Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT
Khi bạn làm content, bạn có bị "bí" những ý tưởng, nội dung hoặc vốn từ hay không ? Những kĩ năng của bạn vẫn còn yếu kém và muốn trau dồi thêm nó. Nhưng bạn không biết cách hoặc nên bắt đầu từ đâu sao cho hợp lí và đúng đắn để không tốn quá nhiều thời gian mà lại hiệu quả. Bạn có thể học tại nhà mà đem lại những kĩ năng mới cho chính mình ?

Đừng lo, không gì là không thể nếu như bạn biết cách. Dưới đây, tôi xin giới thiệu tới bạn một bài viết về những cách tăng khả năng viết content tại nhà.


1.Tăng nhanh vốn từ

Hầu hết các bạn mới học viết content đều cảm thấy rằng mình không có sự sáng tạo và viết được vài dòng sẽ bí ý tưởng. Không phải riêng mình bạn đâu, lúc đầu do vốn từ còn ít và không có cấu trúc mạch lạc dẫn đến như vậy.

Để tăng vốn từ bạn có thể đọc các tiểu thuyết, các báo mạng và các sách về content. Bạn có thể tham khảo:

- Sách ý tưởng này là của chúng mình: Đây không phải là cẩm nang vào nghề mà là cảm hứng giúp bạn bước chân và nghề content. Vào nghề cần sự chậm rãi, bình tĩnh và yêu nghề, như vậy mới có thể cảm nhận thực sự được sức hút từ nghề này.

- Sách làm bạn với hình, làm tình với chữ:

Đây là cuốn sách mà bao người làm content marketing sử dụng để tìm kiếm những ý tưởng. Ngoài ra còn các cuốn từ điển tiếng việt “tiếng việt giàu và đẹp” sẽ giúp bạn sử dụng linh hoạt từ ngữ.

- Thấu hiểu về tiếp thị từ A-Z:
Ngoài thầy cô tại trường thì Phillips Kotler là vị “ân sư” từ trong trang sách giúp thấu hiểu tường tận nguyên lý marketing. Kiến thức về marketing sẽ được “khai sáng” rõ rệt.

- Content hay nói thay nước bọt: Cuốn sách nhiều bài học đắt giá mà có thể ứng dụng vào nghiệp viết sau này. Cuốn sách này cho ta biết được rằng, sáng tạo lại là thứ mà ai cũng có thể học được, miễn là chúng ta chịu mài giũa thường xuyên.

- Loạt sách Ecoblader: Làm quảng cáo cũng nên biết gì về việc kinh doanh, chiến lược marketing, những bài học lịch sử đắt giá và loạt sách ecoblader đã đem lại những kiến thức vô giá đó cho mình.

2.Đọc các Blog, Website chuyên ngành

Một số website thú vị và hỗ trợ bạn về content:
Copyblogger
kopywritingkourse
Content Marketing Institute
Contently

Các trang web hỗ trợ đắc lực về quảng cáo:
adweek
creativecriminals
brandsvietnam

Các trang web giúp bạn hiểu thêm về digital advertising

moat.com
advertisingvietnam.com
web5ngay.com
adtimes.vn

Các trang web giúp bạn biết thêm về các kiến thức marketing, design, SEO,…
wecreate.life
blog.duyninh.com
conversion.vn
blog.chamxanh.com
phuonghoblog.wordpress.com

3.Tham gia các group Fb về content

Hãy cố gắng tích cực đọc hiểu các bài viết chất lượng liên quan đến ngành, thảo luận các chủ đề nóng và trend hiện nay. Mạnh dạn, tích cực bình luận và tìm hiểu các vấn đề, mọi điều này sẽ rèn cho bạn tư duy phản xạ rất tốt về những vấn đề bạn quan tâm.

Một số group về content chất lượng hiện nay:
Cộng đồng Copywriter Việt Nam
Người viết lách
Cùng Làm Content Marketing
Digital Marketing Agency Underground Agency
NetworkVMCC
Đọc sách – viết lách – chia sẻ
Mỗi ngày một chút content

4.Học khóa học nâng cao kỹ năng

Một số khóa học và nền tảng chất lượng:
Foundation of Digital MarketingKtcity.vn
Brandcamp.asia

Khi đã có kiến thức và trình độ nhất định, bước tiếp theo là bạn hãy tạo cho mình một hình ảnh cá nhân trên group. Viết những thứ bạn thấy. Sau mỗi ngày làm việc hoặc có thời gian rảnh, bạn viết lại những thứ bạn thấy hoặc cảm nhận được. Bạn hãy cảm nhận và miêu tả thứ bạn thấy một cách sắc nét nhất. Như vậy sẽ giúp bạn cải thiện cách viết văn của mình đáng kể đấy.

5.Cách tự học làm content

*Viết, viết và viết*

Content hay là nghệ thuật và người làm content là nghệ sĩ. Không ai tự dưng giỏi về viết lách và kiếm tiền từ nó mà họ đều phải trải qua thời gian làm quen và tập luyện.Việc viết lách chính là cách bạn trau dồi khả năng này. Vậy bắt đầu như nào?
-Khi đọc xong một cách sách, một bài viết hay xem xong một bộ phim hãy cố gắng tóm gọn hoặc viết review về nó
-Viết các slogan khác nhau cho từng chiến dịch
-Một dự án bài viết bất kỳ bạn đã hoàn thành nhưng cố gắng nghĩ làm sao để bài viết hay hơn nữa, cần thêm phần nào, bố cục sao cho bài viết đầy đủ hơn. Liên tục cải tiến nó sao cho hoàn chỉnh nhất.

*Thực tập, đi làm ở công ty hoặc đội nhóm*

Tất cả những điều trên đa phần chỉ là lý thuyết suông và mọi thứ đều vô ích nếu học không đi đôi với hành. Để mài dũa các kỹ năng trên hãy xin đi làm ở bất cứ đâu, startup, team agency hay bất cứ công ty nào liên quan đến công việc.

Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp

Trong mùa dịch này, bạn có thể ngồi ở nhà cùng với chiếc laptop của mình học về content và tích lũy cho mình thêm những kinh nghiệm viết lách. Content là một nghề đang được nhiều bạn trẻ theo. Chúc bạn may mắn và thành công nhé !
 
Việc sáng tạo nội dung hiệu quả, thu hút đòi hỏi sự đầu tư thời gian, ý tưởng và cũng là thách thức với nhiều người làm content. Điều này là không dễ dàng và trải qua những quá trình tổng hợp, phân tích để rút ra kinh nghiệm làm content cho bản thân. Vậy thì làm sao để làm content thu hút được cộng đồng mạng ? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo bài viết về gợi ý các dạng content thu hút và hiệu quả.

1. Bài viết, blog, bài báo, hướng dẫn

– Ưu điểm: Bài viết phải có tính chuyên môn và thể hiện sự am hiểu chuyên sâu về kiến thức. Một bài viết học thuật như vậy sẽ tạo hình ảnh công ty chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

– Nhược điểm: Các nội dung như vậy hiện tại có rất nhiều. Vì vậy, để giảm tính cạnh tranh bạn cần sáng tạo ra các chủ đề mới. Điều này đặc biệt khó khăn nếu bạn đang viết chủ đề về một khái niệm mang tính học thuật.

– Cách thực hiện: Để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có nội dung hấp dẫn. Hãy sử dụng các bài viết thuộc top thịnh hành. Điều này sẽ giúp bạn lên bố cục bài viết về những chủ đề người dùng quan tâm.

– Nền tảng áp dụng: LinkedIn và Facebook là lựa chọn hoàn hảo cho những loại nội dung từ 1.500 từ hoặc nhiều hơn. Bạn có thể đăng toàn bộ phần, một đoạn trích ngắn rồi liên kết đến bài đầy đủ. Twitter cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, nhược điểm nhỏ của kênh này đó là hạn chế về ký tự khiến bạn chỉ có thể viết đoạn trích dẫn ngắn và đi liên kết về website của bạn.

2. Sách điện tử (Ebook)

– Ưu điểm: Những bài viết trên Ebook sẽ dài và chi tiết hơn so với bài viết trên blog, vì vậy, sẽ dễ dàng hơn trong việc thể hiện kiến thức chuyên môn của lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, Ebook cũng là kênh các doanh nghiệp ít sử dụng nên bạn sẽ tránh được cạnh tranh.

– Nhược điểm: Vì lượng thông tin dài nên không phải ai cũng có thể đủ kiên nhẫn và hứng thú để đọc. Dù Ebook có thể giúp tạo khách hàng tiềm năng nhưng số lượng lại chưa nhiều.

– Cách sáng tạo nội dung: Bạn có thể tổng hợp một số bài đăng trên blog tạo thành một bài hoàn chỉnh với nhiều chương có liên quan đến nhau. Hoặc nếu có điều kiện bạn có thể thuê một người có kinh nghiệm viết Ebook.

– Nền tảng áp dụng: Người dùng thường sử dụng LinkedIn để kết nối với đồng nghiệp, tìm hiểu thông tin liên quan về công việc hoặc các sở thích khác của họ. Vì vậy, đây là một nơi lý tưởng để chia sẻ Ebook. Ngoài ra, Facebook và Twitter cũng là kênh có thể tham khảo.

3. Liên kết đến nội dung bên ngoài

– Ưu điểm: bạn có thể liên kết đến các bài báo, tài nguyên và trang web có liên quan từ các nguồn khác mà bạn tin tưởng. Những nội dung này rất nhiều và phong phú.

– Nhược điểm: Bạn có thể sẽ đánh mất khách hàng nếu điều hướng liên kết đến trang của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi, phân tích để biết được tính hiệu quả cũng như không ngừng sáng tạo nội dung cho website của chính doanh nghiệp bạn.

– Cách tạo nội dung: Tìm kiếm từ khóa bạn muốn và đọc các bài viết có liên quan. Sau đó, bạn có thể chèn link ngoài ở những nơi phù hợp trong bài viết của bạn.

– Nền tảng áp dụng: LinkedIn và Facebook, Twitter

4. Hình ảnh

– Ưu điểm: Mang đến sự trực quan, sinh động hơn so với các bài nhiều chữ. Những bài viết có hình ảnh sẽ dễ dàng thu hút khách hàng nán lại cũng như tạo tương tác.

– Nhược điểm: Yêu cầu cao về hình ảnh. Vì vậy, bạn cần đầu tư thời gian, tiền bạc về chất lượng máy ảnh cũng như các ý tưởng, concept chụp.

– Cách sáng tạo: Hình ảnh là một loại nội dung dễ thực hiện. Bạn có thể tìm hiểu cách chụp ảnh trên mạng rồi sử dụng chiếc máy ảnh hoặc điện thoại để tạo ra những bức ảnh hoàn hảo.

> Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những hình ảnh từ Pexels và Unsplash, đa số đều miễn phí để sáng tạo hình ảnh riêng của mình một cách đơn giản hơn. Bên cạnh đó, đừng nên chèn quá nhiều chữ sẽ khiến hình bị rối và đặc biệt sẽ giảm độ hiển thị khi đăng trên Facebook.

– Nền tảng áp dụng: Instagram và Pinterest là hai kênh tốt nhất có tương tác với hình ảnh. Bên cạnh đó, Facebook, Twitter, LinkedIn và Snapchat cũng là những kênh nên cân nhắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng kèm hình ảnh lên các bài viết blog.

5. Video

– Ưu điểm: Nếu bạn làm Facebook Marketing thì chắc hẳn bạn sẽ chẳng còn lạ lẫm gì với việc thuật toán Facebook ưu tiên độ hiển thị và tương tác của video. Video là kênh trực quan và sinh động nhất để khách hàng hiểu hơn về dịch vụ và sản phẩm của bạn. Với chiếc smartphone cùng các phần mềm, ứng dụng chỉnh sửa video, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những video tuyệt vời giúp tăng lưu lượng truy cập cũng như doanh số bán hàng.

– Nhược điểm: Nếu bạn muốn có một video cầu kỳ, chuyên nghiệp với trình độ dựng video cao thì sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng, ý tưởng, thời gian lẫn chi phí.

– Cách sáng tạo: Hoàn toàn tương tự như hình ảnh, bạn cần có những thiết bị tốt, ý tưởng hay, kỹ thuật chỉnh sửa vững vàng để có thể mang đến những video thu hút.

– Các nền tảng áp dụng: YouTube, Facebook, Tik Tok là những kênh ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, với các video nội dung ngắn hơn thì có thể đăng trên Instagram.

6. Video Story

– Ưu điểm: Nhũng video này sẽ biến mất sau 24 giờ kể từ khi đăng. Chức năng này có trên Instagram, Facebook, Snapchat và thậm chí Zalo. Đây sẽ là kênh hữu ích để cập nhật nhanh các sự kiện, thông báo, ưu đãi…

– Nhược điểm: Vì tin video chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ nên sẽ có một số người dùng không thể tiếp cận được.

– Cách sản xuất nội dung: Bạn chỉ cần dựng một câu chuyện, hình ảnh mang thông điệp bạn muốn gửi gắm một cách ngắn gọn là đã đủ để truyền tải đến mọi người.

– Các nền áp dụng: Instagram, Facebook, Snapchat, Zalo…

7. Video Trực tiếp

– Ưu điểm: Đây là một công cụ tuyệt vời để đưa các sự kiện, hội nghị…đang diễn ra đến gần với khách hàng ở xa hoặc không thể tham dự. Video trực tiếp hoàn toàn có thể xem lại sau đó.

– Nhược điểm: Yêu cầu khá cao về thiết bị quay và wifi để chất lượng truyền trực tiếp tốt nhất, không bị gián đoạn.

– Cách sáng tạo nội dung: Bạn chỉ cần truy cập vào tính năng live video trên Facebook và bắt đầu đưa máy quay lại toàn bộ những gì đang diễn ra. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc nên và không nên quay những gì cũng như tránh lia máy, rung lắc liên tục sẽ khiến người xem nhàm chán.

– Nền tảng áp dụng: Tính năng phát trực tiếp của Facebook là nền tảng được nhiều người sử dụng nhất hiện tại.

8. Infographics

– Ưu điểm: Infographics sẽ sử dụng hình ảnh để hỗ trợ diễn giải, thống kê các khái niệm một cách trực quan và dễ ghi nhớ hơn. Infographics đặc biệt phù hợp để truyền đạt những ý tưởng phức tạp.

– Nhược điểm: Đòi hỏi thời gian để nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất Infographics.

– Cách tiến hành: Đầu tiên, bạn cần lập dàn ý cho Infographic của mình. Sau khi phác thảo xong, bạn có thể ghép các phần riêng lẻ lại với nhau để tạo một bản hoàn chỉnh.

– Nền tảng áp dụng: Facebook và LinkedIn, Twitter đều là những lựa chọn tuyệt vời cho Infographic.

9. Những đánh giá của khách hàng

– Ưu điểm: Trăm lời quảng cáo không bằng một feedback khách hàng. Người mua hàng thường có xu hướng tin vào những trải nghiệm, đánh giá của những người dùng đi trước hơn là lời doanh nghiệp nói. Vì vậy, việc tạo những nội dung liên quan đến các đánh giá rất có giá trị.

– Nhược điểm: Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng nhận được những đánh giá tốt dù cho sản phẩm, dịch vụ của bạn chất lượng. Đôi lúc vì một số hiểu lầm hoặc khách hàng khó tính vẫn có thể có những đánh giá tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

– Cách thực hiện: Bạn hãy liên hệ với khách hàng đã từng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ để chăm sóc họ và hỏi thăm liệu họ còn gì chưa hài lòng hay không. Nếu họ hoàn toàn hài lòng, bạn có thể nhờ họ đánh giá sao kèm những nhận xét tích cực trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp.

– Nền tảng áp dụng: Facebook và LinkedIn, Google và một số website doanh nghiệp có tích hợp chức năng đánh giá.

10. Thông báo “nhỏ giọt”

– Ưu điểm: Đây là cách hữu ích để bạn đưa những thông báo hé lộ về sản phẩm mới, sự kiện, buổi phát trực tiếp để kích thích trí tò mò của khách hàng.

– Nhược điểm: Bạn cần có khả năng lên kế hoạch cụ thể và chi tiết cũng như nội dung có thể khơi gợi sự tò mò. Bên cạnh đó, việc chú ý thời gian cũng là điều cần thiết, bạn không nên đưa thông báo quá sớm hoặc quá muộn đều phản tác dụng.

– Cách thực hiện: Bạn hãy đưa những mẫu thông báo nhỏ bật mí dần dần về sự xuất hiện của sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi, sự kiện… nào đó. Bạn nên đăng khoảng 1-3 lần trước ngày tin chính thức được phát.

– Nền tảng áp dụng: Thông báo có thể được thực hiện trên Facebook, Instagram, Twitter.

11. Các cuộc thi, mini game

– Ưu điểm: Những hình thức tạo nội dung này được đánh giá là rất hấp dẫn và thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng tham gia

– Nhược điểm: Bạn cần đầu tư chi phí cho giải thưởng. Lưu ý không nên đặt ra những quy trình cuộc thi quá khắt khe, chúng có thể không hiệu quả.

– Cách thực hiện: Bạn hãy nghĩ đến luật chơi cũng như các giải thưởng mà khách hàng có thể sẽ hào hứng. Tốt nhất luật chơi nên liên quan đến những gì mang lại tương tác, traffic cho doanh nghiệp của bạn. Sau đó, thông báo thể lệ chơi và công bố giải thưởng sau khi kết thúc.

– Nền tảng áp dụng: Bạn có thể áp dụng trên bất kỳ mạng xã hội nào và đặc biệt là Facebook với tính năng quảng cáo bài viết giúp cuộc thi của bạn lan truyền rộng rãi hơn.

Hy vọng với bài viết trên sẽ là những gợi ý giúp bạn trong quá trình làm content sao cho thu hút và hiệu quả. Bạn có thể áp dụng nó và sẽ tìm ra những phương pháp hay kinh nghiệm cho bản thân mình. Chúc bạn may mắn và thành công !

Nguồn: Tổng hợp
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top