Hội An từ lâu đã trở thành niềm tự hào của đất nước Việt Nam. Được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới, Hội An là một trong những thành phố độc đáo duy nhất còn lưu giữ được những nét pha trộn văn hóa và kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản và Châu Âu. Hội An không chỉ làm người ta say về cảnh đẹp, mà con người và những tác phẩm thủ công tinh tế nơi đây cũng khiến bao du khách phải xao xuyến, muốn mua về để lưu lại làm kỉ niệm.
Tranh nghệ thuật
Chơi tranh nghệ thuật không chỉ thể hiện sự tao nhã và quý phái mà việc chơi tranh còn giúp bạn có được những cảm nhận rất riêng về nghệ thuật tranh Việt.
Nếu là người yêu tranh, chắc chắn khi đến nơi phố cổ, bạn sẽ mua ngay cho mình một bức họa đầy giá trị nghệ thuật. Rảo bước trên các ngả đường giữa lòng phố cổ, bạn có thể dễ dàng thấy được những gallery lớn nhỏ nhiều màu sắc nhưng vẫn mang tính đặc trưng rất Hội An.
Lồng đèn
Đèn lồng truyền thống là một trong những sản phẩm độc đáo của Hội An – Di sản văn hóa thế giới. Ngày nay, chiếc đèn lồng không chỉ dừng lại là một sản phẩm địa phương, đèn Hội An ngày này còn là món quà ý nghĩa và là sản phẩm trang trí được sử dụng rất nhiều trong các dịp lễ hội trong nước và đặc biệt hơn là được xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới.
Bạn có thể bắt gặp đâu đó trên bất cứ con đường của phố Hội hình ảnh những chiếc đèn lồng treo lơ lửng và lung linh màu sắc. Lồng đèn được làm thành nhiều kiểu dáng khác nhau mang đến cho du khách những cảm nhận rất riêng về phố xá. Đến Hội An, du khách vẫn luôn ưu tiên chọn đèn lồng là món quà giá trị mang về tặng người thân.
Thiệp nổi
Thiệp nổi không được bày bán trong các của hàng sang trọng tuy nhiên vì đòi hỏi rất khắt khe về việc chọn làm hình, đòi hỏi ở người làm thiệp nổi phải thật khéo tay và tinh tế nên giá thành tuy khá cao (trung bình 40k/cái) nhưng vẫn rất được lòng du khách bốn phương.
Trên các tuyến phố của khu phố cổ, màu sắc rực rỡ của những sản phẩm giấy gấp giúp chúng thêm đặc biệt nổi bật và cô cùng bắt mắt.
Gỗ điêu khắc
Cách chế tác cây khô tạo hình của người Hội An đặt nặng ở việc phát hiện, nhìn ra yếu tố “tự thân” của cây khô bằng trí tưởng tượng chứ không phải ở sự dụng công, can thiệp nhiều bằng bàn tay của con người. Sự tác động của bàn tay nghệ nhân để tạo nên tác phẩm chỉ là những thủ pháp tưởng chừng như rất đơn giản là gọt sơ, đẽo nhẹ, dán keo, phết dầu… rồi chọn tư thế để phô diễn.
Với nghệ thuật cây khô tạo hình, người Hội An thích tự chế tác để chơi hơn là mua một tác phẩm thành hình ở nơi khác, mang về trưng bày. Nghệ nhân chế tác đều xuất thân từ làng mộc Kim Bồng. Để thuận tiện hơn cho việc buôn bán, nhiều người còn mở hẳn xưởng chế tác trực tiếp trong phố. Giá một món đồ dao động từ 120.000 đến 300.000 đồng tùy loại
Nếu muốn một lần quay trở về những thế kỷ trước và sống với vẻ đẹp của kiến trúc, đời sống văn hóa, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống tinh tế của người Việt ta ngày xưa, hãy đặt ngay cho mình tour du lịch khám phá Hội An: https://thegioidulich.com/tour-du-lich-hoi-an
Tranh nghệ thuật
Chơi tranh nghệ thuật không chỉ thể hiện sự tao nhã và quý phái mà việc chơi tranh còn giúp bạn có được những cảm nhận rất riêng về nghệ thuật tranh Việt.
Nếu là người yêu tranh, chắc chắn khi đến nơi phố cổ, bạn sẽ mua ngay cho mình một bức họa đầy giá trị nghệ thuật. Rảo bước trên các ngả đường giữa lòng phố cổ, bạn có thể dễ dàng thấy được những gallery lớn nhỏ nhiều màu sắc nhưng vẫn mang tính đặc trưng rất Hội An.
Lồng đèn
Đèn lồng truyền thống là một trong những sản phẩm độc đáo của Hội An – Di sản văn hóa thế giới. Ngày nay, chiếc đèn lồng không chỉ dừng lại là một sản phẩm địa phương, đèn Hội An ngày này còn là món quà ý nghĩa và là sản phẩm trang trí được sử dụng rất nhiều trong các dịp lễ hội trong nước và đặc biệt hơn là được xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới.
Bạn có thể bắt gặp đâu đó trên bất cứ con đường của phố Hội hình ảnh những chiếc đèn lồng treo lơ lửng và lung linh màu sắc. Lồng đèn được làm thành nhiều kiểu dáng khác nhau mang đến cho du khách những cảm nhận rất riêng về phố xá. Đến Hội An, du khách vẫn luôn ưu tiên chọn đèn lồng là món quà giá trị mang về tặng người thân.
Thiệp nổi
Thiệp nổi không được bày bán trong các của hàng sang trọng tuy nhiên vì đòi hỏi rất khắt khe về việc chọn làm hình, đòi hỏi ở người làm thiệp nổi phải thật khéo tay và tinh tế nên giá thành tuy khá cao (trung bình 40k/cái) nhưng vẫn rất được lòng du khách bốn phương.
Trên các tuyến phố của khu phố cổ, màu sắc rực rỡ của những sản phẩm giấy gấp giúp chúng thêm đặc biệt nổi bật và cô cùng bắt mắt.
Gỗ điêu khắc
Cách chế tác cây khô tạo hình của người Hội An đặt nặng ở việc phát hiện, nhìn ra yếu tố “tự thân” của cây khô bằng trí tưởng tượng chứ không phải ở sự dụng công, can thiệp nhiều bằng bàn tay của con người. Sự tác động của bàn tay nghệ nhân để tạo nên tác phẩm chỉ là những thủ pháp tưởng chừng như rất đơn giản là gọt sơ, đẽo nhẹ, dán keo, phết dầu… rồi chọn tư thế để phô diễn.
Với nghệ thuật cây khô tạo hình, người Hội An thích tự chế tác để chơi hơn là mua một tác phẩm thành hình ở nơi khác, mang về trưng bày. Nghệ nhân chế tác đều xuất thân từ làng mộc Kim Bồng. Để thuận tiện hơn cho việc buôn bán, nhiều người còn mở hẳn xưởng chế tác trực tiếp trong phố. Giá một món đồ dao động từ 120.000 đến 300.000 đồng tùy loại
Nếu muốn một lần quay trở về những thế kỷ trước và sống với vẻ đẹp của kiến trúc, đời sống văn hóa, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống tinh tế của người Việt ta ngày xưa, hãy đặt ngay cho mình tour du lịch khám phá Hội An: https://thegioidulich.com/tour-du-lich-hoi-an
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: