Những mối tình của nền văn học Việt Nam
Gắn liền với văn học Việt Nam không chỉ là thiên nhiên, con người, nước non hay những thân phận hẩm hiu thời xa xưa mà còn có những mối lương duyên được thi sĩ khắc họa đẹp tựa tranh vẽ. Mình rất thích đọc những mối tình xưa, đặc biệt hơn khi mối tình ấy đầy trắc trở vì mình khâm phục tình yêu mãnh liệt mà họ dành cho nhau và vì cách mà những bật thầy con chữ xưa diễn đạt cảm xúc của đôi lứa khi cuộc tình ấy là một tác phẩm. Vì vậy hôm nay, mình đã viết bài này để giới thiệu đến mọi người những mối tình nổi tiếng trong văn học Việt Nam để mọi người có thể cảm nhận được những sợi dây tơ hồng ấy bền chặt và sâu đậm đến thế nào.
Nguồn: Sưu tầm
1. Chuyện tình của Tràng và Vợ nhặt
Trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, tình yêu của Tràng và Vợ nhặt rất đời và bình dị, điểm xuất phát của cuộc tình này chỉ là những câu đùa giỡn, một bữa bánh đúc và một buổi dắt Thị về nhà ra mắt mẹ nhưng từ ấy trong "Lòng hắn bây giờ chỉ có tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo ấy, nó ổn ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ sống lưng". Một cuộc sống gia đình không giàu sang, phú quý, nó đơn sơ với vài món ăn đơn giản và một nồi cháo cám mà bà mẹ nói đùa đó là chè khoán nhưng lại khiến cho Tràng dấy lên tinh thần đổi mới, trở thành một người con có hiếu, một người chồng có trách nhiệm, và cả đời Tràng chỉ muốn cật lực làm công để bảo vệ "Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng này", nơi ruột thịt, máu mủ, có một cuộc tình son sắc là tất cả đối với Tràng.
2. Tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều
Nhắc đến những cuộc tình Việt Nam là phải nhắc đến tình yêu của Kim Kiều. Gặp nhau vào một tiết thanh minh, đôi trai tài gái sắc liền bén duyên trong những phút đầu tiên. Hứa hẹn là thế nhưng mối tình này cũng liền trắc trở khi phận con gái thời xưa có bao giờ được trọn vẹn, Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong nổi đau đớn, tuyệt vọng, suốt 15 năm lưu lạc, Kiều chưa một lần quên lời thề dưới trăng của mình với Kim Trọng mặc dù đã phó mặc tình duyên cho Thúy Vân và người tình chẳng bao giờ cưới. Hồi kết của câu chuyện là khi Trọng và Kiều gặp lại nhau dưới danh phận là tri âm tri kỷ. Mình đặc biệt thích cái kết này vì gọi nhau là tri kỷ nhưng "Tri kỷ tìm nhau mắt đã mờ".
3. Cuộc tình của Chí Phèo và Thị Nở
"Con quỷ của làng Vũ Đại" và người phụ nữ "Xấu ma chơi quỷ hờn" là cuộc tình "xứng đôi vừa lứa" của văn học Việt Nam. Bát cháo hành của Thị Nở chính là liều thuốc làm thức tỉnh con người thiện lương của Chí. Đến với nhau bằng bản năng của gióng nồi, cuộc tình ngỡ như hài hước và chỉ là thoáng qua lại khiến cho một con quỷ phải rơi nước mắt. Chuyện tình của Chí Phèo và Thị Nở không chỉ nói lên sự hủy hoại của định kiến xã hội ở chế độ cũ đối với con người và còn chứa đựng cả lòng bác ái và định nghĩa tình yêu rất đỗi giản dị của nhà văn Nam Cao, sâu xa hơn, Nam Cao muốn hướng người đọc đến những vấn đề ngoài tình yêu. Đó là vấn đề về văn hóa, về con người và xã hội, về bản năng và vô thức, về thân phận con người và sự tự do thoát khỏi những buộc ràng của định kiến xã hội cũ.
4. Chuyện tình của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương
Mấy ai biết rằng, hai đại thi hào của dân tộc là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã từng có một cuộc tình dang dở. Hai người quen nhau thời còn tươi trẻ. Hồ Xuân Hường tròn 18 và Nguyễn Du đầy tài năng ở tuổi 24. Hai người họ quen nhau chốc đã 3 năm, đã từng sáng tác ra nhiều bài thơ dành tặng đối phương nhưng cuộc đời xoay vần đến khi Nguyễn Du phải về lại Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh trông coi việc xây từ đường cho dòng họ. Từ đó, mỗi người đều có con đường riêng. Nguyễn Du sống một cuộc đời thăng trầm đầy bế tắc còn Hồ Xuân Hương lại lâm vào cảnh "Hồng nhan bạc mệnh", mãi sống trong sự tẻ nhạt, đơn coi chiếc bóng. Hồ Xuân Hương từng miêu tả cuộc đình 3 năm nhưng trắc trở ấy qua hai câu thơ: “Chữ tình chốc đã ba năm vẹn Giấc mộng rồi ra nửa khắc không”
5. Mối tình Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ
Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ là một trong những chuyện tình kinh điển của nền văn học nước nhà, là biểu tượng cho một tình yêu ngọt ngào và đầy thơ mộng. Cả hai đều có tứ thơ rất độc đáo, đều thể hiện cái tình lãng mạn và sâu sắc dành cho nhau. Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh từng viết rất nhiều bài thơ dành tặng cho đối phương, tình yêu của họ là vĩnh cửu. Nhưng thật không may, chuyến xe năm ấy đã cướp đi mạng sống của đôi nghệ sĩ tài ba, để lại nhiều nuối tiếc cho độc giả và nền văn học Việt Nam. Nhưng đối với mình dù ở đâu tình yêu của đôi vợ chồng tài năng đều hiện hữu, đậm chất ngôn tình và mãnh liệt. Mình có sưu tầm được 1 bài thơ của Lưu Quang Vũ đã viết tặng cho bà xã của mình khi trên máy bay, thể hiện rất rõ tấm chân tình của tác giả đối với người yêu và gia đình nhỏ:
"Có phải vì mười lăm năm yêu anh
Trái tim em đã mệt
Cô gái bướng bỉnh
Cô gái hay cười ngày xưa
Mẹ của các con anh
Một tháng nay nằm viện......
Những ngọn nến lung linh quanh giá nhạc
Bao nỗi khổ niềm yêu thành tiếng hát
Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh
Trái tim của mùa hè tổ ấm chở che anh."
Những chuyện tình đi vào lịch sử của văn học Việt Nam, tìm hiểu sâu những mối tình ấy cũng là cách giúp chúng ta hiểu được văn phong và con người của tác giả. Các bạn có thích đọc những câu chuyện tình không nhỉ?
Nguồn: Sưu tầm
Gắn liền với văn học Việt Nam không chỉ là thiên nhiên, con người, nước non hay những thân phận hẩm hiu thời xa xưa mà còn có những mối lương duyên được thi sĩ khắc họa đẹp tựa tranh vẽ. Mình rất thích đọc những mối tình xưa, đặc biệt hơn khi mối tình ấy đầy trắc trở vì mình khâm phục tình yêu mãnh liệt mà họ dành cho nhau và vì cách mà những bật thầy con chữ xưa diễn đạt cảm xúc của đôi lứa khi cuộc tình ấy là một tác phẩm. Vì vậy hôm nay, mình đã viết bài này để giới thiệu đến mọi người những mối tình nổi tiếng trong văn học Việt Nam để mọi người có thể cảm nhận được những sợi dây tơ hồng ấy bền chặt và sâu đậm đến thế nào.
Nguồn: Sưu tầm
Trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, tình yêu của Tràng và Vợ nhặt rất đời và bình dị, điểm xuất phát của cuộc tình này chỉ là những câu đùa giỡn, một bữa bánh đúc và một buổi dắt Thị về nhà ra mắt mẹ nhưng từ ấy trong "Lòng hắn bây giờ chỉ có tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo ấy, nó ổn ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ sống lưng". Một cuộc sống gia đình không giàu sang, phú quý, nó đơn sơ với vài món ăn đơn giản và một nồi cháo cám mà bà mẹ nói đùa đó là chè khoán nhưng lại khiến cho Tràng dấy lên tinh thần đổi mới, trở thành một người con có hiếu, một người chồng có trách nhiệm, và cả đời Tràng chỉ muốn cật lực làm công để bảo vệ "Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng này", nơi ruột thịt, máu mủ, có một cuộc tình son sắc là tất cả đối với Tràng.
2. Tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều
Nhắc đến những cuộc tình Việt Nam là phải nhắc đến tình yêu của Kim Kiều. Gặp nhau vào một tiết thanh minh, đôi trai tài gái sắc liền bén duyên trong những phút đầu tiên. Hứa hẹn là thế nhưng mối tình này cũng liền trắc trở khi phận con gái thời xưa có bao giờ được trọn vẹn, Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong nổi đau đớn, tuyệt vọng, suốt 15 năm lưu lạc, Kiều chưa một lần quên lời thề dưới trăng của mình với Kim Trọng mặc dù đã phó mặc tình duyên cho Thúy Vân và người tình chẳng bao giờ cưới. Hồi kết của câu chuyện là khi Trọng và Kiều gặp lại nhau dưới danh phận là tri âm tri kỷ. Mình đặc biệt thích cái kết này vì gọi nhau là tri kỷ nhưng "Tri kỷ tìm nhau mắt đã mờ".
3. Cuộc tình của Chí Phèo và Thị Nở
"Con quỷ của làng Vũ Đại" và người phụ nữ "Xấu ma chơi quỷ hờn" là cuộc tình "xứng đôi vừa lứa" của văn học Việt Nam. Bát cháo hành của Thị Nở chính là liều thuốc làm thức tỉnh con người thiện lương của Chí. Đến với nhau bằng bản năng của gióng nồi, cuộc tình ngỡ như hài hước và chỉ là thoáng qua lại khiến cho một con quỷ phải rơi nước mắt. Chuyện tình của Chí Phèo và Thị Nở không chỉ nói lên sự hủy hoại của định kiến xã hội ở chế độ cũ đối với con người và còn chứa đựng cả lòng bác ái và định nghĩa tình yêu rất đỗi giản dị của nhà văn Nam Cao, sâu xa hơn, Nam Cao muốn hướng người đọc đến những vấn đề ngoài tình yêu. Đó là vấn đề về văn hóa, về con người và xã hội, về bản năng và vô thức, về thân phận con người và sự tự do thoát khỏi những buộc ràng của định kiến xã hội cũ.
4. Chuyện tình của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương
Mấy ai biết rằng, hai đại thi hào của dân tộc là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã từng có một cuộc tình dang dở. Hai người quen nhau thời còn tươi trẻ. Hồ Xuân Hường tròn 18 và Nguyễn Du đầy tài năng ở tuổi 24. Hai người họ quen nhau chốc đã 3 năm, đã từng sáng tác ra nhiều bài thơ dành tặng đối phương nhưng cuộc đời xoay vần đến khi Nguyễn Du phải về lại Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh trông coi việc xây từ đường cho dòng họ. Từ đó, mỗi người đều có con đường riêng. Nguyễn Du sống một cuộc đời thăng trầm đầy bế tắc còn Hồ Xuân Hương lại lâm vào cảnh "Hồng nhan bạc mệnh", mãi sống trong sự tẻ nhạt, đơn coi chiếc bóng. Hồ Xuân Hương từng miêu tả cuộc đình 3 năm nhưng trắc trở ấy qua hai câu thơ: “Chữ tình chốc đã ba năm vẹn Giấc mộng rồi ra nửa khắc không”
5. Mối tình Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ
Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ là một trong những chuyện tình kinh điển của nền văn học nước nhà, là biểu tượng cho một tình yêu ngọt ngào và đầy thơ mộng. Cả hai đều có tứ thơ rất độc đáo, đều thể hiện cái tình lãng mạn và sâu sắc dành cho nhau. Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh từng viết rất nhiều bài thơ dành tặng cho đối phương, tình yêu của họ là vĩnh cửu. Nhưng thật không may, chuyến xe năm ấy đã cướp đi mạng sống của đôi nghệ sĩ tài ba, để lại nhiều nuối tiếc cho độc giả và nền văn học Việt Nam. Nhưng đối với mình dù ở đâu tình yêu của đôi vợ chồng tài năng đều hiện hữu, đậm chất ngôn tình và mãnh liệt. Mình có sưu tầm được 1 bài thơ của Lưu Quang Vũ đã viết tặng cho bà xã của mình khi trên máy bay, thể hiện rất rõ tấm chân tình của tác giả đối với người yêu và gia đình nhỏ:
"Có phải vì mười lăm năm yêu anh
Trái tim em đã mệt
Cô gái bướng bỉnh
Cô gái hay cười ngày xưa
Mẹ của các con anh
Một tháng nay nằm viện......
Những ngọn nến lung linh quanh giá nhạc
Bao nỗi khổ niềm yêu thành tiếng hát
Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh
Trái tim của mùa hè tổ ấm chở che anh."
Những chuyện tình đi vào lịch sử của văn học Việt Nam, tìm hiểu sâu những mối tình ấy cũng là cách giúp chúng ta hiểu được văn phong và con người của tác giả. Các bạn có thích đọc những câu chuyện tình không nhỉ?
Nguồn: Sưu tầm