Hanamizuki
New member
- Xu
- 0
Người Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, cho dù sự kỷ luật đó bắt nguồn từ hoàn cảnh sinh sống khó khăn, từ việc nghĩ tới lợi ích chung hay từ văn hóa v.v... đã trở thành như tự giác, nhưng không phải cứ thế thì 100% con người trong xã hội này sẽ trở thành kỷ luật. Mà những người làm luật, những đoàn thể... đều phải suy tính, ghi ra rất chi tiết các quy luật và phổ biến rộng rãi để mọi người tuân theo.
Nhật Bản hiện nay đang là đất nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới cả về công nghệ lẫn văn hóa đời sống. Những nét tính cách tốt đẹp của người Nhật là yếu tố quyết định làm nên thành công hiện nay của đất nước này
Đoàn kết và trung thực
Người Nhật có một quy tắc làm việc gọi là “HORENSHO” nghĩa là Thông báo – Liên lạc – Thảo luận. Trước khi làm việc gì, họ đều thông báo trước cho những người liên quan. Khi làm việc, nếu có vấn đề gì phát sinh, thì họ luôn liên lạc ngay với người phụ trách. Sau khi làm việc xong, họ sẽ cùng thảo luận với nhau về công việc đã làm để trao đổi kinh nghiệm. Và nếu họ có làm điều gì sai thì họ luôn thành thật nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Sự trung thực của người Nhật được thể hiện ró nét qua hệ thống tổ chức những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Hay ở Nhật nếu bạn có đánh rơi mất đồ thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi lẽ, tập quán của người Nhật là người nhặt được của rơi sẽ đem đến nộp cho đồn cảnh sát gần nhất.
Bình đẳng
Đây là một đất nước không có tình trạng phân biệt giàu nghèo bởi mọi đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã được dạy về sự bình đẳng, khuyến khích đi bộ tới trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Ngay từ nhỏ trẻ em được dạy cách ăn uống lịch sự, các phần ăn buffe không bao giờ bị bỏ phí, cách ăn uống sạch sẽ gọn gàng cũng được đề cao.Cách dạy con “ứng xử” và “yêu mến” thức ăn của người Nhật khiến nhiều người sửng sốt và ngưỡng mộ.
Mọi thân phận, địa vị hay công việc đều được coi trọng.
Nghiêm túc, ý thức kỷ luật tốt
Người Nhật luôn nghiêm túc tuân thủ các quy tắc ứng xử trong xã hội như chấp hành nội quy của nhà trường, công ty, luật giao thông, mọi quy định trong gia đình… Họ tuyệt đối xem trọng lễ nghĩa: cách chào hỏi, giao tiếp với người khác đúng cách, đúng chuẩn mực. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua phong cách chào “nghiêng mình” đặc trưng của người Nhật: người được chào càng có tuổi, địa vị, uy tín cao hơn thì người chào càng phải cúi mình thấp hơn.
Tinh thần trách nhiệm cao
Những người làm việc chăm chỉ, cố gắng luôn được đề cao trong xã hội Nhật. Từ khi còn đi học, các học sinh đã được rèn luyện ý thức học tập nghiêm túc, không sao chép từ người khác. Vì vậy, ngay cả các kết quả nghiên cứu của sinh viên tốt nghiệp đại học cũng có giá trị ứng dụng rất cao. Và khi đi làm, họ luôn làm việc với tinh thần hết mình vì công việc nhằm đem lại kết quả tốt nhất.
Phép lịch sự được đề cao tuyệt đối
Điều này được thể hiện ngay trong từng bước đi, cách ngồi nghiêm túc, nếp ăn uống sinh hoạt ngay trong gia đình.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ngay cả đứng trên thang máy họ cũng đứng gọn sang 1 phía để những người vội có khoảng trống.
Người Nhật Bản rất coi trọng học vấn
Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Nhà nước bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa. Ở cấp độ cá nhân, con người Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập.
Sự theo đuổi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích.
Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho người dân Nhật niềm tin rằng: số phận cơ may của họ được định đoạt bởi sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ cũng tin rằng tất cả họ ngay từ đầu đều có cơ hội bình đẳng như nhau. Do vậy, ý niệm về sự bình đẳng là một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục.
Người Nhật rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Người Nhật thành công trong việc kết hợp các yếu tố hiện đại và truyền thống tạo nên một nền văn hóa Nhật Bản đa màu sắc. Họ sẵn sàng tiếp nhận những cái mới, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình.
Tinh thần làm việc tập thể
Đây là yếu tố đặc trưng vượt trội mà không tìm thấy được ở những quốc gia phương đông khác. Trong đời sống người Nhật, tập thể đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công hay thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi thành viên trong nhóm, bất kể anh ta đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng hay vinh quang mà nhóm đã đạt được tập thể, nhóm ở đây có thể là công ty, trường học hay hội đoàn…
Trong làm việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể. Trong các buổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lòng người khác. Các tập thể (công ty, trường học hay đoàn thể chính trị) có thể cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng tuỳ theo hoàn cảnh và trường hợp, các tập thể cũng có thể liên kết với nhau để đạt mục đích chung. Thí dụ điển hình là hai công ty Nhật có thể cạnh tranh với nhau ở trong nước Nhật nhưng khi ra nước ngoài hai công ty có thể bắt tay nhau để cạnh tranh lại với một nước thứ ba của ngoại quốc.
Tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ
Người Nhật tiết kiệm trong chi tiêu và cần cù trong lao động. Do đó, sau 30 năm từ một nước bị chiến tranh tàn phá họ trở thành một cường quốc về kinh tế. Nhật nằm trên vùng hay gặp nhiều thiên tai nên gặp khó khăn bất kỳ lúc nào. Chính điều này đã tạo nên tính tiết kiệm của họ. Ngoài ra, họ tiết kiệm để bảo đảm vấn đề ăn học cho con cái họ và dành dụm tiền mua nhà.
Lòng trung thành
Khi lý giải về những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế và ổn định xã hội nhiều người đã nghiên cứu lòng trung thành và coi đó là một nhân tố đóng góp cho sự phát triển đó.
Người Nhật luôn bị ràng buộc trong mối quan hệ trên dưới: một bên là sự bảo hộ, một bên là sự thuần phục và trung thành. Mọi người đều có trách nhiệm tuân theo các nguyên tắc xử sự để tránh sụp đổ hay đối địch. Trong một công ty thì cống hiến, trung thành, kiềm chế là một khẩu hiệu chủ chốt. Trong khi người quản lý được yêu cầu phải có tình thương thì công nhân được yêu cầu phải biết vâng lời, trung thành.
Hơn thế các công ty Nhật Bản tăng cường sức mạnh của chính mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các công nhân và bằng cách đào tạo họ hơn nữa. Chính sự hài hòa giữa các nhân viên của công ty và sự hiến thân của họ cho công ty, chứ không phải sự cạnh tranh giữa các nhân công riêng lẻ, mới là điểm quan trọng. Nhưng khi phải cạnh tranh với các địch thủ nước ngoài thì các công ty Nhật lại đoàn kết thành một cơ thể thống nhất. Như vậy xã hội Nhật Bản là một xã hội cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo ra sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà chính cá nhân phải làm việc quên mình cho cuộc cạnh tranh của nhóm.
Nhật Bản hiện nay đang là đất nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới cả về công nghệ lẫn văn hóa đời sống. Những nét tính cách tốt đẹp của người Nhật là yếu tố quyết định làm nên thành công hiện nay của đất nước này
Đoàn kết và trung thực
Người Nhật có một quy tắc làm việc gọi là “HORENSHO” nghĩa là Thông báo – Liên lạc – Thảo luận. Trước khi làm việc gì, họ đều thông báo trước cho những người liên quan. Khi làm việc, nếu có vấn đề gì phát sinh, thì họ luôn liên lạc ngay với người phụ trách. Sau khi làm việc xong, họ sẽ cùng thảo luận với nhau về công việc đã làm để trao đổi kinh nghiệm. Và nếu họ có làm điều gì sai thì họ luôn thành thật nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Sự trung thực của người Nhật được thể hiện ró nét qua hệ thống tổ chức những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Hay ở Nhật nếu bạn có đánh rơi mất đồ thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi lẽ, tập quán của người Nhật là người nhặt được của rơi sẽ đem đến nộp cho đồn cảnh sát gần nhất.
Những cửa hàng không hề có người bán, hay còn gọi là cửa hàng tự phục vụ, là điều không khó tìm thấy tại Nhật Bản.
Bình đẳng
Đây là một đất nước không có tình trạng phân biệt giàu nghèo bởi mọi đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã được dạy về sự bình đẳng, khuyến khích đi bộ tới trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Ngay từ nhỏ trẻ em được dạy cách ăn uống lịch sự, các phần ăn buffe không bao giờ bị bỏ phí, cách ăn uống sạch sẽ gọn gàng cũng được đề cao.Cách dạy con “ứng xử” và “yêu mến” thức ăn của người Nhật khiến nhiều người sửng sốt và ngưỡng mộ.
Mọi thân phận, địa vị hay công việc đều được coi trọng.
Nghiêm túc, ý thức kỷ luật tốt
Người Nhật luôn nghiêm túc tuân thủ các quy tắc ứng xử trong xã hội như chấp hành nội quy của nhà trường, công ty, luật giao thông, mọi quy định trong gia đình… Họ tuyệt đối xem trọng lễ nghĩa: cách chào hỏi, giao tiếp với người khác đúng cách, đúng chuẩn mực. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua phong cách chào “nghiêng mình” đặc trưng của người Nhật: người được chào càng có tuổi, địa vị, uy tín cao hơn thì người chào càng phải cúi mình thấp hơn.
Tinh thần trách nhiệm cao
Những người làm việc chăm chỉ, cố gắng luôn được đề cao trong xã hội Nhật. Từ khi còn đi học, các học sinh đã được rèn luyện ý thức học tập nghiêm túc, không sao chép từ người khác. Vì vậy, ngay cả các kết quả nghiên cứu của sinh viên tốt nghiệp đại học cũng có giá trị ứng dụng rất cao. Và khi đi làm, họ luôn làm việc với tinh thần hết mình vì công việc nhằm đem lại kết quả tốt nhất.
Phép lịch sự được đề cao tuyệt đối
Điều này được thể hiện ngay trong từng bước đi, cách ngồi nghiêm túc, nếp ăn uống sinh hoạt ngay trong gia đình.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ngay cả đứng trên thang máy họ cũng đứng gọn sang 1 phía để những người vội có khoảng trống.
Người Nhật Bản rất coi trọng học vấn
Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Nhà nước bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa. Ở cấp độ cá nhân, con người Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập.
Sự theo đuổi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích.
Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho người dân Nhật niềm tin rằng: số phận cơ may của họ được định đoạt bởi sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ cũng tin rằng tất cả họ ngay từ đầu đều có cơ hội bình đẳng như nhau. Do vậy, ý niệm về sự bình đẳng là một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục.
Người Nhật rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Người Nhật thành công trong việc kết hợp các yếu tố hiện đại và truyền thống tạo nên một nền văn hóa Nhật Bản đa màu sắc. Họ sẵn sàng tiếp nhận những cái mới, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình.
Tinh thần làm việc tập thể
Đây là yếu tố đặc trưng vượt trội mà không tìm thấy được ở những quốc gia phương đông khác. Trong đời sống người Nhật, tập thể đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công hay thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi thành viên trong nhóm, bất kể anh ta đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng hay vinh quang mà nhóm đã đạt được tập thể, nhóm ở đây có thể là công ty, trường học hay hội đoàn…
Trong làm việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể. Trong các buổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lòng người khác. Các tập thể (công ty, trường học hay đoàn thể chính trị) có thể cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng tuỳ theo hoàn cảnh và trường hợp, các tập thể cũng có thể liên kết với nhau để đạt mục đích chung. Thí dụ điển hình là hai công ty Nhật có thể cạnh tranh với nhau ở trong nước Nhật nhưng khi ra nước ngoài hai công ty có thể bắt tay nhau để cạnh tranh lại với một nước thứ ba của ngoại quốc.
Tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ
Người Nhật tiết kiệm trong chi tiêu và cần cù trong lao động. Do đó, sau 30 năm từ một nước bị chiến tranh tàn phá họ trở thành một cường quốc về kinh tế. Nhật nằm trên vùng hay gặp nhiều thiên tai nên gặp khó khăn bất kỳ lúc nào. Chính điều này đã tạo nên tính tiết kiệm của họ. Ngoài ra, họ tiết kiệm để bảo đảm vấn đề ăn học cho con cái họ và dành dụm tiền mua nhà.
Lòng trung thành
Khi lý giải về những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế và ổn định xã hội nhiều người đã nghiên cứu lòng trung thành và coi đó là một nhân tố đóng góp cho sự phát triển đó.
Người Nhật luôn bị ràng buộc trong mối quan hệ trên dưới: một bên là sự bảo hộ, một bên là sự thuần phục và trung thành. Mọi người đều có trách nhiệm tuân theo các nguyên tắc xử sự để tránh sụp đổ hay đối địch. Trong một công ty thì cống hiến, trung thành, kiềm chế là một khẩu hiệu chủ chốt. Trong khi người quản lý được yêu cầu phải có tình thương thì công nhân được yêu cầu phải biết vâng lời, trung thành.
Hơn thế các công ty Nhật Bản tăng cường sức mạnh của chính mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các công nhân và bằng cách đào tạo họ hơn nữa. Chính sự hài hòa giữa các nhân viên của công ty và sự hiến thân của họ cho công ty, chứ không phải sự cạnh tranh giữa các nhân công riêng lẻ, mới là điểm quan trọng. Nhưng khi phải cạnh tranh với các địch thủ nước ngoài thì các công ty Nhật lại đoàn kết thành một cơ thể thống nhất. Như vậy xã hội Nhật Bản là một xã hội cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo ra sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà chính cá nhân phải làm việc quên mình cho cuộc cạnh tranh của nhóm.