Những cách đánh cảm hiệu quả, an toàn nhất hiện nay

Kể từ xa xưa, ông cha ta đã tìm hiểu và tìm ra được nhiều cách để chữa bệnh hiệu quả bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Đánh cảm là một ví dụ. Các phương thức đánh cảm dù đã có từ lâu đời nhưng trong nhiều năm y học phát triển, các phương pháp này vẫn có những ưu điểm nhất định và ngày nay vẫn được rộng rãi người dân sử dụng như một cách thức chữa cảm gió, cảm lạnh hiệu quả lại tiết kiệm. Cùng tìm hiểu một số cách đánh cảm sau nhé.
1598543783869.png

1, Đánh cảm bằng gừng:
Công dụng: chữa cảm lạnh.
Nguyên liệu: gừng: 100gr, rượu trắng ( có thể chọn rượu đế, vodka, rượu gạo…).
Cách làm như sau:
  • Rửa gừng sạch, sau đó giã dập gừng.
  • Cho gừng đã giã dập vào 1 chiếc khăn hoặc vải mỏng.
  • Nhúng khăn có gừng đó vào một bát rượu mạnh.
Y sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn thao tác đánh cảm:
  • Vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước, bao gồm: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng và mu bàn chân, các ngón chân.
  • Vuốt các vùng cơ thể phía sau, bao gồm: đầu, ót, gáy, lưng, mông, lòng ban chân và các ngón chân.
2, Đánh cảm bằng trứng gà, đồng bạc nguyên chất:
Công dụng: chữa cảm lạnh, cảm nắng, cảm gió..
Nguyên liệu: trứng gà ( 4 – 5 quả ), dây chuyền bạc hoặc đồng bạc nguyên chất.
Cách làm như sau:
  • Luộc chín trứng gà, bóc vỏ, bỏ lòng đỏ.
  • Nhét đồng bạc nguyên chất hoặc dây chuyền bạc vào giữa quả trứng rồi bọc lại bằng khăn xô dày ( tránh gây xước da bệnh nhân ).
1598543868576.png

Hướng dẫn thao tác đánh cảm:
  • Vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước, bao gồm: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng và mu bàn chân, các ngón chân.
  • Vuốt các vùng cơ thể phía sau, bao gồm: đầu, ót, gáy, lưng, mông, lòng ban chân và các ngón chân.
  • Lưu ý: Vuốt tới khi nào trứng nguội hẳn thì mới được thay quả trứng và đồng bạc khác.
Đánh cảm bằng trứng gà, đồng bạc nguyên chất
Kết quả đánh cảm:
  • Nếu người bệnh bị cảm nắng, đồng bạc ( dây chuyền bạc ) sẽ chuyển thành màu đồng.
  • Nếu người bệnh bị cảm lạnh, đồng bạc ( dây chuyền bạc ) sẽ chuyển thành màu đen. Nếu càng cảm lạnh nặng, đồng bạc sẽ càng bị đen nhiều hơn.
  • Nếu người bệnh bị cảm gió, đồng bạc ( dây chuyền bạc ) sẽ có màu đen nhánh với sắc xanh.
  • Nếu người bệnh vừa cảm nắng, vừa cảm lạnh thì đồng bạc sẽ có cả 2 màu đồng và đen.
Lưu ý: chúng ta có thể để nguyên cả vỏ trứng để đánh cảm, vì nếu để nguyên vỏ trứng thì sức nóng sẽ nhiều hơn tuy nhiên cần phải sử dụng loại khăn rửa mặt dầy để tránh vỏ trứng có thể làm xước da.
3, Cạo gió bằng đồng bạc, thìa bạc kết hợp với các loại dầu:
Công dụng: chữa cảm lạnh, cảm gió, căng cơ, sốt, đau cục bộ…
Nguyên liệu:
  • Đồng bạc nguyên chất, thìa bạc, dụng cụ bằng sừng trâu.
  • Dầu gió các loại.
Y sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn thao tác cạo gió:
  • Chọn nơi kín gió, để người bệnh nằm thẳng, thư giãn.
  • Sát trùng các dụng cụ cạo gió.
  • Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác, cạo khắp nơi trên cơ thể: cổ, gáy, trán, trên đầu, hái thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài 2 cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong và ngoài đùi, chân, bắp vế, mu bàn chân, ngón chân.
  • Tỳ mạnh đồng bạc, thìa bạc, dụng cụ cạo gió sát xuống da kết hợp xoa dầu nóng. Lưu ý vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút.
  • Cạo chậm rãi, có thể kéo đường càng dài càng tốt.
  • Thời gian cạo mỗi vùng từ 3 – 5 phút là da ửng đỏ.
Cạo gió bằng dụng cụ sừng trâu và dầu gió
Kết quả cạo gió:
  • Nếu người bệnh bị cảm lạnh: đồng bạc sẽ chuyển màu đen, càng cảm nặng thì đồng bạc càng đen nhiều hơn.
  • Nếu người bệnh bị cảm gió: đồng bạc sẽ có màu đen nhánh với sắc xanh.
Y sĩ YHCT lưu ý khi cạo gió:
  • Cạo gió có hiệu quả hay không sẽ không phụ thuộc vào lực cạo mạnh hay yếu, mà do khí huyết của người bệnh có đầy đủ hay không.
  • Không nên cạo gió quá lâu, không nên sử dụng lực quá mạnh tránh gây xước da hoặc xuất huyết cho bệnh nhân khiến bệnh nhân đau đớn, rát bỏng.
  • Nếu cạo gió đúng cách sẽ không bị đau, cạo xong sẽ có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Còn nếu khi cạo xong người bệnh thấy đau nơi bị cạo, trong người có cảm giác bứt rứt khó chịu thì là do cạo chưa đúng vị trí, làm hao phí khí huyết bệnh nhân và không tạo ra hiệu quả cạo gió.
  • Các dụng cụ cạo gió cần phải cầm thẳng tránh để nghiêng vì dễ gây xuất huyết.
  • Nếu đồng bạc bị đen, các bạn có thể bỏ vào 1 chén bên dưới lót 1 miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại và có thể dùng lần sau.
4, Đánh cảm bằng cám rang lá cúc tần:
Công dụng: chữa cảm lạnh.
Nguyên liệu:
  • Cám gạo.
  • Lá cúc tần hoặc lá ngải cứu.
1598543937988.png

Cách làm như sau:
  • Cho cám vào chảo, rang nóng cám.
  • Cho lá cúc tần ( ngải cứu ) vào rang cùng cám.
  • Khi lá bắt đầu săn lại và có mùi thơm, đổ chỗ cám và lá vào khăn mùi xoa sạch ( hoặc vải màn ) để đánh cảm.
Y sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn thao tác đánh cảm:
  • Đánh nhanh tay từ đỉnh đầu xuống, sau đó đánh ở mặt, ngực, bụng , mông, chân, tay.. và sau đó kết thúc ở lòng bàn tay, bàn chân.
  • Nếu gói cám và lá bị nguội, có thể đổ ra rang tiếp cho ấm và tiếp tục đánh.
Có thể bạn muốn xem thêm: Châm cứu học
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top