Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Theo website Washprofile, khá nhiều vị Tổng thống Mỹ đã bị trở thành những nhân vật chính trong các câu chuyện bất thường luôn được thiên hạ truyền tụng. Và điều kỳ lạ nhất là những huyền thoại về các Tổng thống Mỹ lắm khi lại trùng khít với sự thật.
Vị Tổng thống Mỹ thứ 10 John Tyler hóa ra lại là nguyên thủ quốc gia duy nhất ở đây bị coi là "kẻ thù của đất nước". Chuyện xảy ra như sau: Nhiệm kỳ Tổng thống của ông Tyler là ở những năm từ 1841 tới 1845. Năm 1861 tại Mỹ bùng nổ nội chiến do khát vọng của những bang miền Nam muốn li khai những bang miền Bắc.
Lúc đó, Tyler vừa được bầu làm thành viên của Quốc hội (Confederate House of Representatives) phe Liên bang và can dự vào việc thành lập đơn vị hành chính mới của phe này. Kết cục là ông cũng như một loạt những thủ lĩnh khác của các bang miền Nam đã bị phe miền Bắc dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống mới là Abraham Lincoln liệt vào hàng ngũ kẻ thù của nước Mỹ.
Tyler qua đời vào năm 1861 (ông sinh năm 1790), trước khi chính thức làm nghị sĩ của phe Liên bang. Phải ba năm sau đó (năm 1864), nội chiến ở Mỹ mới kết thúc. Khi mất, về danh nghĩa chính thức, ông không còn là công dân Mỹ nữa mà chỉ là công dân của phe Liên bang.
Một chi tiết cũng vào loại dị thường trong tiểu sử của ông Tyler là, ông là vị Tổng thống Mỹ có đông con nhất trong lịch sử nước Mỹ. Người vợ đầu của ông sinh cho ông 8 người con, còn người vợ thứ hai - 7 người con. Người con thứ 15 của ông được sinh ra khi Tyler đã ở tuổi "xưa nay hiếm".
Vị Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln và vị Tổng thống Mỹ thứ 35 John Kennedy là hai vị Tổng thống đã từ giã cõi trần vì bị ám sát. Trong cuộc sống và cái chết của hai vị Tổng thống này đã có những sự trùng hợp khá hi hữu. Họ của cả hai đều có 7 chữ cái.
Ông Lincoln được bầu vào Quốc hội Mỹ năm 1846, còn ông Kennedy - năm 1946. Ông Lincoln đã không thể trở thành ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ năm 1856, còn ông Kennedy cũng phải chịu cảnh tương tự vào năm 1956. Năm 1860, ông Lincoln được bầu làm Tổng thống Mỹ, còn ông Kennedy - năm 1960.
Cả Lincoln lẫn Kennedy đều đã không nhận được quá 50% số phiếu của các cử tri tham gia bầu cử. Người phơi áo trước ông Lincoln trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1860 là ông Stephen Douglas, sinh năm 1813.
Còn người phơi áo trước ông Kennedy là ông Richard Nixon, sinh năm 1913. Trong thời gian ngồi trên ghế Tổng thống, cả ông Lincoln lẫn ông Kennedy đều bị chết mất con trai… Cấp phó của ông Lincoln là ông Andrew Johnson, sinh năm 1808, còn cấp phó của ông Kennedy là ông Lyndon Johnson, sinh năm 1908.
Hơn thế nữa, ông Andrew Johnson được bầu vào Hạ viện năm 1847, còn ông Lyndon Johnson - năm 1947. Trước khi trở thành Phó Tổng thống, cả hai chính khách này đều đã là thành viên Thượng viện. Cả tên và họ của hai người đều có 13 chữ cái.
Cả hai đều không bao giờ được bầu làm Tổng thống (Lyndon Johnson trở thành Tổng thống sau khi Tổng thống John Kennedy bị ám sát). Cả Kennedy và Lincoln sinh thời đều hay nói rằng họ nằm mơ thấy họ bị ám sát.
Trước khi thảm kịch xảy ra, các cố vấn của hai vị Tổng thống này đều đã tốn nhiều lời để thuyết phục họ đừng tham dự các hoạt động mà về sau trở thành định mệnh đối với họ - cả Lincoln lẫn Kennedy đều đã từ chối làm theo những lời khuyên đó và đã bị ám sát.
Có một điều trùng hợp lạ lùng nữa là tên họ của hai kẻ ám sát hai vị Tổng thống trên đều có 15 chữ cái (John Wilkes Booth và Lee Harvey Osvald). Lincoln bị bắn chết trong nhà hát Ford, còn Kennedy bị sát hại trên chiếc xe mang nhãn hiệu Lincoln do hãng Ford Motors sản xuất.
Cả hai vị Tổng thống đều bị ám sát bởi những phát súng bắn vào gáy và khi họ bị ám sát, vợ của họ đều ở bên cạnh và phải trở thành những nhân chứng bất đắc dĩ. Cả Lincoln lẫn Kennedy đều bị ám sát vào thứ sáu. Cả hai kẻ ám sát Tổng thống đều không phải ra trước tòa (Booth bị bắn chết ngay sau khi hoàn thành vụ ám sát, còn Osvald sau khi bị bắt đã bị bắn chết trong những tình huống bí ẩn).
Liên quan tới các vị Tổng thống Mỹ còn có một sự trùng hợp đen tối vẫn được gọi là "lời nguyền Tippenkanoe". Chính lời nguyền mang màu sắc dị đoan này đã được người Mỹ sử dụng để giải thích quy luật cực kỳ huyền hoặc: trong giai đoạn từ năm 1840 tới năm 1960, những vị Tổng thống Mỹ được bầu vào năm có số 0 thường bị ám sát hoặc bị chết trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
Định mệnh này đã xảy ra với 7 vị Tổng thống Mỹ, trong số này có 4 vị bị ám sát. Vị Tổng thống thứ 40 Ronald Reagan được thêm phần lừng danh vì đã vượt qua được "lời nguyền Tippenkanoe" nhưng ngay cả ông này cũng từng bị mưu sát và phải nằm trong bệnh viện một thời gian. Vị Tổng thống gần đây nhất được bầu lên vào năm có số 0 là đương kim chủ nhân ông Nhà trắng George Bush…
Nguồn :ANTG
Vị Tổng thống Mỹ thứ 10 John Tyler hóa ra lại là nguyên thủ quốc gia duy nhất ở đây bị coi là "kẻ thù của đất nước". Chuyện xảy ra như sau: Nhiệm kỳ Tổng thống của ông Tyler là ở những năm từ 1841 tới 1845. Năm 1861 tại Mỹ bùng nổ nội chiến do khát vọng của những bang miền Nam muốn li khai những bang miền Bắc.
Lúc đó, Tyler vừa được bầu làm thành viên của Quốc hội (Confederate House of Representatives) phe Liên bang và can dự vào việc thành lập đơn vị hành chính mới của phe này. Kết cục là ông cũng như một loạt những thủ lĩnh khác của các bang miền Nam đã bị phe miền Bắc dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống mới là Abraham Lincoln liệt vào hàng ngũ kẻ thù của nước Mỹ.
Tyler qua đời vào năm 1861 (ông sinh năm 1790), trước khi chính thức làm nghị sĩ của phe Liên bang. Phải ba năm sau đó (năm 1864), nội chiến ở Mỹ mới kết thúc. Khi mất, về danh nghĩa chính thức, ông không còn là công dân Mỹ nữa mà chỉ là công dân của phe Liên bang.
Một chi tiết cũng vào loại dị thường trong tiểu sử của ông Tyler là, ông là vị Tổng thống Mỹ có đông con nhất trong lịch sử nước Mỹ. Người vợ đầu của ông sinh cho ông 8 người con, còn người vợ thứ hai - 7 người con. Người con thứ 15 của ông được sinh ra khi Tyler đã ở tuổi "xưa nay hiếm".
Vị Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln và vị Tổng thống Mỹ thứ 35 John Kennedy là hai vị Tổng thống đã từ giã cõi trần vì bị ám sát. Trong cuộc sống và cái chết của hai vị Tổng thống này đã có những sự trùng hợp khá hi hữu. Họ của cả hai đều có 7 chữ cái.
Ông Lincoln được bầu vào Quốc hội Mỹ năm 1846, còn ông Kennedy - năm 1946. Ông Lincoln đã không thể trở thành ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ năm 1856, còn ông Kennedy cũng phải chịu cảnh tương tự vào năm 1956. Năm 1860, ông Lincoln được bầu làm Tổng thống Mỹ, còn ông Kennedy - năm 1960.
Cả Lincoln lẫn Kennedy đều đã không nhận được quá 50% số phiếu của các cử tri tham gia bầu cử. Người phơi áo trước ông Lincoln trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1860 là ông Stephen Douglas, sinh năm 1813.
Còn người phơi áo trước ông Kennedy là ông Richard Nixon, sinh năm 1913. Trong thời gian ngồi trên ghế Tổng thống, cả ông Lincoln lẫn ông Kennedy đều bị chết mất con trai… Cấp phó của ông Lincoln là ông Andrew Johnson, sinh năm 1808, còn cấp phó của ông Kennedy là ông Lyndon Johnson, sinh năm 1908.
Hơn thế nữa, ông Andrew Johnson được bầu vào Hạ viện năm 1847, còn ông Lyndon Johnson - năm 1947. Trước khi trở thành Phó Tổng thống, cả hai chính khách này đều đã là thành viên Thượng viện. Cả tên và họ của hai người đều có 13 chữ cái.
Cả hai đều không bao giờ được bầu làm Tổng thống (Lyndon Johnson trở thành Tổng thống sau khi Tổng thống John Kennedy bị ám sát). Cả Kennedy và Lincoln sinh thời đều hay nói rằng họ nằm mơ thấy họ bị ám sát.
Trước khi thảm kịch xảy ra, các cố vấn của hai vị Tổng thống này đều đã tốn nhiều lời để thuyết phục họ đừng tham dự các hoạt động mà về sau trở thành định mệnh đối với họ - cả Lincoln lẫn Kennedy đều đã từ chối làm theo những lời khuyên đó và đã bị ám sát.
Có một điều trùng hợp lạ lùng nữa là tên họ của hai kẻ ám sát hai vị Tổng thống trên đều có 15 chữ cái (John Wilkes Booth và Lee Harvey Osvald). Lincoln bị bắn chết trong nhà hát Ford, còn Kennedy bị sát hại trên chiếc xe mang nhãn hiệu Lincoln do hãng Ford Motors sản xuất.
Cả hai vị Tổng thống đều bị ám sát bởi những phát súng bắn vào gáy và khi họ bị ám sát, vợ của họ đều ở bên cạnh và phải trở thành những nhân chứng bất đắc dĩ. Cả Lincoln lẫn Kennedy đều bị ám sát vào thứ sáu. Cả hai kẻ ám sát Tổng thống đều không phải ra trước tòa (Booth bị bắn chết ngay sau khi hoàn thành vụ ám sát, còn Osvald sau khi bị bắt đã bị bắn chết trong những tình huống bí ẩn).
Liên quan tới các vị Tổng thống Mỹ còn có một sự trùng hợp đen tối vẫn được gọi là "lời nguyền Tippenkanoe". Chính lời nguyền mang màu sắc dị đoan này đã được người Mỹ sử dụng để giải thích quy luật cực kỳ huyền hoặc: trong giai đoạn từ năm 1840 tới năm 1960, những vị Tổng thống Mỹ được bầu vào năm có số 0 thường bị ám sát hoặc bị chết trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
Định mệnh này đã xảy ra với 7 vị Tổng thống Mỹ, trong số này có 4 vị bị ám sát. Vị Tổng thống thứ 40 Ronald Reagan được thêm phần lừng danh vì đã vượt qua được "lời nguyền Tippenkanoe" nhưng ngay cả ông này cũng từng bị mưu sát và phải nằm trong bệnh viện một thời gian. Vị Tổng thống gần đây nhất được bầu lên vào năm có số 0 là đương kim chủ nhân ông Nhà trắng George Bush…
Nguồn :ANTG