Những danh nhân tuổi Rồng trong lịch sử Việt Nam [h=2][/h] Sau 11 năm, năm nay Rồng trở lại với mọi người theo tiếng gọi tâm linh Nhâm Thìn. Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn, xin được giới thiệu những danh nhân tuổi Thìn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Mạc Đĩnh Chi (tuổi Canh Thìn, 1280-1350). Danh sỹ đời Trần Anh Tông, tự Tiết Phu, quê Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương.
Năm 1304, Mạc Đình Chi đỗ Trạng nguyên năm 24 tuổi. Vua thấy tướng mạo xấu xí có ý chê, ông dâng bài phú “Ngọc tinh liên” (Sen giếng ngọc) khiến vua khâm phục.
Ông làm quan trải ba triều Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, thăng đến Tả bộc xạ Đại liên ban. Ông từng đi Trung Quốc hai lần, được các danh sỹ nước ngoài khen ngợi, khâm phục.
- Trương Định, tên thường gọi Trương Công Đinh (tuổi Mậu Thìn, 1820-1864). Anh hùng kháng Pháp. Ông sinh tại Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp. Ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm lục phẩm. Từ đó, người đương thời gọi ông là Quản Định.
Ông chỉ huy nghĩa binh chống Pháp ở Nam kỳ giai đoạn 1859-1864. Không chấp nhận Hòa ước cho Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, ông được dân tôn là Bình Tây Đại nguyên soái.
- Nguyễn Quang Bích tự là Hàm Huy, hiệu Ngư Phong (tuổi Nhâm Thìn, 1832-1890). Chí sỹ cận đại. Ông sinh tại làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, Thái Bình.
Năm 1869, ông đỗ Hoàng Giáp, rồi được bổ làm Tri phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Từng giữ các chức vụ: Án sát Sơn Tây, Tế tửu Quốc tử giám, Án sát Bình Định, rồi làm Chánh sứ Sơn Phòng kiêm Tuần phủ Hưng Hóa.
Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông trở thành một trong những người lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Bắc Kỳ, được phong làm Lễ bộ Thượng thư, sung hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ.
- Phan Đình Phùng, hiệu Châu Phong (tuổi Giáp Thìn, 1844-1895). Chí sỹ, anh hùng chống Pháp, con cụ Phó bảng Phan Đình Tuyển, quê ở Đông Thái, La Sơn, Hà Tĩnh.
Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
- Nguyễn Thượng Hiền danh sỹ tự Đình Nam, hiệu Mai Sơn (tuổi Mậu Thìn, 1868-1925). Chí sĩ yêu nước, quê Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Đông (nay Hà Nội).
Năm 1885, ông đỗ cử nhân khi mới 17 tuổi, thi Hội đỗ đầu, đang chờ xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ. Đến năm 1892, ông thi lại và đỗ Hoàng Giáp khi mới 24 tuổi. Tuy đỗ cao nhưng ông không ra làm quan mà về ẩn cư ở vùng núi Nưa, Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông giữ chức Toản tu Quốc sử, rồi làm Đốc học tỉnh Ninh Bình.
- Nguyễn Phan Chánh (tuổi Nhâm Thìn, 1892-1984), là danh họa, bậc thầy của hội họa lụa Việt Nam.
Ông sinh tại tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đánh giá về tài năng hội họa của Nguyễn Phan Chánh, họa sỹ Trịnh Cung cho rằng: “…là một người đã tạo ra một diện mạo tranh lụa Việt Nam không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Hoa và Nhật Bản. Trong sáng tạo nghệ thuật, tạo dựng một phong cách riêng, hay hơn thế nữa là một trường phái, là điều hiếm hoi. Nguyễn Phan Chánh là một hiện tượng xuất chúng của hội họa Việt Nam cũng như Nguyễn Gia Trí với sơn mài.”
Những bức tranh lụa nổi tiếng của ông: Chơi ô ăn quan, Cô gái rửa rau trên cầu ao, Lên đồng, Bữa cơm, Những cô khâu đầm, Những người hát rong, Tiên Dung và Chử Đồng Tử…
- Trần Phú (tuổi Giáp Thìn, 1904–1931), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi. Ông sinh ngày 1/5/1904, quê quán thôn Tùng Ảnh, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là người học trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người dự thảo bản Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, ông có nhiều đóng góp to lớn về công tác xây dựng Đảng và tổ chức cách mạng của quần chúng.
Trần Phú là tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, bất khuất trước kẻ thù, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
- Nguyễn Lương Bằng (bí danh Sao Đỏ, tuổi Giáp Thìn, 1904-1979). Ông là nhà cách mạng và được các mọi người xem như người anh cả. Ông quê xã Thanh Tùng, huyện thanh Miện, Hải Dương.
Trong 50 năm hoạt động cách mạng, ông đã nhiều lần bị địch bắt. Tuy bị tù đầy và tra tấn cực kỳ dã man nhưng ông vẫn chiến đấu kiên cường, giữ vững khí tiết người Cộng sản và bền bỉ hoạt động trong tổ chức bí mật ở nhà tù.
Bằng tấm gương anh dũng, bất khuất của mình, và bằng sự giúp đỡ, dìu dắt ân cần, ông đã góp phần bồi dưỡng nhiều chiến sỹ cách mạng ở nhà tù Sơn La.
Ông từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch nước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô, Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Đào Duy Anh (tuổi Giáp Thìn, 1904-1988), nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam.
Đào Duy Anh sinh ngày 25/4/1904 tại Thanh Hóa và mất năm 1988 tại Hà Nội. Ông là tác giả nhiều công trình học thuật sáng giá về ngôn ngữ học, văn học, sử học, trong đó giá trị nhất là cuốn “Hán-Việt từ điển.”
- Xuân Diệu (tuổi Bính Thìn, 1916-1985), nhà thơ lãng mạn trữ tình, một nhà phê bình tinh tế, một nhà lý luận văn học độc đáo.
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2-2-1916, tại Bình Định, quê gốc ở Hà Tĩnh.
Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió.” Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.”
Cách mạng Tháng Tám đã mở ra bước ngoặt lớn cho đời thơ Xuân Diệu. Một loạt tập thơ chan chứa tình đời, tình người ra đời như: “Trường ca” (1945), “Ngọn quốc kỳ” (1945), “Dưới sao vàng” (1949), “Riêng chung” (1960)...
Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Theo TTXN
Mạc Đĩnh Chi (tuổi Canh Thìn, 1280-1350). Danh sỹ đời Trần Anh Tông, tự Tiết Phu, quê Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương.
Năm 1304, Mạc Đình Chi đỗ Trạng nguyên năm 24 tuổi. Vua thấy tướng mạo xấu xí có ý chê, ông dâng bài phú “Ngọc tinh liên” (Sen giếng ngọc) khiến vua khâm phục.
Ông làm quan trải ba triều Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, thăng đến Tả bộc xạ Đại liên ban. Ông từng đi Trung Quốc hai lần, được các danh sỹ nước ngoài khen ngợi, khâm phục.
- Trương Định, tên thường gọi Trương Công Đinh (tuổi Mậu Thìn, 1820-1864). Anh hùng kháng Pháp. Ông sinh tại Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp. Ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm lục phẩm. Từ đó, người đương thời gọi ông là Quản Định.
Ông chỉ huy nghĩa binh chống Pháp ở Nam kỳ giai đoạn 1859-1864. Không chấp nhận Hòa ước cho Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, ông được dân tôn là Bình Tây Đại nguyên soái.
- Nguyễn Quang Bích tự là Hàm Huy, hiệu Ngư Phong (tuổi Nhâm Thìn, 1832-1890). Chí sỹ cận đại. Ông sinh tại làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, Thái Bình.
Năm 1869, ông đỗ Hoàng Giáp, rồi được bổ làm Tri phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Từng giữ các chức vụ: Án sát Sơn Tây, Tế tửu Quốc tử giám, Án sát Bình Định, rồi làm Chánh sứ Sơn Phòng kiêm Tuần phủ Hưng Hóa.
Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông trở thành một trong những người lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Bắc Kỳ, được phong làm Lễ bộ Thượng thư, sung hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ.
- Phan Đình Phùng, hiệu Châu Phong (tuổi Giáp Thìn, 1844-1895). Chí sỹ, anh hùng chống Pháp, con cụ Phó bảng Phan Đình Tuyển, quê ở Đông Thái, La Sơn, Hà Tĩnh.
Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
- Nguyễn Thượng Hiền danh sỹ tự Đình Nam, hiệu Mai Sơn (tuổi Mậu Thìn, 1868-1925). Chí sĩ yêu nước, quê Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Đông (nay Hà Nội).
Năm 1885, ông đỗ cử nhân khi mới 17 tuổi, thi Hội đỗ đầu, đang chờ xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ. Đến năm 1892, ông thi lại và đỗ Hoàng Giáp khi mới 24 tuổi. Tuy đỗ cao nhưng ông không ra làm quan mà về ẩn cư ở vùng núi Nưa, Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông giữ chức Toản tu Quốc sử, rồi làm Đốc học tỉnh Ninh Bình.
- Nguyễn Phan Chánh (tuổi Nhâm Thìn, 1892-1984), là danh họa, bậc thầy của hội họa lụa Việt Nam.
Ông sinh tại tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đánh giá về tài năng hội họa của Nguyễn Phan Chánh, họa sỹ Trịnh Cung cho rằng: “…là một người đã tạo ra một diện mạo tranh lụa Việt Nam không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Hoa và Nhật Bản. Trong sáng tạo nghệ thuật, tạo dựng một phong cách riêng, hay hơn thế nữa là một trường phái, là điều hiếm hoi. Nguyễn Phan Chánh là một hiện tượng xuất chúng của hội họa Việt Nam cũng như Nguyễn Gia Trí với sơn mài.”
Những bức tranh lụa nổi tiếng của ông: Chơi ô ăn quan, Cô gái rửa rau trên cầu ao, Lên đồng, Bữa cơm, Những cô khâu đầm, Những người hát rong, Tiên Dung và Chử Đồng Tử…
- Trần Phú (tuổi Giáp Thìn, 1904–1931), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi. Ông sinh ngày 1/5/1904, quê quán thôn Tùng Ảnh, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là người học trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người dự thảo bản Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, ông có nhiều đóng góp to lớn về công tác xây dựng Đảng và tổ chức cách mạng của quần chúng.
Trần Phú là tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, bất khuất trước kẻ thù, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
- Nguyễn Lương Bằng (bí danh Sao Đỏ, tuổi Giáp Thìn, 1904-1979). Ông là nhà cách mạng và được các mọi người xem như người anh cả. Ông quê xã Thanh Tùng, huyện thanh Miện, Hải Dương.
Trong 50 năm hoạt động cách mạng, ông đã nhiều lần bị địch bắt. Tuy bị tù đầy và tra tấn cực kỳ dã man nhưng ông vẫn chiến đấu kiên cường, giữ vững khí tiết người Cộng sản và bền bỉ hoạt động trong tổ chức bí mật ở nhà tù.
Bằng tấm gương anh dũng, bất khuất của mình, và bằng sự giúp đỡ, dìu dắt ân cần, ông đã góp phần bồi dưỡng nhiều chiến sỹ cách mạng ở nhà tù Sơn La.
Ông từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch nước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô, Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Đào Duy Anh (tuổi Giáp Thìn, 1904-1988), nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam.
Đào Duy Anh sinh ngày 25/4/1904 tại Thanh Hóa và mất năm 1988 tại Hà Nội. Ông là tác giả nhiều công trình học thuật sáng giá về ngôn ngữ học, văn học, sử học, trong đó giá trị nhất là cuốn “Hán-Việt từ điển.”
- Xuân Diệu (tuổi Bính Thìn, 1916-1985), nhà thơ lãng mạn trữ tình, một nhà phê bình tinh tế, một nhà lý luận văn học độc đáo.
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2-2-1916, tại Bình Định, quê gốc ở Hà Tĩnh.
Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió.” Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.”
Cách mạng Tháng Tám đã mở ra bước ngoặt lớn cho đời thơ Xuân Diệu. Một loạt tập thơ chan chứa tình đời, tình người ra đời như: “Trường ca” (1945), “Ngọn quốc kỳ” (1945), “Dưới sao vàng” (1949), “Riêng chung” (1960)...
Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Theo TTXN