự lừa mình chứ chẳng lừa ai cả. Nụ cười sẽ kích thích các hormon. Những hormon này sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Một khi cảm thấy dễ chịu, bạn sẽ cười nhiều hơn và sẽ kích thích được nhiều hóc môn hơn. Bạn sẽ mất vài ngày cười khi bạn cảm thấy không thích thú lắm, nhưng sau đó bạn sẽ khởi động một chu trình lúc nào cũng làm bạn vui vẻ.

Trong mắt mọi người một khi bạn trở thành một người vui vẻ và lạc quan, họ sẽ muốn ở bên bạn nhiều hơn - vì không gì hấp dẫn hơn một con người vui vẻ.

Bạn hãy mang vài bông hoa đến cơ quan và làm bừng sáng bàn làm việc của bạn. Huýt sáo. Cười. Đừng bao giờ cho mọi người thấy bạn đang buồn phiền trong lòng. Khi trả lời câu “Cậu thế nào”, thật dễ dàng khi nói “Tớ nghĩ là tạm ổn. Không đến nỗi phải càu nhàu. Không đến nỗi phải ca thán. Cậu biết đấy, qua ngày thôi”. Nhưng đó là câu nói sáo rỗng, một thói quen. Bạn hãy thử trả lời như sau “Thực sự là rất tốt, mọi việc đều rất ổn”. Đó chính là thủ thuật dành cho bạn.

Nếu ai đó đem đến cho bạn nhiều việc hơn trách nhiệm của bạn (công việc này bạn có thể từ chối được và bạn có thẩm quyền làm việc đó) đúng lúc bạn nghĩ mình đã hoàn thành nhiệm vụ. Rất dễ dàng khi nói “Trời ơi, không, lại một đống việc nữa. Mọi người không nhìn thấy tôi quá bận rộn hay sao? Thực sự là quá sức chịu đựng!”. Nếu bạn không thể từ chối và kêu ca không giải quyết được gì thì bạn hãy thử nói “Hãy để việc đó ở đây. Tẹo nữa tôi sẽ giải quyết nó. Cảm ơn nhé”. Tại sao bạn lại to tiếng với người mang việc đến cho bạn. Tôi chắc chắn rằng bản thân người đó không nghĩ ra thêm việc cho bạn để chọc tức bạn. Chẳng sung sướng gì khi phải làm thêm việc. Vậy phải làm gì? Bạn hãy vui vẻ chấp nhận điều đó. Mỗi giây bạn kêu ca phàn nàn thì tuổi thọ bạn cũng ngắn lại. Mỗi giây vui vẻ lạc quan là một giây cộng thêm vào tuổi thọ của bạn. Vậy bạn hãy lựa chọn đi.
 
Quy tắc 1: Khiến nhân viên tích cực và hào hứng làm việc


“Làm việc gì đó bởi vì nó phù hợp với mình chứ không chỉ vì nó hứa hẹn sự thành công”.
Vaclav Havel, Tổng thống Cộng hòa Séc


TTO - Bạn quản lý nhân viên. Họ là những người làm công ăn lương. Tuy nhiên, nếu như đối với họ, công việc họ làm “chỉ đơn thuần là công việc” thì bạn không bao giờ khiến cho họ có thể làm việc hiệu quả nhất. Nếu họ đến chỗ làm mà chỉ mong hết giờ và làm việc cầm chừng thì coi như bạn đã thất bại. Nhưng ngược lại, nếu như họ tìm thấy niềm vui trong công việc, họ đến làm việc với tâm trạng hào hứng phấn khởi và tích cực lăn xả vào công việc thì bạn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng được những năng lực nổi trội nhất của họ. Vấn đề là việc chuyển đổi từ một nhóm làm việc chậm chạp, kém hiệu quả thành một nhóm làm việc hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Chính bạn là người phải khuyến khích, lãnh đạo, thúc đẩy, kêu gọi họ và khiến họ tham gia một cách tích cực vào công việc.

Mọi việc chỉ có thế thôi. Nhưng bạn lại cảm thấy đó giống như một thách thức đối với bạn đúng không? Tôi có tin vui cho bạn đó là việc làm cho nhóm của bạn trở nên nhiệt tình với công việc họ đang làm là một việc rất dễ. Những gì bạn phải làm là khiến họ quan tâm tới công việc của họ. Điều này thì cũng rất dễ. Bạn phải làm cho họ ý thức về giá trị công việc họ đang làm, công việc của họ có ảnh hưởng gì tới cuộc sống, nó đem lại những nhu cầu cần thiết gì cho người khác và bằng cách nào mà họ có thể để lại ấn tượng với người khác thông qua sản phẩm họ làm ra. Bạn hãy làm cho họ tin rằng những gì họ làm có ý nghĩa rất lớn. Ở một mức độ nào đó những việc họ làm cũng chính là những đóng góp cho xã hội chứ không phải chỉ làm giàu cho các cổ đông, chủ công ty.

Vâng, tôi biết nếu như bạn quản lý một nhóm y tá thì việc chỉ cho họ biết họ đã đóng góp thế nào cho xã hội dễ dàng hơn là việc chỉ cho những người làm công việc quảng cáo biết được sự đóng góp của họ. Tuy nhiên, nếu như bạn để tâm nghĩ về công việc của họ thì bạn có thể tìm thấy giá trị của bất cứ công việc nào mà họ làm. Như vậy, bạn có thể khiến cho họ tự hào dù cho họ có làm việc gì đi chăng nữa. Bạn muốn tôi chứng minh không? Này nhé, những người làm công việc bán các thiết kế mẫu quảng cáo sẽ giúp cho các công ty khác, kể cả một số công ty rất nhỏ, giành được thị phần. Người làm quảng cáo sẽ khiến cho các khách hàng tiềm năng hướng tới những sản phẩm mà có lẽ họ đã mong đợi từ lâu và thật sự thấy cần thiết. Chính những người làm về quảng cáo đã khiến cho các tạp chí, báo chí phát triển mạnh mẽ vì những phương tiện này lưu hành ngày càng nhiều nhờ vào số tiền đăng các tin quảng cáo. Quảng cáo cung cấp thông tin và đem lại niềm vui cho người đọc (nếu không thì độc giả không mua đúng không?).

Hãy làm cho họ tin rằng những gì họ làm có ý nghĩa rất lớn

Bạn hãy quan tâm tới nhân viên của bạn. Đây là một điều dễ làm. Sau đây là một ví dụ. Ai cũng mong muốn được đánh giá cao và muốn được coi là người có ích. Những người hay nghi ngờ thì cho rằng đây là điều vô lý. Tuy nhiên đây là sự thật, rất thật. Tất cả những gì bạn phải làm là thật sự quan tâm tới nhân viên. Bạn sẽ biết được cách quan tâm, suy nghĩ, lo lắng, thấy được trách nhiệm và nhiệm vụ phải để tâm tới nhân viên. Bạn hãy làm trách nhiệm của mình một cách tận tâm và triệt để. Như vậy nhân viên của bạn sẽ quý trọng bạn và gắn bó với bạn lâu bền tới mức chính họ cũng không hiểu rõ lý do vì sao.

Tuy nhiên, bạn phải tin tưởng vào chính mình trước khi áp dụng phương pháp này đối với nhóm của bạn. Bạn có tin là những gì bạn làm có một ảnh hưởng quan trọng và tích cực không? Nếu bạn không chắc thì bạn hãy bắt đầu quan tâm sâu sắc tới nhân viên của mình và bạn sẽ tìm ra cách quan tâm tới họ


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top