Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Giáo Án, Tài liệu GV
Chuyện Nghề Giáo
Những chú ý khi dạy bài Tác phẩm văn chương
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 15892" data-attributes="member: 699"><p><strong><u>2 Dạy tác phẩm trữ tình : </u></strong></p><p></p><p><strong>A. Ðặc điểm loại thể : </strong></p><p></p><p><strong>a/ </strong>Ðặc điểm nổi bật của một bài thơ là những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp . Tính chất cá thể hóa của cảm xúc và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Ðiều này cho phép nhà thơ sử dụng rộng rãi các từ cảm thán, dấu cảm, những biện pháp tu từ (ẩn dụ, so sánh, ngoa dụ, phóng đại...) để thể hiện cảm xúc. </p><p></p><p><strong>b/ </strong>Nếu như tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực thông qua các nhân vật, sự kiện, xung đột giữa các nhân vật thì thơ trữ tình chỉ là những trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hiện thực do đó nó không có cốt truyện cũng không có tính kịch. Ðặc biệt, thơ hiện đại có xu hướng hướng tới việc miêu tả không chỉ hiện thực mà cả ý thức, tiềm thức, muốn tái hiện không chỉ hành động mà cả tư duy của con người (Nguyễn Ðăng Mạnh, Phùng Văn Tửu, Lê Ngọc Trà, Dạy sách giáo khoa thí điểm THCB lớp 12 môn văn ). Trong thơ Hàn Mặc Tử đặc điểm này thể hiện rất rõ. </p><p></p><p><strong>c/ </strong>Nội dung của phương thức trữ tình đòi hỏi một hình thức thể hiện phù hợp. Vì thế ngôn ngữ tác phẩm trữ tình là thứ ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu nhịp điệu. Nhà thơ luôn luôn có ý thức sử dụng nhạc điệu của ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc. Âm thanh, nhịp điệu tăng thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết. Nhạc điệu đoạn thơ sau trong bài Buồn đêm mưa của Huy Cận vừa tả nhịp điệu mưa rơi vừa bộc lộ nỗi buồn của chủ thể trữ tình: </p><p></p><p> <em>Ðêm mưa làm nhớ không gian </em></p><p><em> Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la </em></p><p><em> Tai nương nước giọt mái nhà </em></p><p><em> Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn. </em></p><p></p><p>- Do tính chất cá thể hóa của cảm xúc cho nên giọng điệu thơ trữ tình là giọng điệu đơn âm không phải là đa âm như tác phẩm tự sự. </p><p> </p><p>- Những đặc điểm trên của thể loại thơ có chi phối cách dạy truyện hay không? Chi phối như thế nào? </p><p></p><p><strong>B. Phương hướng giảng dạy: </strong></p><p></p><p><strong>a/ </strong>Do nhà thơ thường bộc lộ cảm xúc, suy tư của mình một cách trực tiếp trước đời sống nên hình tượng nghệ thuật trong thơ không phải là hình tượng nhân vật mà là hình tượng cảm xúc. Vì vậy phân tích thơ phải chú ý đến việc phân tích những trạng thái cảm xúc khác nhau của tác giả tạo thành hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. </p><p></p><p>- Phân tích các trạng thái cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình có nghĩa là phân tích kết cấu của tác phẩm. Giữa các trạng thái cảm xúc ấy có mối liên hệ chặt chẽ. </p><p></p><p>Ví dụ: Bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương được làm theo thể thất ngôn bát cú, gồm 8 câu kết cấu theo lối đề, thực, luận, kết. Mỗi câu đề, thực, luận, kết thể hiện những trạng thái cảm xúc khác nhau của tác giả từ nỗi cô đơn, cảm giác bẽ bàng vì tình duyên lỡ dở đến sự phản kháng mãnh liệt không chấp nhận số phận.Ở hai cấu kết cảm xúc chuyển hướng khá dột ngột: nỗi chán chường, buông xuôi cuộc đời Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại. Như vậy, bài thơ chỉ có tám câu nhưng thể hiện những trạng thái tình cảm khác nhau của tác giả, mỗi trạng thái cảm xúc ấy được thể hiện qua một kết cấu mạch lạc. </p><p></p><p>- Hướng dẫn học sinh phân tích theo từng đoạn hoặc từng khổ thơ. Trong mỗi đoạn hoặc mỗi khổ hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tâm trạng, cảm xúc đó có thể được thể hiện trực tiếp hoặc thông qua cảnh sắc thiên nhiên. Một trong những đặc điểm thi pháp của thơ trung đại, thơ Ðường là lấy cảnh ngụ tình cho nên phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ trung đại, thơ Ðường phải gắn với phân tích cảnh thiên nhiên. </p><p></p><p>Ví dụ: Tâm trạng buồn và cô đơn của nhân vật trữ tình trong bài Tràng giang được thể hiện qua khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng. </p><p></p><p><strong>b/ </strong>Hướng dẫn học sinh phân tích ngôn ngữ chắt lọc, hàm súc trong bài thơ và các thủ pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng để diễn tả cảm xúc như so sánh, ẩn dụ, đảo ngữ, điệp từ... Lưu ý là thơ ca thường dùng hình ảnh ẩn dụ, ẩn dụ gắn với phong cách cá nhân, truyền thống văn hóa của dân tộc. </p><p></p><p>- Do tính chắt lọc, hàm súc, gợi nhiều hơn tả của ngôn ngữ thơ nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận biết những từ ngữ, hình ảnh đặc biệt trong tác phẩm (còn gọi là nhãn tự ) và qua từng từ ngữ khơi dậy sự sống tiềm ẩn, khơi dậy những tâm tư, tình cảm của tác giả bằng cách đọc diễn cảm, câu hỏi. </p><p></p><p>Ví dụ: Chỉ bằng một điệp từ và dấu ba chấm (...), Nguyễn Bính vừa vẽ lên hình ảnh cuộc chia li lưu luyến giữa hai kẻ trên bến, dưới thuyền và cái nhìn theo hút mắt cho đến khi cánh buồm xa dần và biến mất của người ở lại : </p><p></p><p> Hôm nay dưới bến xuôi đò </p><p> Thương nhau qua của tò vò nhìn nhau. </p><p> Anh đi đấy, anh về đâu, </p><p> Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm... </p><p> </p><p>- Phân tích, giảng dạy thơ không thể bỏ qua nhạc điệu của câu thơ, khổ thơ, cách gieo vần..., vai trò của nhạc điệu trong việc thể hiện nội dung. Tác động của câu thơ đến người đọc là tác động tổng hợp của cả âm thanh, nhịp điệu và nghĩa của từ. Trong nhiều trường hợp, người đọc thuộc nhạc điệu câu thơ mặc dù chưa hiểu hết ý nghĩa của nó. Ðôi khi chỉ cần phân tích nhạc điệu là đã thấy được ý nghĩa của câu thơ. </p><p></p><p>- Do đặc trưng ngôn ngữ thơ là có tính nhạc cho nên dạy văn nói chung, phân tích thơ nói riêng không thể bỏ qua phương pháp đọc diễn cảm, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu bài thơ qua việc yêu cầu đọc và thảo luận cách ngắt giọng, đánh dấu trọng âm cho một đoạn thơ hay một bài thơ. </p><p></p><p>Ví dụ : Hai khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm hoạt động phân tích có thể được tiến hành như sau : </p><p></p><p>* Ðọc diễn cảm bài thơ và đặt câu hỏi:Em có cảm xúc gì khi nghe đọc đoạn thơ này ? </p><p></p><p>* Chia nhóm học sinh, mỗi nhóm đánh dấu cách ngắt giọng, đánh dấu trọng âm cho mỗi khổ thơ. </p><p></p><p>* Phân tích từng khổ thơ : </p><p></p><p>- Khổ 1: Yêu cầu học sinh phát hiện những hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu, phân tích ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ đó. </p><p></p><p>+ Thảo luận câu hỏi: Ðiệp từ sao và hai câu hỏi tu từ trong khổ thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Khung cảnh buổi tiễn đưa có gì đặc biệt? </p><p></p><p>+ Câu hỏi :Nhạc điệu đoạn đầu có gì đặc biệt? Phân tích vai trò của nhạc điệu trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình. </p><p></p><p>- Khổ 2: Yêu cầu học sinh thống kê những điệp từ được dùng trong khổ thơ này . Phân tích vai trò của những điệp từ đó. </p><p></p><p>+ Thảo luận câu hỏi: Ðoạn thơ thể hiện tâm trạng 2 nhân vật: người ra đi và người đưa tiễn. Ðó là tâm trạng gì? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện tâm trạng đó? </p><p></p><p>+ Thảo luận câu hỏi: Nhạc điệu đoạn thơ này như thế nào?Phân tích hình ảnh ẩn dụ con đường nhỏ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 15892, member: 699"] [B][U]2 Dạy tác phẩm trữ tình : [/U][/B] [B]A. Ðặc điểm loại thể : [/B] [B]a/ [/B]Ðặc điểm nổi bật của một bài thơ là những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp . Tính chất cá thể hóa của cảm xúc và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Ðiều này cho phép nhà thơ sử dụng rộng rãi các từ cảm thán, dấu cảm, những biện pháp tu từ (ẩn dụ, so sánh, ngoa dụ, phóng đại...) để thể hiện cảm xúc. [B]b/ [/B]Nếu như tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực thông qua các nhân vật, sự kiện, xung đột giữa các nhân vật thì thơ trữ tình chỉ là những trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hiện thực do đó nó không có cốt truyện cũng không có tính kịch. Ðặc biệt, thơ hiện đại có xu hướng hướng tới việc miêu tả không chỉ hiện thực mà cả ý thức, tiềm thức, muốn tái hiện không chỉ hành động mà cả tư duy của con người (Nguyễn Ðăng Mạnh, Phùng Văn Tửu, Lê Ngọc Trà, Dạy sách giáo khoa thí điểm THCB lớp 12 môn văn ). Trong thơ Hàn Mặc Tử đặc điểm này thể hiện rất rõ. [B]c/ [/B]Nội dung của phương thức trữ tình đòi hỏi một hình thức thể hiện phù hợp. Vì thế ngôn ngữ tác phẩm trữ tình là thứ ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu nhịp điệu. Nhà thơ luôn luôn có ý thức sử dụng nhạc điệu của ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc. Âm thanh, nhịp điệu tăng thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết. Nhạc điệu đoạn thơ sau trong bài Buồn đêm mưa của Huy Cận vừa tả nhịp điệu mưa rơi vừa bộc lộ nỗi buồn của chủ thể trữ tình: [I]Ðêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn. [/I] - Do tính chất cá thể hóa của cảm xúc cho nên giọng điệu thơ trữ tình là giọng điệu đơn âm không phải là đa âm như tác phẩm tự sự. - Những đặc điểm trên của thể loại thơ có chi phối cách dạy truyện hay không? Chi phối như thế nào? [B]B. Phương hướng giảng dạy: [/B] [B]a/ [/B]Do nhà thơ thường bộc lộ cảm xúc, suy tư của mình một cách trực tiếp trước đời sống nên hình tượng nghệ thuật trong thơ không phải là hình tượng nhân vật mà là hình tượng cảm xúc. Vì vậy phân tích thơ phải chú ý đến việc phân tích những trạng thái cảm xúc khác nhau của tác giả tạo thành hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. - Phân tích các trạng thái cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình có nghĩa là phân tích kết cấu của tác phẩm. Giữa các trạng thái cảm xúc ấy có mối liên hệ chặt chẽ. Ví dụ: Bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương được làm theo thể thất ngôn bát cú, gồm 8 câu kết cấu theo lối đề, thực, luận, kết. Mỗi câu đề, thực, luận, kết thể hiện những trạng thái cảm xúc khác nhau của tác giả từ nỗi cô đơn, cảm giác bẽ bàng vì tình duyên lỡ dở đến sự phản kháng mãnh liệt không chấp nhận số phận.Ở hai cấu kết cảm xúc chuyển hướng khá dột ngột: nỗi chán chường, buông xuôi cuộc đời Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại. Như vậy, bài thơ chỉ có tám câu nhưng thể hiện những trạng thái tình cảm khác nhau của tác giả, mỗi trạng thái cảm xúc ấy được thể hiện qua một kết cấu mạch lạc. - Hướng dẫn học sinh phân tích theo từng đoạn hoặc từng khổ thơ. Trong mỗi đoạn hoặc mỗi khổ hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tâm trạng, cảm xúc đó có thể được thể hiện trực tiếp hoặc thông qua cảnh sắc thiên nhiên. Một trong những đặc điểm thi pháp của thơ trung đại, thơ Ðường là lấy cảnh ngụ tình cho nên phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ trung đại, thơ Ðường phải gắn với phân tích cảnh thiên nhiên. Ví dụ: Tâm trạng buồn và cô đơn của nhân vật trữ tình trong bài Tràng giang được thể hiện qua khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng. [B]b/ [/B]Hướng dẫn học sinh phân tích ngôn ngữ chắt lọc, hàm súc trong bài thơ và các thủ pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng để diễn tả cảm xúc như so sánh, ẩn dụ, đảo ngữ, điệp từ... Lưu ý là thơ ca thường dùng hình ảnh ẩn dụ, ẩn dụ gắn với phong cách cá nhân, truyền thống văn hóa của dân tộc. - Do tính chắt lọc, hàm súc, gợi nhiều hơn tả của ngôn ngữ thơ nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận biết những từ ngữ, hình ảnh đặc biệt trong tác phẩm (còn gọi là nhãn tự ) và qua từng từ ngữ khơi dậy sự sống tiềm ẩn, khơi dậy những tâm tư, tình cảm của tác giả bằng cách đọc diễn cảm, câu hỏi. Ví dụ: Chỉ bằng một điệp từ và dấu ba chấm (...), Nguyễn Bính vừa vẽ lên hình ảnh cuộc chia li lưu luyến giữa hai kẻ trên bến, dưới thuyền và cái nhìn theo hút mắt cho đến khi cánh buồm xa dần và biến mất của người ở lại : Hôm nay dưới bến xuôi đò Thương nhau qua của tò vò nhìn nhau. Anh đi đấy, anh về đâu, Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm... - Phân tích, giảng dạy thơ không thể bỏ qua nhạc điệu của câu thơ, khổ thơ, cách gieo vần..., vai trò của nhạc điệu trong việc thể hiện nội dung. Tác động của câu thơ đến người đọc là tác động tổng hợp của cả âm thanh, nhịp điệu và nghĩa của từ. Trong nhiều trường hợp, người đọc thuộc nhạc điệu câu thơ mặc dù chưa hiểu hết ý nghĩa của nó. Ðôi khi chỉ cần phân tích nhạc điệu là đã thấy được ý nghĩa của câu thơ. - Do đặc trưng ngôn ngữ thơ là có tính nhạc cho nên dạy văn nói chung, phân tích thơ nói riêng không thể bỏ qua phương pháp đọc diễn cảm, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu bài thơ qua việc yêu cầu đọc và thảo luận cách ngắt giọng, đánh dấu trọng âm cho một đoạn thơ hay một bài thơ. Ví dụ : Hai khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm hoạt động phân tích có thể được tiến hành như sau : * Ðọc diễn cảm bài thơ và đặt câu hỏi:Em có cảm xúc gì khi nghe đọc đoạn thơ này ? * Chia nhóm học sinh, mỗi nhóm đánh dấu cách ngắt giọng, đánh dấu trọng âm cho mỗi khổ thơ. * Phân tích từng khổ thơ : - Khổ 1: Yêu cầu học sinh phát hiện những hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu, phân tích ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ đó. + Thảo luận câu hỏi: Ðiệp từ sao và hai câu hỏi tu từ trong khổ thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Khung cảnh buổi tiễn đưa có gì đặc biệt? + Câu hỏi :Nhạc điệu đoạn đầu có gì đặc biệt? Phân tích vai trò của nhạc điệu trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình. - Khổ 2: Yêu cầu học sinh thống kê những điệp từ được dùng trong khổ thơ này . Phân tích vai trò của những điệp từ đó. + Thảo luận câu hỏi: Ðoạn thơ thể hiện tâm trạng 2 nhân vật: người ra đi và người đưa tiễn. Ðó là tâm trạng gì? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện tâm trạng đó? + Thảo luận câu hỏi: Nhạc điệu đoạn thơ này như thế nào?Phân tích hình ảnh ẩn dụ con đường nhỏ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Giáo Án, Tài liệu GV
Chuyện Nghề Giáo
Những chú ý khi dạy bài Tác phẩm văn chương
Top