Những nét đẹp của người phụ nữ VN xưa qua ca dao

ngan trang

New member
Những nét đẹp của người phụ nữ VN xưa qua ca dao


Theo huyền sử, khoảng năm ngàn năm trước đây, dân Lạc Việt, giống Bách Việt, tổ tiên chúng ta, đã khởi nghiệp tại vùng hồ Động Đình (thuộc lưu vực miền nam sông Dương Tử); rồi sau hàng ngàn năm tranh đấu quyết liệt đã vượt thoát được bao cuộc xâm lăng diệt chủng ghê gớm của Hoa tộc mà lui dần xuống phương nam, lập được một vương quốc trên đồng bằng sông Hồng,
lấy tên nước là Văn Lang (có nghĩa là nước của những làng có văn hóa) do các vua Hùng, họ Hồng Bàng trị vì. Tiếp nối các đời vua Hùng là triều đại nhà Thục, rồi nhà Triệu.

Từ năm 111 trước TL, nhà Đông Hán đem quân sang xâm chiếm nước tạ Trong lúc toàn dân đang tuyệt vọng và đau khổ dưới ách thống trị của người Trung Hoa thì ở huyện Mê Linh, hai chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị nổi
lên đánh đuổi đạo quân tham tàn của thái thú Tô Định, giành lại được độc lập, tự do cho nước nhà (năm 40 của thế kỷ thứ nhất).

Kể từ khi các vua Hùng lập quốc, từ khi lịch sử được ghi chép thành văn đến nay thì cuộc khởi nghĩa của hai vua Bà họ Trưng đã mở đầu cho những trang sử
vàng son của dân tộc.

Chiến công hiển hách của Hai Bà đã hòa đồng cùng khí thiêng sông núi và tạo thành một truyền thống hào hùng bất khuất của con dân đất Việt. Sau đó, Biết bao anh hùng hào kiệt như Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Quang Trung, ... đã nối chí Hai Bà, không nề gian khổ hiểm nguy, kiên quyết tranh đấu đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ đất đai và chủ quyền cho quốc gia dân tộc.

Riêng nữ giới cũng có lắm bậc anh thư cân quốc, noi gương Hai Bà lập được nhiều sự nghiệp vẻ vang về văn cũng như về võ.

Về võ, ta có một Lê Chân, một Bát Nàn, hai vị võ tướng kiệt liệt đã giúp Hai Bà đoạt được nhiều thành trì trong tay giặc Hán; một Bà Vương Triệu Thị
Trinh muốn "đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển đông, quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi", đã làm cho quân Đông Ngô phải run sợ; một đô đốc Bùi Thị Xuân, vị nữ tướng lừng danh chiến đấu anh dũng của nhà Tây Sơn; một Cô Giang, một Cô Bắc từng gây nhiều trở ngại cho quân xâm lược Pháp ... đã phản ảnh khí phách hào hùng và nêu cao truyền thống "giặc đến nhà, đàn bà phải đánh" của gái Việt.

Về văn, ta có một Đoàn Thị Điểm tài hoa, lịch duyệt; một Bà Huyện Thanh Quan cổ kính, trang đài; một Hồ Xuân Hương phóng túng, dí dỏm; một Ngọc Hân công chúa lâm li, não nuột v.v... đã vun bồi cho vườn hoa văn học nước
nhà thêm bao hương sắc.

Nhưng ngoài những vị anh thư, kỳ nữ nổi bật đó, còn biết bao người phụ nữ VN khác chỉ sống âm thầm nơi xóm làng, an vui với bổn phận tề gia, nội trợ của
người vợ đảm, mẹ hiền... Vậy muốn tìm hiểu trung thực hình ảnh và đời sống tâm tình của người phụ nữ VN nói chung này, chúng ta nên đi sâu vào nếp sống bình thường của họ, mà từ ngàn xưa đã được người bình dân truyền tụng qua ca dao, qua câu hát, tiếng hò. Chúng ta đều biết, ca dao, dân ca chủ về trữ tình nên những bài nói về nữ giới có rất nhiều; tuy vậy,chúng chỉ là những câu ca ngắn ngủi, ý tứ rất tản mạn. Thế nên, sau khi thu thập tài liệu, chúng tôi đã cố gắng dựa theo tình ý của lời ca, câu hát, mà tạo dựng nên những cảnh ngộ, sắp xếp theo từng lớp lang, diễn tiến sao cho hợp tình hợp lý. Những mong, nhờ đó chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện ra được những nét đẹp từ vật chất đến tinh thần của người phụ nữ VN xưa, qua hai giai đoạn quan trọng của cuộc đời:
- Khi còn con gáị
- Và khi đã lập gia đình.

A. Khi còn con gái
1. Những nét đẹp về vật chất
a. Nhan sắc
Khi còn con gái, người thiếu nữ VN sống êm đềm dưới gối cha mẹ để chờ ngày xuất giá vu quị Đây là thời kỳ thơ mộng nhất, nàng được cha mẹ yêu thương rất
mực và dạy bảo, khuyên răn đủ điều về nữ công, nữ hạnh để trở thành một người thiếu nữ hoàn toàn : Phận gái tứ đức vẹn tuyền Công dung ngôn hạnh là tiên phàm trần! Lại nhờ có nhan sắc, nàng được nhiều chàng thanh niên để ý săn đón, yêu thương :
Vì cam cho quít đèo bồng
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương
Hay tiến xa hơn nữa :
Vào vườn hái quả cau non
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.

Mỗi người thiếu nữ đều có một cái duyên, một sự hấp dẫn riêng để làm say đắm lòng người khác pháị Nhưng tựu trung, nhan sắc của các nàng cũng không ngoài những điều đã được ca dao truyền tụng: Có nàng đẹp nhờ mái tóc rậm dài bồng bềnh, và đôi chân mày cong vòng như viền trăng non:Chân mày vòng nguyệt có duyên
Tóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng.

Hay có cặp lông mày thanh mướt như lá liễu và khuôn mắt thuôn dài như dáng lá rau răm :Những người con mắt lá răm
Đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.

Có nàng đẹp nhờ hai con mắt to tròn đen láy, trông hiền lành, ngây thơ như mắt chim bồ câu:Cổ tay em trắng như thể gương tàu
Đôi mắt bồ câu làm cho phải khổ.

Hay sáng ngời, lấp lánh như ánh sao khuya :Nhấp nhánh là nhấp nhánh ơi
Mắt người lấp lánh như sao trên trời
Nhớ người lắm lắm người ơi!

Có nàng lại đẹp nhờ hai má có hai lúm đồng tiền, mỗi khi nói nói, cười cười tạo nên một cái duyên hấp dẫn là thường :Hai má có hai đồng tiền
Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưạ

Hay vì có nước da trắng nõn, đôi gò má đỏ au, đôi môi hồng đào, khiến nét mặt trở nên tươi thắm vô ngần, nhiều cậu vừa thoáng thấy đã phải chú ý rồi đem lòng trộm dấu, thầm yêu:Ai xui má đỏ ,môi hồng
Để anh nhác thấy đem lòng thương yêụ

và :Nước trong ai chẳng rửa chân
Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn.

Tuy nhiên nụ cười vẫn là vẻ đẹp quyến rũ nhất của người thiếu nữ, một nụ cười tươi gây nên bao nỗi nhớ, niềm thương :Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười,
Trăm quan mua lấy miệng cười
Nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.

Sau hết phải kể tới vóc dáng. Người con gái đẹp là người có thân hình thỏn thả, thanh tú:Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêụ

Người thanh tất nhiên không phải là người béo, cũng không phải là người gầy, vì người đẹp phải là người có da, có thịt, cổ tay phải tròn lẳn, mềm mại kia :Cổ tay em trắng lại tròn
................................
Gối chăn gối chiếc không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

Đã thế, người đẹp còn phải có eo thon, tạo nên sự cân đối và làm nổi bật được những đường nét yêu kiều cho vóc dáng :Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con.

Tóm lại, người thiếu nữ VN xưa được kể là đẹp phải thuộc vào hạng những người có nước da trắng trẻo hồng hào, mái tóc rậm dài tha thướt, nét mặt tươi
thắm hồn nhiên, dáng vóc thanh tú cân đối mềm mạị Người đẹp như thế thì đứng đâu mà chả đẹp :
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.

Đã vậy, heo bản tính tự nhiên, người thiếu nữ VN xưa cũng biết cách làm tăng thêm vẻ đẹp sẵn có của mình. Nàng được bác mẹ dạy "cái răng cái tóc, một góc con người" nên hằng cố gắng trau chuốt. Nàng còn biết "Đàn bà tốt tóc thì sang", mà muốn :Tốt tóc thì cỏ mần trầu
Sạch ghét sạch gầu bồ kết với chanh.

Áp dụng những chất liệu đó, nàng đã tạo được cho mình một mái tóc rậm, dài tha thướt, làm cho bao chàng phải trầm trồ:Anh đi khắp bốn phương trời
Chẳng đâu lịch sự bằng người ở đâỵ
Gặp em má đỏ hây hây
Răng đen nhưng nhức, tóc mây rườm rà.

Nàng cũng biết giắt hoa trên đầu để ướp hương cho tóc và làm cho suối tóc thêm vẻ mỹ miều:Tóc em dài em cài bông hoa lý
Miệng em cười có ý anh thương.

Có nàng thả suối tóc buông lơi trước gió khiến lắm chàng trai phải xao xuyến, đê mê :Tóc đến lưng vừa chừng em búi
Để chi dài bối rối dạ anh.

Còn đây là nụ cười, ai cũng biết nụ cười, khóe mắt la hai yếu tố tạo nên vẻ linh động, duyên dáng nhất trên khuôn mặt người đàn bà. Và nụ cười chính là lợi khí đầu tiên của người thiếu nữ để chinh phục tha nhân.Thế nên, ngay khi vừa mới dậy thì, người thiếu nữ đã sớm biết tạo cho mình một cái duyên bằng nụ cười :Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng
Thương ai chúm chím cười duyên một mình.

Và lạ chưa, vừa nhìn qua nụ cười, người ta đã đoán ngay nàng là gái chưa chồng :Răng đen nhưng nhức hạt dưa
Miệng cười tủm tỉm như chưa có chồng.

Vì ý thức được rằng, người chung quanh sẽ đánh giá sự giáo dục gia đình, và đoán biết được tình ý của mình qua nụ cười nên nàng rất giữ ý tứ. Người con
gái có ý tứ không được cười toét miệng hoặc cười thành tiếng, mà chỉ cười nụ, chúm chím đầu môi như nụ hoa ngâu nhỏ xíu, khum khum hàm tiếu :
Nụ cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Nụ cười có ý tứ ấy, chẳng những dễ dàng gây được thiện cảm với các chàng trai ngay trong buổi đầu gặp gỡ ,mà còn có khả năng lưu lại tình quyến luyến lâu
dài trong ký ức của họ :
Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình.

Nếu không chúm chím thì đôi môi cũng chỉ được hé mở, đủ lộ hai hàm răng đen nhánh, tạo cho người con gái một vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ :Ngó lên lỗ miệng em cười
Như búp hoa nở, như mặt trời mới lên.

Nụ cười tươi với hàm răng đen nhánh ấy đã gây được bao nhiêu thi hứng trong ca daọ Biết bao chàng trai đã vì chúng, sau cuộc vui ra về còn ôm mãi mối tương tư :Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cườị
Răng đen ai khéo nhuộm cho cô mình
Để duyên cô mình đẹp
Cho cái tình chúng anh yêu.

Nàng còn biết làm đỏm thêm bằng miếng trầu cho đỏ cặp môi, bằng hớp rượu cho hồng đôi má :Có trầu cho miếng đỏ môi
Có rượu cho chén thêm tươi má hồng.

Và cuối cùng là con mắt, người đông phương chúng ta không cần phải đọc sách Tây phương mới biết "con mắt là cửa sổ của linh hồn". Chẳng thế, các cụ ta xưa đã biết nhìn vào mắt nhau để đoán biết tình ý. Sau giây phút thăm dò "Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa", khi đã chịu ai rồi thì từ đấy người con trai mới bắt
đầu mơ mộng, thôi thì thương ai từ cái tóc thương đi:
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bẩy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.

Chàng thương hơn nữa vì nàng còn sống độc thân, chàng mới được phép ước ao, hy vo.ng. Nhưng còn một điểm tối hậu, quyết định cả số mệnh cuộc tình của
chàng.?... Thì đây, chàng đã bắt được tín hiệu "con mắt có tình", ngầm cho phép tiến tới của nàng. Ôi ! thương biết mấy "con mắt có tình với ai" kia:
Chín thương cô ở một mình
Mười thương con mắt có tình với aị

Ngay cả trường hợp có nàng chưa hề biết tình ý của đối phương, nhưng trong cuộc gặp gỡ, một khi nàng đã chịu ai rồi, đã nhắm ai rồi thì liền biết lợi dụng
đôi mắt đẹp của mình đẻ tấn công. Đôi mắt nhấp nháy, lóng lánh, đong đưa chiếu vào mắt ai như mời gọi, hứa hẹn...khiến đối phương như bị ma lực hớp hồn, khó lòng mà tránh khỏi cạm bẫy của tình trường:
Hoa thơm hoa ở trên cây
Con mắt em lúng liếng
Dạ anh say lừ đừ.

b. Y trang

Bên cạnh sắc đẹp về thể chất, y trang cũng giúp nàng thêm phần lộng lẫỵ Trong bộ y phục của người phụ nữ VN xưa, cái yếm che ngực lại được để ý hơn cả. Nó được để lộ ra sau lớp áo cánh xẻ nách, có cổ thìa mổ trễ xuống gần lũng ngực và tấm áo dài không gài nút. Cả hai đều màu nhã, do đó, nàng thường cố tình chọn màu yếm cho thật nổi:
Khi thì yếm trắng tinh :
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Yếm nhiễu, yếm vóc hay là trúc bâu
Hay là lụa bạch bên Tầu
Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tàị

Khi thì yếm đào :Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Khi lại yếm thắm. Và bao giờ nàng cũng thắt thêm chiếc thắt lưng khác với màu yếm, nhưng thường là màu xanh hoa lý cho tăng phần diêm dúa :Hỡi cô yếm thắm, bao xanh
Có về Gia Định với anh thì về.

Ngày xưa, người đàn bà bước chân ra khỏi cửa là phải mặc áo dàịCác nàng mặc áo dài tứ thân (áo phía sau nối suốt dọc sống kể là hai thân, áo phía trước có hai vạt rời dài bằng nhau, không có nút gài mà buộc chéo trước bụng rồi thả thõng xuống ), Nhiều nàng vì phải gánh gồng buôn bán, vai áo chóng rách; để khỏi phải bỏ phí cả áo, người xưa nghĩ cách tiết kiệm, chỉ thay nửa thân áo trên bằng loại vải có màu xẫm hoặc lạt hơn, gọi là áo vá vai hay vá quàng :Thương em thuở áo mới may
Bây giờ áo rách hai vai vá quàng.

Áo vá quàng vì thêm màu sắc trông lại có duyên, nhiều nàng bắt chước, trở thành thời trang :Có chồng bớt áo thay vai
Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm.

Nàng là gái hàng phố nên mặc áo năm thân, còn gọi là áo năm tà. Nàng thường mặc để đi chơi hay khi phải tiếp khách (vạt trước và vạt sau đều nối dọc ở giữa
thành mỗi vạt kể là hai thân, lại thêm một vạt con để cài khuy) :
Vải nâu may áo, kìa áo năm tà
Ai may cho cô mình mặc
Xem hội cái đêm hôm rằm, rằm tháng giêng.

Nàng còn biết vấn khéo vành khăn, cố tình để lộ đuôi tóc dài như đuôi gà ,vắt vẻo trên đầu, lại phất phơ, đong đưa theo bước đi, trông rất gợi cảm. Lối bỏ
tóc đuôi gà này cũng đã tạo nên cái mốt một thời; "Một thương tóc bỏ đuôi gà" là vậỵ Trời lạnh, trên đầu nàng chít khăn, khăn chít khum khum, ôm lấy khuôn mặt trẻ trung mơn mởn, khác nào như cánh hoa sen :
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Ra đường, nàng đội thêm chiếc nón xứ Nghệ, có nơi còn gọi là nón ba tầm hay nón thượng quai thao, để làm duyên hơn là để che mưa nắng; chẳng thế mà khi đi xem hội ban đêm nàng cũng đội :Chẻ tre đán nón - Kìa nón ba tầm
Anh cho em đội xem hội cái đêm hôm rằm,
là rằm tháng giêng.

Đây là một thứ nón mặt tròn, đường kính chừng 80cm, có bờ cao chừng 5 hay 6cm, quai nón có tua thao dài, buông thõng xuống hai bên :Cái nón ba tầm, quai thao mỏ vịt bịt bạc là nón ba tầm
Để cho em đội qua rằm tháng giêng.

Nếu đi nhanh, hai tua thao sẽ quất vào mặt, nên khi đội nón này, nàng bắt buộc phải từ tốn chậm bước, tạo nên vẻ yểu điệu, dịu dàng. Khi gặp chàng trai nào có vẻ theo sát tán tỉnh, nàng ngượng quá, vội nghiêng vành nón là các chàng phải khốn đốn mới nhìn được mặt người đẹp, mà cũng chỉ nhìn thoáng được thôị Như thế, nón quai thao đã vô tình tạo thêm vẻ duyên dáng cho phụ nữ, khiến nhiều chàng đã phải chặc lưỡi :Ai làm cái nón có thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh !

Tóm lại,quan niệm về dung nhan người đẹp xưa qua những câu ca dao như vừa trình bầy, chúng ta thấy không khác ngày nay bao nhiêu.Tuy nhiên,thời đại này, người ta thich răng trắng và chuộng những nàng có vóc dáng cao lớn hơn. Đặc biệt về y trang, quả đã có nhiều đổi thaỵ
Nhưng tựu trung, thời nào người phụ nữ cũng thích điểm trang và có ý ăn mặc diêm dúa đôi chút cho tôn thêm cái nhan sắc của mình.

2. Những vẻ đẹp về tinh thần
a. Nết na

Ngoài vẻ đẹp vật chất, người thiếu nữ xưa còn đẹp trong ngôn ngữ, cử chỉ, nết ăn ở... Điểm này phần lớn nhờ sự giáo dục mà có. Với giọng nói thanh tao nhỏ nhẹ, nàng dễ gây cảm tình với người xung quanh :
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghẹ

Hơn nữa, lời nói mặn mà đôn hậu mới thực sự thấm sâu vào tình cảm của đối phương, khiến lời nói qua rồi mà âm hưởng vẫn còn dư vang mãi :Điểu đậu vườn thi, thỏ lụy vườn trâm
Thương ai tiếng nói trăm năm vẫn còn.

Trong bài "Mười thương", nếu chúng ta để ý, chúng ta sẽ nhận thấy có hai lần nhắc đến giá trị lời ăn, cách nói của người đẹp :
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.

Và trong bất cứ trường hợp nào, người thiếu nữ cũng tỏ ra lễ độ ôn hòa, khiến dù bị từ chối, đối phương cũng khó lòng mà giận :
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu ngườị

b. Lòng hiếu hạnh đối với cha mẹ

Nàng không những là người thiếu nữ nết na thùy mị khi iếp xúc với mọi người xung quanh, mà nhất là đối với gia đình, nàng là người con rất mực hiếu thảo :
Mẹ cha trượng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn.


Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Cho nên lúc nào nàng cũng cố gắng giữ đạo làm con, luôn luôn kính yêu và vâng lời cha mẹ :
Mẹ cha là biển là trời
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ chạ

Nàng liên tưởng đến một ngày mai phải từ giã cha mẹ đi lấy chồng, ở nhà biết ai sớm hôm đỡ đần hai thân :
Xiết bao bú mớm bù trì
Đến khi con lớn con đi lấy chồng
Có con đỡ gánh, đỡ gồng
Con đi lấy chồng vai gánh, tay mang.
Nói chi tới nông nỗi phải lấy chồng xa :
Mẹ mong gả thiếp về vườn
Thiếp lo một nỗi đường trường xa xôị

Trong cảnh ấy, điều lo lắng nhất của nàng là khi cha mẹ già yếu bệnh hoạn, lấy ai thay nàng chăm lo, săn sóc :
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy mà lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Bát cơm ai đỡ, chén trà ai dâng ?

Thế nên bây giờ còn sống dưới gối cha mẹ, nàng hết lòng phụng dưỡng. Nàng lo lắng từng miếng ăn thức uống :
Ba tiền một khứa cá buôi
Cũng mua cho đặng mà nuôi mẹ già.

Cả những công việc nhỏ nhặt nàng cũng cố ý làm vui lòng hai thân:
Cau non khéo bổ cũng dầy
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm.

Đôi khi nhà quá nghèo, không đủ ăn, nàng thường nhường cơm cho mẹ :
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

c. Tình cảm đối với đàn em

Đối với đàn em, nàng là một người chị hiền hòa, đầy lòng thương yêu đùm bọc. Nàng thay cha mẹ chăm sóc dạy dỗ các em:
Nàng ru em khi còn thơ dại:
Em tôi khát sữa bú tay

Ai cho bú thép ngày rày mang ơn.
Khi em đã đôi chút lớn khôn, đặc biệt là em trai, qua lời ru em hằng ngày, nàng đã biết sớm gieo rắc vào tâm hồn thơ ngây non nớt ấy lời giáo huấn đầu tiên về ý niệm "làm trai cho đáng nên trai" :
Bồng bống bông
Lớn lên em phải ra công học hành
Sớm khuya cửa Khổng sân Trình
Dốc lòng nấu sử, sôi kinh cho rồị
Học là học đạo làm người
Làm người phải giữ lẽ trời dám saị
Chớ đừng nay lại ngày mai
Chớ đừng di dịch, chớ sai lòng vàng.

Và khi gặp cảnh gia đình côi cút, bần bách, nàng còn đảm đang gánh vác công việc nặng nhọc như nuôi tằm, trồng dâu hay đi chợ bán buôn để lấy tiền nuôi mẹ, nuôi em :
Chàng buông vạt áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa
Chợ trưa rau nó héo đi
Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em.

Đối với người Á Châu nói chung, người VN ta nói riêng, cô nào có đầy đủ cả công dung ngôn hạnh như thế thì ai ai cũng quí chuộng, yêu vì :
Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.

Tuy nhiên, nếu phải đem so sánh giữa nhan sắc và đức hạnh , chúng ta nhận thấy ngay:
- Nhan sắc quả có sức hấp dẫn, dễ gây được ngay thiện cảm của tha nhân, nhất là tình yêu si mê của càc chàng trai mới lớn. Nhưng đức hạnh mới thực sự gìn giữ cho tình yêu ấy được bền vững, và mới bảo đảm được hạnh phúc gia đình trong mai hậụ Vì thế, các cụ ta vẫn thường dạy "cái nết đánh chết cái đẹp", và :
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp ngườị


d. Tình yêu nam nữ

Ca dao chủ về tình cảm, mà trong đời sống tâm tình của con người thì còn gì đẹp và thơ mộng hơn tình yêu nam nữ ? Vì thế những bài nói về tình yêu đã chiếm một số lượng rất lớn trong kho tàng ca dao rất phong phú của dân tộc tạ Có thể nói, tình yêu đã hiện hữu từ khi có sự hiện hữu của loài người trong trời đất bao la và miên trường nàỵ. Và ca dao đã phản ảnh tâm hồn lãng mạn và tình cảm yêu đương dào dạt, sâu đậm của những người tình đầu tiên, cũng là những người tình muôn thuở của dân tộc. Những câu ca dao ấy tưởng chừng mộc mạc đơn sơ ,nhưng có biết đâu đã vô tình chứa đựng cả một triết lý về tình yêu bất tuyệt của loài người :
Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng?
Đố ai quét sạch lá rừng
Để ta khuyên gió, gió đừng rung câỵ

Tình yêu dằng dặc như sông nước, cao rộng như mây trời, mênh mông như đồng lúa và hằng hà sa số như lá rừng rơi, thử hỏi giáo lý nào, quyền lực nào có thể hủy diệt được ? Đó chính là lý do dù sống dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chịu ảnh hưởng nền giáo dục khe khắt của Nho giáo, người tình nữ trong ca dao VN vẫn không thôi mơ mô.ng. Và tình yêu của các nàng tuy có e ấp nhưng vẫn không giấu được vẻ nồng nàn tha thiết. Quả thế, người phụ nữ VN với bản tính đa cảm và lãng mạn nên trong những ngày còn con gái thơ mộng đó, bảo sao nàng không hằng mơ ước tới cảnh sống nên thơ :
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách bên nàng quay tợ

Đôi khi chợt thức giấc giữa canh khuya, nàng thao thức nghĩ đến tương lai, làm thân con gái không tự quyết được cuộc đời của mình, mà "gái chính chuyên chỉ lấy
một chồng", trong nhờ, đục chịu, bảo sao nàng không âu lo, thắc mắc :
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình về đâủ

Hoặc :
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay aỉ

Tuy vậy, tình cảm của nàng lúc này không sôi nổi bồng bột mà luôn luôn đắn đo cân nhắc. Nàng nhớ lời cha mẹ thường dặn dò về việc chọn bạn trăm năm :
Dặn con con có nghe cho
Chọn người quân tử, đói no cũng đành.

Nhưng người quân tử, mẫu người chồng lý tưởng của nàng như thế nào ?
Sống trong xã hội trọng văn học như xã hội ta, "người ấy" trước hết phải là văn nhân trí thức :
Ước gì cho Bắc hợp Đông
Cho chim loan phượng, ngô đồng sánh đôị
Ước gì cho quế sánh hồi
Ước gì ta sánh được người văn nhân.

Lấy được người chồng khôn ngoan học giỏi, tương lai nàng hẳn có phận nhờ :
Phận gái lấy được chồng khôn
Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng.

Nhưng sống ở đời vàng thau lẫn lộn, mà người lý tưởng lại quá hiếm hoi :
Một vũng nước trong dăm bảy dòng nước đục
Một trăm người tục không được một chục người thanh.

Một mình em đứng giữa mạn thuyền
Biết lấy ai mà trao duyên gởi phận cho đẹp lòng thế gian.

Và ngay chính nàng, ai biết được giá trị tài đức của nàng mà tìm đến, nên chi nàng chỉ còn biết mong mỏi chờ trông :
Còn đang chọn đá thử vàng
Ngọc lành ai quẩy ra đường bán raọ
Quan quan hai chữ thư cưu
Mong người quân tử hảo cầu kết duyên
.
Nếu không lấy được người văn nhân quân tử thì nàng cũng mong ước được kết nghĩa vợ chồng với đấng anhhùng trượng phu :
Lộc còn ẩn bóng cây tùng
Thuyền quyên đợi khách anh hùng sánh vaị

Người khách anh hùng ấy hẳn phải tìm trong đám tướng sĩ :
Trai khôn kén vợ chợ đông
Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.

Hiện giờ trong đám thanh niên trai trẻ, các bậc anh hùng quân tử chưa lộ được chân tướng, thôi thì tốt nhất hãy chọn những người con nhà dòng dõi danh giá hay cha mẹ là người hiền đức, vì :
Mạch trong nước chảy ra trong
Thế nào đi nữa con dòng cũng hơn.


Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

Dầu gì thì nàng cũng mong lấy được người xứng đôi vừa lứa với mình :
Đào tơ sen ngó xanh xanh
Ngọc lành phải giá, gái lành phải duyên.
Cho hay tiên lại gặp tiên
Phượng hoàng há dễ đứng bên đàn gà.

Có lấy được chồng xứng đáng mới bõ công trang điểm bấy lâu :
Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bõ công trang điểm má hồng răng đen.

Ngay cả những cô gái sống trong gia đình nghèo hèn, tầm thường cũng ước ao lấy được người chồng có dăm ba chữ trong bụng, hơn là người giầu có vô học:
Chẳng tham vựa lúa anh đầy
Tham dăm ba chữ cho tày thế gian.

Thế rồi một ngày kia, cơ duyên đưa đến, nàng đã gặp người trong mộng của mình:
- Có thể do cùng làm việc với nhau :
Vụ năm cho đến vụ mười
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.

- Có thể do bạn bè giới thiệu :
Ấy ai dắt mối tơ mành
Cho thuyền quen bến, cho anh quen nàng.

- Có thể gặp nhau nơi hội hè đình đám :
Trèo lên quan dốc
Ngồi gốc cây đa
Ai xui cho đôi mình gặp
Xem hội cái đêm hôm rằm, rằm tháng giêng.

- Cũng có thể do sự tình cờ mà hội ngộ :
Mưa từ trong núi mưa ra
Mưa khắp thiên hạ mưa qua chùa Thầỵ
Đôi ta bắt gặp nhau đây
Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.

Hai bên, chàng cũng như nàng đang thời mơ hoa, đang khao khát tìm kiếm người tình trong mộng, nay bắt gặp nhau "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", tiếng sét ái tình tự nhiên phải đến, làm sao tránh khỏi :
Thiên duyên kỳ ngộ gặp chàng
Khác nào như thể phượng hoàng gặp nhaụ
Sau đó, người con trai đã kiếm cớ mời trầu để làm thân :
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là chút nghĩa về sau mà chàọ

Và rồi:
Vôi nồng trầu thắm ai ơi
Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.

Nhưng sống trong xã hội theo nho giáo phong kiến xưa, sự tự do luyến ái, tự do hôn nhân không được chấp nhận, lại thêm bản tính của người con gái nhút nhát e thẹn nên dù trong lòng yêu ai:
Từ khi gặp mặt giữa đàng
Thiếp quyết yêu chàng, cha mẹ nào haỵ

Nàng vẫn phải giữ mình trong lễ giáo, chờ đợi cha mẹ quyết định cuộc hôn phối của mình :
Phụ mẫu sở sanh
Để phụ mẫu đi.nh.
Trong việc vợ chồng
Chờ lệnh mẹ chạ

Thế nên, nàng chỉ biết chiều chiều trong những lúc thư nhàn, âm thầm nhớ ai, cùng ôn lại những kỷ niệm trong ngày tao ngộ :
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vaị

Trong khi làm việc, chợt nhớ đến chàng thì nàng không khỏi ngừng thoi mơ mộng :
Đêm khuya dệt cửi tơ vàng
Chợt nhớ đến chàng, cửi lại dừng thoị

Và không thể không thầm ước mơ :
Anh còn son, em cũng còn son
Ước gì ta được làm con một nhà.

Rồi một ngày đẹp trời nào đó, chàng đã tìm đến làm quen với gia đình. Ôi làm sao nói xiết được nỗi vui mừng của nàng lúc ấỵ Nhưng trước mặt người thân nàng không dám lên tiếng mà chỉ dám ngó sơ một chút mà thôi :
Ngó anh không dám ngó lâu
Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôị

Và cũng vì sợ cha mẹ đoán biết tinh ý đôi bên nên chàng và nàng thỉnh thoảng mới dám liếc nhau :
Yêu nhau con mắt liếc qua
Sợ chúng bạn biết, sợ cha mẹ ngờ.

Nhưng trong thoáng giây phút mà bốn con mắt gặp gỡ nhau đó, họ đủ gửi cho nhau bao nhiêu tình ý. Và đứng trước mặt ai kia, nàng không khỏi lúng túng, giơ tay làm một cử chỉ bâng quơ :
Đưa tay mà ngắt cọng ngò
Thương anh đứt ruột giả đò ngó lợ

Chính cử chỉ vô tình ấy lại cực tả được cái hữu tình trong lòng nàng. Vâng, nó đã biểu lộ sự xúc động, sự xốn xang đang tràn dâng trong lòng nàng lúc đó.
Từ đấy chàng chăm chỉ qua lại thăm viếng gia đình nàng, và dần dần chiếm được cảm tình của cha mẹ nàng:
Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương.

Nàng nhận thấy, cha mẹ nàng không những có cảm tình với chàng ,mà còn lộ ý sẽ tán thành cuộc nhân duyên của đôi bên; từ đó nàng mới dám mạnh bạo tiến xa hơn trong cuộc tình.
Lúc chưa chọn được người yêu thì nàng băn khoăn, lo lắng; khi chọn được rồi thì tình yêu của nàng rất mực lãng mạn, tha thiết. Nàng những ước mong được gặp ai luôn :
Ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơị

Hình ảnh của người yêu đã chi phối tất cả tâm hồn nàng. Quả tình yêu như có phép mầu làm thăng hoa cuộc sống, nhan sắc của nàng bỗng đẹp rộ lên, đôi mắt thêm long lanh, nét mặt thêm rạng rỡ, má thêm đỏ, tóc thêm mướt :
Vì chưng ăn miếng trầu anh,
Cho nên má đỏ, tóc xanh đến giờ...

Từ khi có tình yêu, cuộc sống của nàng trở nên rộn rã khác thường. Không gian cũng tràn ngập yêu thương, mọi vật vô tri hiện diện chung quanh nàng đều trở thành có ý nghĩa; chúng như có linh hồn, chia sẻ với nàng từng phút giây hạnh phúc Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu
Lược tình em chải trên đầu
Gương tình soi mặt lầu lầu sáng trong.

Nàng mong sớm có ngày chàng và nàng sẽ cùng nhau trong cuộc sống thân cận lứa đôi :
Ước sao ăn ở một nhà
Ra vào đụng chạm kẻo mà nhớ thương.

Trí tưởng tượng của nàng còn vẽ phóng ra một cuộc sống vợ chồng tràn ngập hạnh phúc. Trong đó, cuộc sống của nàng gắn bó thiết tha với cuộc sống của
chàng :
Cái quạt mười tám cái nan
Ở giữa phết giấy hai nan hai đầu
Quạt này anh để che đầu
Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt nàỵ
Ước gì chung mẹ chung thày
Để em giữ cái quạt này làm thân
Rồi ra chung gối chung chăn
Chung quần chung áo chung khăn đội đầụ
Nằm thì chung cái giường tàu
Dậy thì chung cả hộp trầu ống vôi
Ăn cơm chung cả một nồi
Gội đầu chung cả dầu hồi nước hoa
Chải đầu chung cái lược ngà
Soi gương chung cả cành hoa giắt đầụ

Trong những ngày tháng yêu đương thơ mộng đó, khi được dịp gần gũi bên người tình, nàng săn sóc chàng một cách rất tình tứ :
Thương anh tha thiết, thiết tha
Áo em hai vạt trải ra anh ngồi.

Và nàng đã âu yếm mời chàng những miếng trầu tình nghĩạ Nàng đã giải thích cho người bạn tình hay, nàng đã têm những miếng trầu đó thật đặc biệt, dành riêng cho chàng, trong đó gói ghém biết bao nhiêu tình ý mặn nồng. Đối với nàng, miếng trầu lúc này không chỉ là một vật chất đơn thuần mà là một biểu hiện của tình yêụ Nói khác đi, nó chính là tình yêu của nàng đã hóa thân:
Trầu này trầu tính trầu tình
Trầu nhân trầu nghĩa trầu mình, trầu tạ
Trầu này têm tối hôm qua
Dấu cha, dấu mẹ đem ra cho chàng.

Suốt thời gian này, nàng và người yêu đã có với nhau khá nhiều kỷ niệm nên thợ Trong đó, mỗi cảnh sắc thiên nhiên họ đã cùng nhìn ngắm; mọi nơi chốn họ đã
cùng đi qua... không những là chứng nhân cho cuộc tình này, mà còn là đơn vị để so sánh thực tại tình yêu của họ :
Nước sông Tô vừa trong, vừa mát
Em ghé thuyền vào đỗ sát thuyền anh.
Dừng chèo muốn ngỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêụ

Tình yêu của nàng và chàng đã chan hòa trong không gian, đã tràn ngập trên cây cỏ... Dưới con mắt yêu đương của nàng, giữa không gian và tình người không còn biên giới nữa; nàng không còn nhận biết, tình yêu của nàng bát ngát mênh mông như đồng lúa, hay đồng lúa mênh mông bát ngát như tình yêu của nàng :
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng
thấy mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng
thấy bát ngát mênh mông.

Rồi tới một ngày nào đó chàng phải rời xa, phải trở về cố hương. Vì quá quyến luyến ai, nàng thường viện cớ này cớ nọ, năn nỉ chàng nán lại :
Gió vàng hiu hắt đêm thanh
Đường xa, dặm vắng xin anh đừng về.

Nếu không thể đặng đừng, nàng tha thiết xin chàng :
Chàng về để áo lại đây
Phòng khi em nhớ cầm tay đỡ buồn.

Nàng quá bịn rịn nên chi đã ba phen lên ngựa, chàng vẫn chưa thể dứt áo mà đi :
Ba phen lên ngựa ra về
Cầm cương níu lại xin đề câu thợ
Câu thơ ba bốn câu thơ
Câu đợi, câu chờ, câu nhớ, câu mong.

Trong giây phút từ ly ấy,nàng không quên dặn dò khích lệ chàng, hãy vững lòng tin ở tương lai tốt đẹp mà cố gắng thuyết phục cha mẹ chấp nhận cuộc hôn nhân
này :
Anh về em nắm cổ tay
Em dặn câu này anh chớ có quên
Non sông đã nặng lời nguyền
Đừng non tay lái cho thuyền lật ngang
Muốn sang, khảm cố mà sang.

Riêng nàng xin hứa, sẽ một lòng gìn vàng, giữ ngọc đợi người :
Duyên đôi ta thề nguyền từ trước
Biết bao giờ ta được cùng nhaụ
Tương tư mắc phải mối sầu
Em đây vẫn giữ lấy mầu đợi anh.

Không chỉ riêng nàng, cả chàng cũng nguyện giữ mình trong sạch, chờ ngày thành hôn :
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhaụ

Lời cuối cho chàng là nỗi băn khoăn không biết bao giờ chàng trở lại :
Nhạn về bể bắc nhạn ơi
Bao thuở nhạn hồi để én đợi trông ?

Và giờ đây chàng đã thực sự lên đường. Nàng đã tiễn đưa ai bằng hai hàng nước mắt :
Đưa nhau một bước lên đường
Cỏ xanh hai dãy mấy hàng châu sạ

Và nàng còn đứng nhìn với theo mãi cho tới khi bóng chàng khuất hẳn, chỉ còn đây một mình nàng nhỏ bẻ, cô đơn trước không gian bao la, sông nước mênh mông, rừng cây thăm thẳm :
Anh đi em một ngó chừng
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng sâụ

Và từ đó,nỗi nhớ, niềm thương không lúc nào nguôi ngoai :
Một thương, hai nhớ, ba sầu
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơị
Thương chàng lắm lắm chàng ơi
Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than.

Tâm sự riêng của nàng không thể bày tỏ cùng ai, có chăng là ngọn đèn dầu trong đêm khuya khoắt. Thương thay ! ngọn đèn cũng đã tắt lụi để mình nàng cô đơn, vò võ, gậm nhấm mối sầu xa cách :
Đêm khuya thắp chút dầu dư
Tim lan cháy lụn, sầu tư một mình.

Tin tức của ai một ngày một vắng, nhưng nàng đã quyết tâm đợi chờ :
Sông sâu cá lội mất tăm
Chín tháng cũng đợi một năm cũng chờ.

Và rồi :
Dầu xa, dầu cách mấy năm
Nhưng em cũng phải chí tâm đợi chàng.

Và :
Một chờ, hai đợi, ba trông
Bốn thương, năm nhớ, bảy tám chín mong, mười tìm.

Vâng, đúng thế :
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.

Nàng là phận gái, đâu dám phiêu lưu, nên những ao ước
:Ước gì có cánh như chim
Bay cao, liệng thấp đi tìm người thương.
Và ngày ngày chỉ biết nhìn về hướng chàng đi để mong
thấy bóng ai về. Nhưng than ôi:
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương.

Nhiều lúc quá tủi thân, nàng tìm một xó vắng ngồi khóc, để mặc cho hai dòng nước mắt dầm dề tuôi rơi:
Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưạ

Trong đám chị em bạn bè, có người biết được tình cảnh thương nhớ, đợi chờ của nàng, đã lên tiếng khuyên nhủ :
Duyên kia ai đợi mà chờ
Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình ?
Nhưng nàng không muốn nghe, một mực khẳng định :
Tôi thương người ấy nhiều nhiều
Người ấy thương lại bao nhiêu mặc lòng.

Và nàng vẫn thầm hỏi ai kia còn nhớ đến nàng chăng?
Riêng nàng, nguyện một dạ thủy chung đợi chờ:
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

B. KHI ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH
Thời gian lặng lẽ trôi qua, rồi một ngày kia :
Nhờ ơn cô bác giúp lời
Chị em giúp của, ông trời định đôị

Chàng trai đã được cha mẹ chấp thuận trở lại chốn cũ, cưới người tình xưạ Sau khi đã đủ lễ bộ "tiền cưới trao tay", "tiền cheo rấp nước", chàng đã được phép đón dâu đị Khao khát là thế, chờ đợi là thế mà khi xuất giá vu qui, người thiếu nữ phải rời xa cha mẹ, rời xa mái nhà thân yêu, đã không khỏi ngậm ngùi lưu luyến :
Ra đi ngó trước ngó sau
Ngó nhà mấy cột, ngó cau mấy buồng.

Nhưng :
Thuyền phải theo lái, gái phải theo chồng
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theọ

Nay lấy được người chồng yêu thương, xứng ý vừa đôi là nàng đã được an ủi rất nhiềụ Về đến nhà chồng, khi tiệc tùng đã xong, bà con đã ra về, trong phòng riêng chỉ còn nàng đối diện với người thương, nói làm sao xiết cái hạnh phúc của vợ chồng nàng trong đêm tân hôn ấỵ Chúng ta thử tưởng tượng một mẫu đối thoại dí dỏm của cô dâu chú rể trong đêm động phòng hoa chúc. Cô dâu e lệ hỏi chú rể :
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Chú rể sung sướng hiêu hiêu đắc chí trả lời :
Trầu vàng nhá với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời !

Sau đó, chàng bắt đầu nịnh vợ nhưng rồi lại hơi tỏ ý ghen bóng ghen gió. Thật ra, đây chỉ là một cách nói làm duyên với cô vợ mới cưới mà thôi :
Cổ tay em trắng lại tròn...
Để cho ai gối đã mòn một bên ?

Cô dâu hẳn sẽ trả lời, đại khái là :
Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho aị

Dù đã biết chắc tình yêu tuyệt đối thủy chung của vợ, chàng vẫn muốn được nàng xác định một lần. Sau khi đã thỏa lòng mong đợi, chàng sung sướng tận hưởng
cái hạnh phúc đầu gối tay ấp của mình :
Gối chăn gối chiếu không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em !

Và hai vợ chồng đã mãn nguyện cho cuộc hôn phối tốt đẹp này :
Anh lấy được em, bõ công ao ước
Em lấy được anh, thỏa dạ ước ao !

1. Bổn phận đối với gia đình nhà chồng.
Sau cái đêm tân hôn ân ái mặn nồng đó, chàng trai biết mình phải làm gì :
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

Chàng rất mực khôn khéo, chàng hiểu rõ tâm lý đàn bà :
Chim khôn chết mệt vì mồi
Người khôn chết mệt vì lời nhỏ tọ

Chàng đã nhỏ to với cô vợ mới cưới những gì ?
Mẹ già khó lắm em ơi
Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa, nên nhà
Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông.
Nhịn cho nên vợ nên chồng
Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà.

Và :
Liệu mà thờ kính mẹ cha
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cườị

Được vuốt ve tự ái, được khích lệ bởi tình yêu thương, người thiếu phụ nhất định sẽ đủ sức chịu đựng mà vượt qua mọi khó khăn trong cảnh làm dâu, thực hiện được trọn vẹn bổn phận của người đàn bà, "Có chồng phải gánh giang san nhà chồng".
Ngoài bổn phận thay chồng phụng dưỡng cha mẹ chồng :
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
Mẹ già là mẹ già anh
Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường.

Nàng còn phải có ý tứ, giữ gìn từng lời ăn tiếng nói với mọi người xung quanh :
Làm dâu khổ lắm ai ơi
Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than.

Phải thức khuya dậy sớm coi sóc việc nhà :
Năm canh thì ngủ lấy ba
Hai canh coi sóc cửa nhà làm ăn.

Nếu may mắn được cha mẹ chồng là người hiền đức, biết điều, thấy nàng dâu đảm đang, nết na thì cũng nể vì :
Hoa thơm ai chẳng muốn đeo
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lờị

Hoặc :
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng mến yêu mọi bề.

Nàng còn được cả họ hàng nhà chồng quý mến :
Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng
Anh yêu em, bác mẹ họ hàng cũng yêụ

Thì nàng sẽ được sống những ngày êm đềm, hạnh phúc trong gia đình nhà chồng. Trong trường hợp này, ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy nàng dâu đã tìm thấy ở
người mẹ chồng hiền đức bao dung đó, một hương vị ngọt ngào đậm đà của tình mẫu tử :
Mẹ già như chuối ba hương
Như cơm nếp một như đường mía laụ

Chăm sóc hầu hạ cha mẹ chồng, nàng lại chạnh nghĩ đến cha mẹ mình:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiềụ

Nhiều khi nhớ quá, nàng chẳng thiết ăn uống :
Gió đưa cây cửu lý hương
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.
Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn
Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm.

Từ ngày lấy chồng xa xứ, có muốn thăm hỏi cha mẹ cũng rất khó khăn. Nàng thương cha mẹ nàng đã không được hưởng cái hạnh phúc có con gái lấy chồng gần :
Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem chọ

Hoặc :
Có con mà gả chồng gần
Nửa đêm đốt đuốc đem phần cho chạ

Để tỏ lòng báo đáp trong muôn một, mỗi khi nghe tin ai sắp về quê mẹ , nàng vội vàng gửi gấm chút quà với tất cả tấm lòng hiếu kính ,xót xa :
Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầỵ
Ai về tôi gửi đôi giầy
Phòng khi mưa nắng để thầy mẹ đi

2. Bổn phận đối với con, thiên chức làm me..

Ngoài bổn phận đối với gia đình nhà chồng, người phụ nữ còn có bổn phận đối với con, nói khác đi, là bổn phận làm mẹ, một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Từ khi con mới là thai nhi trong bụng, cho đến lúc sinh ra đời, nàng đã chịu bao nỗi vất vả :
Con mẹ có thương mẹ thay
Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau

Thuở con còn tấm bé, nàng phải thức khuya dậy sớm, chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ :
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ năm canh.

Nàng sung sướng theo dõi từng phát triển lớn khôn của con thơ :
Con ăn, con bú, con nô
Con lẫy, con bò, con chững, con đi
Biết bao bú mớm bù trì.

Gặp cảnh nhà nghèo, mưa dột, nàng vội nhường chỗ khô ráo cho con :
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.
Nếu bị chồng phụ bạc, bỏ bê gia đình, nàng một mình vất vả nuôi con. Thân nàng chẳng quản, chỉ thương cho con phải chịu thiếu thốn :
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy naỵ
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

Trong trường hợp người chồng chẳng may mất sớm, nàng phải làm ăn cơ cực, không chỉ ban ngày, mà đôi khi lặn lội cả đêm khuya mới mong kiếm đủ tiền nuôi bầy con dạị Lại khi xẩy cảnh hiểm nguy, nàng sẵn sàng chịu trận, miễn sao vẫn giữ được tiết sạch giá trong để bảo vệ đời sống tinh thần cho các con :
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống aọ
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Người mẹ thương con đến thế, làm sao có thể bỏ con một mình mà bước đi bước nữa :
Trời mưa bong bóng bập bồng
Mẹ đi lấy chồng, con ở với ai ?

Điều đó cho thấy, nàng không bước đi bước nữa, không phải vì cái danh hão "tiết hạnh khả phong" mà chính vì lòng thương con vô bờ, vô bến của người me.. Lại những khi con đau ốm hay gặp hoạn nạn thì lòng mẹ như nát, như tan :
Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót
Mẹ thương con cắt ruột xẻ haị

Rồi với thời gian, con càng khôn lớn, bổn phận của mẹ càng khó khăn :
Miệng ru mắt nhỏ hai hàng
Nuôi con càng lớn mẹ càng thêm lo

Vì sao? Vì nàng biết, ngoài sự chăm sóc thương yêu, bây giờ nàng còn có trách nhiệm giáo dục trẻ thơ cho nên người hữu du.ng. Nàng muốn các con nghe nàng, không chỉ bằng trái tim thương yêu mà bằng cả lý trí xét đoán phải trái nữa :
Con ơi muốn nên thân người
"Lắng tai" nghe lấy những lời mẹ chạ

Đối với con gái, nàng dậy dỗ rất kỹ về nữ công nữ hạnh, sửa soạn cho con trở thành người phụ nữ hoàn toàn sau này :
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Ngoài ra ,con gái cũng cần phải biết :
Học buôn học bán cho tày người tạ
Con đừng học thói chua ngoa
Họ hàng ghét bỏ người ta chê cườị
Dù no, dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan.

Đối với con trai, nàng khuyến khích con chăm chỉ học hành, mong có ngày tạo nên sự nghiệp:
Con ơi con học cho cần
Bút nghiên cha sắm, áo quần mẹ maỵ
Con ơi con học cho hay
Có công mài sắt có ngày nên kim.

Và không quên nhắc nhở con, ăn ở sao cho ra người đạo nghĩa :
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối long.
Con ơi cho trọn hiếu trung
Thảo ngay một dạ kẻo luống công mẹ thầỵ

Tóm lại, trong bổn phận làm mẹ, vì quá thương con nàng đã gánh chịu bao nỗi khổ cực, với niềm mong ước duy nhất : con sẽ nên người !
Mẹ nuôi con bấy lâu rồi
Nuôi con cho đến ngày thành người mới nghẹ

Công trình nuôi con của các bậc làm cha làm mẹ to tát là thế. Song bởi lòng thương yêu con mà tự nguyên hy sinh nên các người chẳng bao giờ kể lể công ơn:
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngàỵ

Ngay cả khi con đã khôn lớn ra đời, mẹ vẫn dõi theo từng bước con đị Phải thời chinh chiến, mẹ già lại gánh gạo tiễn con lên đường :
Chém cha cái giặc chết hoang
Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng.
Gánh từ xứ bắc xứ đông
Đã gánh theo chồng lại gánh theo con.
T
ừ đó, mẹ già lại ngày ngày khắc khoải chờ trông :
Mẹ trông con ngồi cầu Ái Tử
Vợ trông chồng ra đứng núi Vọng Phụ
Mỏi mòn bóng xế trăng lu
Khác chi con ve kêu mùa hạ
Biết mấy thu cho nguôi lòng
.
Ôi công cha ,nghĩa mẹ nói làm sao xiết !
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy rạ

3-Bổn phận đối với chồng, thiên chức làm vơ..Ngay khi vừa bước chân về nhà chồng, cô dâu mới đã tự nguyện đem tất cả thiện chí, tài đức của mình để xây dựng hạnh phúc gia đình :
Nguyện với trăng già
Tơ hồng kết lại một nhà đầm ấm yên vuị

Việc đầu tiên, nàng bỏ bớt điểm trang, tỏ ra ta đây là gái đã có chồng :
Có chồng bớt áo thay vai
Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm.

Rồi sẵn sàng cùng chồng chia ngọt sẻ bùi, đồng lao cộng khổ :
a. Nếu chồng nàng là con nhà nông, nàng vui vẻ cùng chàng
chia phần công tác.
Từ việc đồng áng:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừạ

Đến chuyện bếp nước, quẩy cơm:
Trăng chưa cho lúa chín vàng
Cho anh đi gặt, cho nàng quẩy cơm.

Vào những tháng rảnh rỗi, nàng lại cùng chồng sửa sang
mái ấm gia đình :
Em về cắt rạ, đánh gianh
Chặt tre, chẻ lạt cho anh lợp nhà.
Sớm khuya hòa thuận đôi ta
Hơn ai gác tía, lầu hoa một mình.

Còn những ngày được mùa, tuy phải làm việc cực nhọc, đầu tắt mặt tối, nhưng nàng rất phấn khởi vì biết rằng sẽ có đủ tiền đóng thuế, đóng sưu (tức chuộc sưu dịch) cho chồng. Chàng hẳn yên lòng khi đã làm tròn bổn phận công dân, lại được miễn hết các việc tạp dịch vất vả :
Tháng năm gặt hái đã xong
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầỵ
Nong thóc đầy em say, em giã
Trấu ủ phân, cám bã nuôi heọ
Sang năm lúa tốt, tiền nhiều
Em đem đóng thuế, đóng sưu cho chồng.

Hơn nữa, nàng còn tính đến chuyện mua nhiêu, mua xã cho chồng để chàng có được chút danh phận với đờị Muốn thế, nàng tự nhủ, phải làm việc hơn nữạ Nghĩa là ngoài công việc đồng áng, nàng còn phải lo cửi canh để làm tăng gia ngân quĩ gia đình :
Con rô nó rạch lên phên
Uốn tay cho mềm, dệt cửi cho ngoan.
Có tiền ta đóng việc quan cho chồng.

Một khi chồng nàng được dự vào hàng quan viên trong làng, chàng chẳng những không phải lo chuyện bị gọi đi phu phen tạp dịch cực khổ nữa, mà vào những ngày hội hè đình đám, chàng còn được khăn đống áo dài, ăn trên ngồi trước, vẻ vang như ai (ý chỉ hàng chức sắc, là những người có khoa bảng, chức tước hoặc được phẩm hàm vua ban, hay những vị chức dịch trong làng).

b. Nếu chồng nàng là học trò.
Sống trong một xã hội trọng văn học cử nghiệp như xã hội VN ta, nếu nàng lấy được người chồng là học trò, đang theo đòi việc nghiên bút thì nàng vô cùng hể
hả; nàng quyết lòng nuôi chàng ăn học cho đến thành tài :
Em thời canh cửi trong nhà
Nuôi anh ăn học đăng khoa bảng vàng.

Hiện tại, nàng đang được sống trong cảnh êm đềm, thơ mô.ng. Khi thì vợ chồng làm việc chung bóng dưới đèn :
Em ngồi canh cửi trong khung
Anh đến ngồi học cùng chung một đèn.

Khi thì bên nhau dưới ánh trăng thanh :
Sáng trăng giải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tợ

Nàng không quản ngại thức khuya dậy sớm chăm sóc, nhắc nhở chồng trau luyện thi phú, dùi mài kinh sử :
Khuyên anh đọc sách, ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêụ
Và :
Canh một dọn cửa, dọn nhà
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm.
Canh tư bước sang canh năm
Trình anh dậy học chớ nằm làm chị

Để khích lệ chồng cũng như mình vượt thắng những giây phút nhọc nhằn, lười biếng, chán nản... nàng vẽ ra một tương lai xán lạn khi chàng được đăng khoa bảng vàng :
Nữa mai chúa mở khoa thi
Bảng vàng chói lọi kia để tên anh.

Và nhất là cảnh tượng huy hoàng, náo nhiệt trong ngày chàng tân khoa tiến sĩ vinh qui bái tổ :
Võng anh đi trước, em thì võng sau
Tàn, quạt, hương án theo hầu

Rước vinh qui về nhà bái tổ
Ngả trâu bò làm lễ tế vua
Họ hàng ăn uống say sưa

Hàng tổng, hàng xã mừng cho ông nghè. Ngoài ra, chàng còn làm vẻ vang tổ tông và bảo đảm cho gia đình một đời sống sung túc, danh giá :
Trước là vinh hiển tổ tông
Sau là xiêm áo thảnh thơi
Ơn trời, lộc nước đời đời hiển vinh.

Dám hỏi trong xã hội ta xưa kia, có bao nhiêu chàng trai khoa danh hiểu đạt mà không nhờ vào sự khích lệ và tận tình giúp đỡ của các bậc hiền phụ

ST

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top