Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Kỳ nhân từ trang phục…
Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ đó là người "điên" đang đi lang thang trên đường, chí ít cũng là một ông già vô gia cư. Người dân vùng ngoại ô Hà Nội đã quá quen thuộc với hình ảnh ông mài dao kéo. Một kỳ nhân, với bộ dạng nhếch nhác, trang phục kỳ dị và kỹ năng mài dao kéo tuyệt đỉnh.
Nhiều người còn nói: “Trang phục của ông ý cứ như trên sân khấu chèo, tuồng gì đó, nhìn lạ mắt lắm… Thế nhưng ông ý mài dao kéo thì khỏi bàn”.
Hễ thấy trẻ con xúm lại xem, chó sủa ỉnh hỏi nghĩa là ở đó có ông mài dao kéo đến.
Ông hành nghề này đã ngót ngét 20 năm, nhưng ông tên gì, ở đâu và bao nhiêu tuổi thì không ai biết. Mọi người chỉ quen gọi ông với cái tên: “ông mài dao kéo”.
Mọi người ít khi thấy ông thay đổi trang phục, có chăng chỉ thay đổi phương tiện đi lại. Vài bữa thấy ông đi xe máy, bữa thì thấy ông đi mobilet, lúc ông lại thay bằng xe đạp địa hình. Ông cười hiền hậu, vui vẻ nói: “Giá xăng nó lên xuống mà anh, tôi cũng phải thay đổi theo thị trường”.
Với bộ dạng và những gì ông mang theo trên xe khiến ai cũng phải nhìn và thấy kỳ lạ. Xe của ông treo hàng trăm thứ thập cẩm: Quả bóng (theo ông đó là tượng trưng cho trái đất, cây xanh cắm trong chiếc lọ đựng nước (tượng trương cho môi trường), con rùa (ông đã được chính sư cụ trụ trì chùa Hương tặng nhân dịp về thăm), khi thì mang theo cả chó, mèo, gà, chim câu, mảnh cờ vải mầu (được sư cụ chùa Khúc Thủy tặng nhân dịp năm mới), chai rượu, vỏ máy ảnh cũ, còi giao thông, chiếc Rađio nhỏ xíu hoạt động 24/24, với lý do ông thích nghe thời sự những sự kiện diễn ra trong nước và quốc tế).
Bên cạnh những đồ kỳ bí ông mang theo còn là bộ đồ mài dao kéo (đá gan gà, đá xanh…).
Được hỏi về bộ dạng kỳ dị cũng như những đồ vật kỳ bí ông mang theo, ông cười khoái chí nói: “Có nhiều lý do lắm! Thứ nhất: mình làm thế người ta sẽ có ấn tượng về mình, không phải mời ai mài dao kéo. Thứ hai: Tôi như một diễn viên hề, diễn ở một "sân khấu lớn cuộc đời". Với "vai diễn" này tôi có thể cười, chửi, chê bai mà chẳng sợ ai chèn ép, trù dập và chỉ có thế tôi mới là chính mình. Đời nó như vở kịch mà, hài có, bi có, và cả hạnh phúc nữa…!"
… đến cách nghĩ
Không phải bàn cãi, ông là một người đặc biệt. Không chỉ đặc biệt bởi cái nghề, cách ông hành nghề mà còn cả những suy tư và trăn trở với cuộc đời. Ông luôn tự coi mình là diễn viên còn cuộc đời này là sân khấu lớn. "Mình diễn trọn vai nghĩa là mình sống tốt với đời, không hổ thẹn với lương tâm" - ông nói.
Tên thật của ông là Nguyễn Đức Thịnh sinh năm 1937, là bộ đội về hưu.
Chiếc xe đạp địa hình và rất nhiều đồ vật kỳ lạ được coi là "phục trang" cho "vai diễn".
Sau những tháng ngày lăn lộn chiến trường, ông được điều về công tác tại công ty may 20. Ông tâm sự: “Không dám nói giầu, nhưng tôi cũng có lương hưu, con cái cũng thành đạt cả rồi. Tôi thích đi lang thang thế này, kiếm lấy đồng tiền bằng sức lao động của mình”.
Ông tiếp tục: “Tất cả lương tôi đưa cho bà nhà tôi chi tiêu tất, kiếm đồng nào tôi tiêu đồng đó thôi. Nhưng có đi như thế này mới thấy cuộc đời có nhiều chuyện chướng tai, còn nhiều bất công lắm!”.
Sau nhưng hồi sâu lắng nghĩ ngợi chuyện đời, ông hồ hởi nói đến chuyện nghề và những kỹ năng của mình: “Tôi cũng chỉ đem chút kỹ nghệ giúp nhân dân thôi, con dao cái kéo là vật thiết yếu. Người ta dùng đến là nhớ đến ông mài dao kéo khùng này”.
Mỗi con dao, cái kéo mài xong mất khoảng 15 đến 20 phút, dễ khó đến đâu ông cũng chỉ lấy có 1.500 đồng đến 2.000 đồng/ cái.
Chị Phượng một thợ may chuyên nghiệp nói: “Ông ý mà mài kéo cắt may thì khỏi nghĩ luôn! Sắc lắm, lại còn rẻ nữa”. Ông ngửa cổ nhả khói thuốc lào, nở nụ cười hiện hậu để lộ chiếc răng bọc vàng sáng loáng: “Ở đây, chỗ nào tôi chẳng đi đến, ai làm may mà chẳng biết tôi. Cứ sáng ra là tôi lại lên đường, nhiều khi ham việc chót đi xa nhà nửa đêm mới đạp xe về đến nhà”.
Sau nụ cười, ông nghiêm nét mặt nói: “Chắc tại bộ dạng tôi bẩn thỉu, quái dị nên nhiều thằng bạn bộ đội cũ ngày xưa gặp nó cũng ngại hỏi. Cuộc đời mà, có người nọ người kia”. Ông đưa con dao mới mài sắc lẹm lên trước mặt quan sát, rồi nói tiếp: “Ngày xưa chúng nó khổ, lấy vợ đẻ con tôi đều mua cho con nó đồng quá tấm bánh, khi thì bộ quần áo lấy cớ đến chơi. Nhưng bây giờ chúng nó ngại gặp, vì nghĩ mình nghèo và bị... thần kinh”.
Trong sự hối hả, tấp nập cho cuộc mưu sinh, cuộc đời này vẫn còn có những người biết ngưng lại và quan sát sự đời một cách nhẹ nhàng, không toan tính. Dòng đời vẫn trôi, sân khấu cuộc đời chẳng bao giờ khép lại, ông Thịnh vẫn miệt mài với cái nghề mài dao kéo và "vai diễn" của mình...
Quang Anh - VNN
Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ đó là người "điên" đang đi lang thang trên đường, chí ít cũng là một ông già vô gia cư. Người dân vùng ngoại ô Hà Nội đã quá quen thuộc với hình ảnh ông mài dao kéo. Một kỳ nhân, với bộ dạng nhếch nhác, trang phục kỳ dị và kỹ năng mài dao kéo tuyệt đỉnh.
Nhiều người còn nói: “Trang phục của ông ý cứ như trên sân khấu chèo, tuồng gì đó, nhìn lạ mắt lắm… Thế nhưng ông ý mài dao kéo thì khỏi bàn”.
Hễ thấy trẻ con xúm lại xem, chó sủa ỉnh hỏi nghĩa là ở đó có ông mài dao kéo đến.
Ông hành nghề này đã ngót ngét 20 năm, nhưng ông tên gì, ở đâu và bao nhiêu tuổi thì không ai biết. Mọi người chỉ quen gọi ông với cái tên: “ông mài dao kéo”.
Mọi người ít khi thấy ông thay đổi trang phục, có chăng chỉ thay đổi phương tiện đi lại. Vài bữa thấy ông đi xe máy, bữa thì thấy ông đi mobilet, lúc ông lại thay bằng xe đạp địa hình. Ông cười hiền hậu, vui vẻ nói: “Giá xăng nó lên xuống mà anh, tôi cũng phải thay đổi theo thị trường”.
Với bộ dạng và những gì ông mang theo trên xe khiến ai cũng phải nhìn và thấy kỳ lạ. Xe của ông treo hàng trăm thứ thập cẩm: Quả bóng (theo ông đó là tượng trưng cho trái đất, cây xanh cắm trong chiếc lọ đựng nước (tượng trương cho môi trường), con rùa (ông đã được chính sư cụ trụ trì chùa Hương tặng nhân dịp về thăm), khi thì mang theo cả chó, mèo, gà, chim câu, mảnh cờ vải mầu (được sư cụ chùa Khúc Thủy tặng nhân dịp năm mới), chai rượu, vỏ máy ảnh cũ, còi giao thông, chiếc Rađio nhỏ xíu hoạt động 24/24, với lý do ông thích nghe thời sự những sự kiện diễn ra trong nước và quốc tế).
Bên cạnh những đồ kỳ bí ông mang theo còn là bộ đồ mài dao kéo (đá gan gà, đá xanh…).
Được hỏi về bộ dạng kỳ dị cũng như những đồ vật kỳ bí ông mang theo, ông cười khoái chí nói: “Có nhiều lý do lắm! Thứ nhất: mình làm thế người ta sẽ có ấn tượng về mình, không phải mời ai mài dao kéo. Thứ hai: Tôi như một diễn viên hề, diễn ở một "sân khấu lớn cuộc đời". Với "vai diễn" này tôi có thể cười, chửi, chê bai mà chẳng sợ ai chèn ép, trù dập và chỉ có thế tôi mới là chính mình. Đời nó như vở kịch mà, hài có, bi có, và cả hạnh phúc nữa…!"
… đến cách nghĩ
Không phải bàn cãi, ông là một người đặc biệt. Không chỉ đặc biệt bởi cái nghề, cách ông hành nghề mà còn cả những suy tư và trăn trở với cuộc đời. Ông luôn tự coi mình là diễn viên còn cuộc đời này là sân khấu lớn. "Mình diễn trọn vai nghĩa là mình sống tốt với đời, không hổ thẹn với lương tâm" - ông nói.
Tên thật của ông là Nguyễn Đức Thịnh sinh năm 1937, là bộ đội về hưu.
Chiếc xe đạp địa hình và rất nhiều đồ vật kỳ lạ được coi là "phục trang" cho "vai diễn".
Sau những tháng ngày lăn lộn chiến trường, ông được điều về công tác tại công ty may 20. Ông tâm sự: “Không dám nói giầu, nhưng tôi cũng có lương hưu, con cái cũng thành đạt cả rồi. Tôi thích đi lang thang thế này, kiếm lấy đồng tiền bằng sức lao động của mình”.
Ông tiếp tục: “Tất cả lương tôi đưa cho bà nhà tôi chi tiêu tất, kiếm đồng nào tôi tiêu đồng đó thôi. Nhưng có đi như thế này mới thấy cuộc đời có nhiều chuyện chướng tai, còn nhiều bất công lắm!”.
Sau nhưng hồi sâu lắng nghĩ ngợi chuyện đời, ông hồ hởi nói đến chuyện nghề và những kỹ năng của mình: “Tôi cũng chỉ đem chút kỹ nghệ giúp nhân dân thôi, con dao cái kéo là vật thiết yếu. Người ta dùng đến là nhớ đến ông mài dao kéo khùng này”.
Mỗi con dao, cái kéo mài xong mất khoảng 15 đến 20 phút, dễ khó đến đâu ông cũng chỉ lấy có 1.500 đồng đến 2.000 đồng/ cái.
Chị Phượng một thợ may chuyên nghiệp nói: “Ông ý mà mài kéo cắt may thì khỏi nghĩ luôn! Sắc lắm, lại còn rẻ nữa”. Ông ngửa cổ nhả khói thuốc lào, nở nụ cười hiện hậu để lộ chiếc răng bọc vàng sáng loáng: “Ở đây, chỗ nào tôi chẳng đi đến, ai làm may mà chẳng biết tôi. Cứ sáng ra là tôi lại lên đường, nhiều khi ham việc chót đi xa nhà nửa đêm mới đạp xe về đến nhà”.
Sau nụ cười, ông nghiêm nét mặt nói: “Chắc tại bộ dạng tôi bẩn thỉu, quái dị nên nhiều thằng bạn bộ đội cũ ngày xưa gặp nó cũng ngại hỏi. Cuộc đời mà, có người nọ người kia”. Ông đưa con dao mới mài sắc lẹm lên trước mặt quan sát, rồi nói tiếp: “Ngày xưa chúng nó khổ, lấy vợ đẻ con tôi đều mua cho con nó đồng quá tấm bánh, khi thì bộ quần áo lấy cớ đến chơi. Nhưng bây giờ chúng nó ngại gặp, vì nghĩ mình nghèo và bị... thần kinh”.
Trong sự hối hả, tấp nập cho cuộc mưu sinh, cuộc đời này vẫn còn có những người biết ngưng lại và quan sát sự đời một cách nhẹ nhàng, không toan tính. Dòng đời vẫn trôi, sân khấu cuộc đời chẳng bao giờ khép lại, ông Thịnh vẫn miệt mài với cái nghề mài dao kéo và "vai diễn" của mình...
Quang Anh - VNN