1. Nguyên tắc lí tưởng xã hội thẩm mỹ
1.1. Phương pháp sáng tác văn chương Hy Lạp cổ đại
1.1.1. Cảm hứng ca ngợi
- Lí tưởng thành bang: Mơ ước thành bang dân chủ, tự do, con người sống có đạo đức.
Jason đại diện cho những người hùng trong xã hội cổ đại Hy Lạp:
+ Jason có một tinh thần vượt lên khó khăn, thử thách. Để có được bộ lông cừu vàng, Jason phải vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, những nguy hiểm trên đường đi. Ngoài ra, Jason còn phải vượt qua thử thách của Creaon để lấy được bộ lông cừu vàng với sự giúp đỡ của Medea.
+ Jason tham vọng có được địa vị và trị vì đất nước. Cũng chính vì muốn được lên làm vua của Colchis nên Jason quyết định đi tìm bộ lông cừu vàng. Và sau đó, khi tới Corinth, chàng phản bội Medea, cưới công chúa Glauce - con vua xứ Corinth để sớm muộn được kế thừa ngai vàng của Creon.
1.1.2. Cảm hứng phê phán
- Phê phán những kẻ ham địa vị, vật chất, sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để có được thứ mình mong muốn.
- Phê phán dục vọng chiến thắng trong con người.
=> Cảm hứng ca ngợi là chủ yếu.
1.2. Phương pháp sáng tác văn chương Phục Hưng
( Kế tục của Hy Lạp cổ đại nhưng có sự sáng tạo )
1.2.1. Cảm hứng ca ngợi
- Lý tưởng về con người:
Xây dựng những con người khổng lồ về tài năng, trí tuệ, sự hiểu biết.
Đặc biệt thể hiện rõ qua nhân vật Don Quixote. Don Quixote được giới thiệu là một nhà quý tộc chỉ biết mỗi việc đọc sách, đầu chàng chứa toàn những chuyện hão huyền đọc trong sách, những truyện không có thật. Don Quixote luôn muốn trở thành hiệp sĩ, tìm kiếm những chuyện phiêu liêu, làm những việc mà các hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ yếu đạp mọi gian nguy.
Don Quixote còn là người căm ghét những bất công, ngang trái, kiên quyết diệt trừ cái ác, cái xấu để đem lại cuộc sống công bằng, bác ái cho mọi người. Bởi vậy, mặc dù tuổi đã cao, lại nghèo nàn nhưng ông vẫn quyết tâm trở thành hiệp sĩ, mang sức mình để giúp đỡ mọi người.
- Lý tưởng về xã hội: Mơ về một xã hội công bằng, sống tự do và tự do yêu đương.
Don Quixote mơ về một cuộc sống có tình tình yêu đẹp, Don Quixote say đắm một phụ nữ nông dân, thậm chí còn ban cho chị ta cái tên công nương Dulcinea. Trong trận chiến với cối xay gió ông vẫn nghĩ tới nàng, suốt đêm không ngủ cũng nghĩ đến nàng.
1.2.2. Cảm hứng phê phán
- Phê phán những kẻ mơ mộng hão huyền, đam mê những điều viển vông.
- Phê phán con người thực dụng, hèn kém, vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng người khác.
Bên cạnh nhân vật Don Quixote còn có những hạn chế, Don Quixote dù có những phẩm chất tốt nhưng lại là nhân vật đại diện cho những con người mơ mộng, ảo tưởng, hão huyền, không thực tế, chìm đắm trong những điều không có thật hết sức viển vông. Thể hiện rõ trong việc đánh nhau với cối xay gió, do đọc nhiều truyện kiếm hiệp với tưởng tượng của mình Donquixote cho rằng những chiếc cối xay gió là những con quái vật khổng lồ và đánh nhau với chúng.
=> Nhân vật gắn với cái tự nhiên nên được miêu tả không chỉ có cảm hứng ca ngợi mà còn mạnh mẽ phê phán. Có ca ngợi xã hội tốt đẹp cũng phê phán xã hội đẩy con người vào bi kịch.
1.3. Sự tiến bộ
Qua cách xây dựng nhân vật vừa có cảm hứng ca ngợi lại vừa phê phán, xây dựng nhân vật hai mặt, lưỡng hoá tính cách, đa chiều của phương pháp sáng tác Phục Hưng, ta có thể nhận thấy đây là sự tiến bộ hơn so với phương pháp sáng tác Hy Lạp cổ đại.
2. Nguyên tắc chiều sâu của sự nhận thức
2.1. Phương pháp sáng tác văn chương Hy Lạp cổ đại
- Bi kịch của nhân vật:
+ Bi kịch vì tình yêu với Jason. Mede vứt bỏ tất cả: tổ quốc, gia đình, thân hữu. Cuộc hôn nhân với Jason là cuối cùng và là duy nhất Mede còn giữ lại ở cuộc đời. Từ lúc đó hạnh phúc hay bất hạnh nàng đều phụ thuộc vào nó. Bởi thế khi Jadong phản bội đồng nghĩa với việc Jason lấy đi hết tất cả của nàng. Nàng còn bị đẩy vào bước đường cùng: không chốn dung thân , người đàn ông có thể lang thang đây đó chứ người đàn bà không có chỗ dựa thật kinh hoàng. Khổ đau đã trở thành màn đêm tăm tối che khuất lý trí sáng suốt của con người. Tất cả dồn nén lại để trở thành một nỗi hận thù ghê gớm. Kể từ một lúc nào đó, Mede đã tự xem mình ngoài cuộc với cuộc đời, chỉ còn ở đó những mối thù cần phải trả. Nàng phải trả thù.
=> Nhưng dù đã được biện hộ, Mede vẫn hiện lên trong mắt ai đó như một người mẹ tàn ác, bởi người đời vẫn nói: “Hổ dữ cũng không nỡ ăn thịt con”. Vì thế hình tượng nhân vật văn học này vẫn còn là một ẩn số ở hành động giết con. Thế nên, soi sáng nhân vật ở nhiều phương diện khác, thiết nghĩ đã đến lúc không thể không làm.
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của nhân vật:
+ Do dục vọng chiến thắng của Mede.
Bi kịch của nàng còn khốc liệt hơn khi nó đòi hỏi nàng phải trừng phạt kẻ thù của mình sao cho điêu đứng, sao cho cũng tay trắng như nàng.“Giết Jason không khó, nhưng để cho hắn phải đau đớn như những đau đớn mà hắn đã gây nên cho người khác nó ghê gớm đến mức nào mới thật là khó”. Và cơn cuồng nộ đã trào dâng: “Ta sẽ xé nát lòng ngươi như ngươi đã cào xé lòng ta!”. Kế hoạch giết con như là một giải pháp trả thù chồng đã được hình thành như thế. Hành động của Mêđê như là kết quả của sự hợp tác giữa ý thức chủ quan và tác động của xã hội. Nàng không phải là một con quái vật, nàng cũng không phải là một người mẹ tàn ác. Hành động của nàng là sự phản kháng chính đáng chống lại sự bất công và bất bình đẳng xã hội đè nặng lên số phận những người phụ nữ đương thời. Nàng đau khổ chính là vì đã không thể giữ cho con mình một mái ấm gia đình: “Các con phải chết... Vì hạnh phúc của các con ở trên cõi đời này đã bị bố các con chiếm đoạt”.
+ Mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Bi kịch Mede của Euripide ra đời trong cảm hứng sáng tạo từ câu chuyện huyền thoại về Mede kết hợp với những suy ngẫm về thân phận con người, đặc biệt là số phận bi thảm của người phụ nữ được Euripide thể hiện qua quá trình tội lỗi của Mede bị dẫn dắt bởi cái ý thức trả thù.
=> Phát hiện được những bi kịch nhân vật nhưng không lí giải được, hoặc không lí giải chính xác, toàn diện ( cách lí giải bi kịch của nhân vật trong Mede phần nhiều mang tính chủ quan của Euripide).
2.2.Phương pháp sáng tác văn chương Phục Hưng
- Bi kịch của nhân vật:
+ Đây là một nhân vật bình thường như bao nhân vật khác. Don Quixote mang trong mình lí tưởng làm hiệp sĩ để cứu giúp mọi người. Tuy nhiên, với đầu óc mộng tưởng của mình, cả suy nghĩ lần hành động của hắn ta đều trở thành trò cười cho mọi người.
+ Don Quixote là hình ảnh tượng trưng cho đẳng cấp tăng lữ và giai cấp phong kiến cố hết sức lấy cái lí tưởng cũ kĩ, ngoan cố chống lại tư tưởng Phục Hưng.
+ Don Quixote mang trong mình lòng yêu chính nghĩa, công lý, mong muốn cánh tay dũng mãnh của mình mang lại cuộc sống yên vui cho mọi người. Với một tinh thần dũng cảm, Don Quixote không ngại khó khăn, gian khổ, đơn phương độc mã lao vào cuộc chiến đấu không cân xứng.
+ Thế nhưng, những vũ khí mà Don Quixote sử dụng trong cuộc hành trình làm hiệp sĩ của mình đã cũ, đã quá cổ giống như người hiện đại mang trong mình một cái gì đó đã rất cũ. Chàng “đánh bóng những vũ khí han gỉ của các cụ tổ để lại, vứt ở một xó từ hàng bao thế kỉ nay. Trong lúc hì hụi lau chùi và sửa sang lại chúng, chàng bỗng phát hiện ra chiếc mũ sắt chỉ còn lại một nửa…” mang cái lí tưởng đã cũ kĩ để hành hiệp trượng nghĩa, dường như nó không hợp thời với cái xã hội thời bấy giờ.
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:
+ Nhân vật Don Quixote ý thức được giai cấp quý tộc đang suy đồi cần thay đổi nhưng anh không làm gì cả mà chỉ đứng nhìn. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến bi kịch của anh
+ Do tư tưởng nghệ thuật của tác giả: Cervantes kết hợp hài hòa vấn đề lý tưởng và thực tế, cũng như sự tổng hòa lý tưởng nhân văn Phục Hưng với trí tuệ dân gian thực tế mang tính nhân dân sâu sắc.
+ Do tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong lưu thời phong kiến.
=> Lí giải nguyên nhân dẫn đến bi kịch của nhân vật, ngoài ý thức chủ quan của mình, các nghệ sĩ tuân theo cái khách quan của đời sống.
2.3. Sự tiến bộ
Cách lí giải rõ ràng, gắn với quy luật khách quan của đời sống hiện thực.
1.1. Phương pháp sáng tác văn chương Hy Lạp cổ đại
1.1.1. Cảm hứng ca ngợi
- Lí tưởng thành bang: Mơ ước thành bang dân chủ, tự do, con người sống có đạo đức.
- Khát khao hạnh phúc gia đình, tình yêu và sự tự do của Medea. Ở nhân vật này còn có sự bản lĩnh mạnh mẽ. Ngoài ra Medea còn có những khả năng hành động vượt ra ngoài giới hạn con người có được.
- Medea sẵn sàng báo thù chồng, nhân tình của chồng dã man. Điều này thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình, tình yêu và sự tự do của con người.
- Số phận của Medea là số phận chung cho những người phụ nữ Hy Lạp cổ đại, họ sẵn sàng hy sinh tất cả để có được hạnh phúc và được sống trong hạnh phúc. Nàng còn đấu tranh cho quyền sống chính đáng của con người - những người bị trị trong xã hội cũ.
Jason đại diện cho những người hùng trong xã hội cổ đại Hy Lạp:
+ Jason có một tinh thần vượt lên khó khăn, thử thách. Để có được bộ lông cừu vàng, Jason phải vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, những nguy hiểm trên đường đi. Ngoài ra, Jason còn phải vượt qua thử thách của Creaon để lấy được bộ lông cừu vàng với sự giúp đỡ của Medea.
+ Jason tham vọng có được địa vị và trị vì đất nước. Cũng chính vì muốn được lên làm vua của Colchis nên Jason quyết định đi tìm bộ lông cừu vàng. Và sau đó, khi tới Corinth, chàng phản bội Medea, cưới công chúa Glauce - con vua xứ Corinth để sớm muộn được kế thừa ngai vàng của Creon.
1.1.2. Cảm hứng phê phán
- Phê phán những kẻ ham địa vị, vật chất, sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để có được thứ mình mong muốn.
- Phê phán dục vọng chiến thắng trong con người.
=> Cảm hứng ca ngợi là chủ yếu.
1.2. Phương pháp sáng tác văn chương Phục Hưng
( Kế tục của Hy Lạp cổ đại nhưng có sự sáng tạo )
1.2.1. Cảm hứng ca ngợi
- Lý tưởng về con người:
- Nhân vật được xây dựng là những người bình thường trong xã hội.
Xây dựng những con người khổng lồ về tài năng, trí tuệ, sự hiểu biết.
Đặc biệt thể hiện rõ qua nhân vật Don Quixote. Don Quixote được giới thiệu là một nhà quý tộc chỉ biết mỗi việc đọc sách, đầu chàng chứa toàn những chuyện hão huyền đọc trong sách, những truyện không có thật. Don Quixote luôn muốn trở thành hiệp sĩ, tìm kiếm những chuyện phiêu liêu, làm những việc mà các hiệp sĩ giang hồ đã làm như viết trong sách, bênh vực kẻ yếu đạp mọi gian nguy.
Don Quixote còn là người căm ghét những bất công, ngang trái, kiên quyết diệt trừ cái ác, cái xấu để đem lại cuộc sống công bằng, bác ái cho mọi người. Bởi vậy, mặc dù tuổi đã cao, lại nghèo nàn nhưng ông vẫn quyết tâm trở thành hiệp sĩ, mang sức mình để giúp đỡ mọi người.
- Lý tưởng về xã hội: Mơ về một xã hội công bằng, sống tự do và tự do yêu đương.
Don Quixote mơ về một cuộc sống có tình tình yêu đẹp, Don Quixote say đắm một phụ nữ nông dân, thậm chí còn ban cho chị ta cái tên công nương Dulcinea. Trong trận chiến với cối xay gió ông vẫn nghĩ tới nàng, suốt đêm không ngủ cũng nghĩ đến nàng.
1.2.2. Cảm hứng phê phán
- Phê phán những kẻ mơ mộng hão huyền, đam mê những điều viển vông.
- Phê phán con người thực dụng, hèn kém, vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng người khác.
Bên cạnh nhân vật Don Quixote còn có những hạn chế, Don Quixote dù có những phẩm chất tốt nhưng lại là nhân vật đại diện cho những con người mơ mộng, ảo tưởng, hão huyền, không thực tế, chìm đắm trong những điều không có thật hết sức viển vông. Thể hiện rõ trong việc đánh nhau với cối xay gió, do đọc nhiều truyện kiếm hiệp với tưởng tượng của mình Donquixote cho rằng những chiếc cối xay gió là những con quái vật khổng lồ và đánh nhau với chúng.
=> Nhân vật gắn với cái tự nhiên nên được miêu tả không chỉ có cảm hứng ca ngợi mà còn mạnh mẽ phê phán. Có ca ngợi xã hội tốt đẹp cũng phê phán xã hội đẩy con người vào bi kịch.
1.3. Sự tiến bộ
Qua cách xây dựng nhân vật vừa có cảm hứng ca ngợi lại vừa phê phán, xây dựng nhân vật hai mặt, lưỡng hoá tính cách, đa chiều của phương pháp sáng tác Phục Hưng, ta có thể nhận thấy đây là sự tiến bộ hơn so với phương pháp sáng tác Hy Lạp cổ đại.
2. Nguyên tắc chiều sâu của sự nhận thức
2.1. Phương pháp sáng tác văn chương Hy Lạp cổ đại
- Bi kịch của nhân vật:
+ Bi kịch vì tình yêu với Jason. Mede vứt bỏ tất cả: tổ quốc, gia đình, thân hữu. Cuộc hôn nhân với Jason là cuối cùng và là duy nhất Mede còn giữ lại ở cuộc đời. Từ lúc đó hạnh phúc hay bất hạnh nàng đều phụ thuộc vào nó. Bởi thế khi Jadong phản bội đồng nghĩa với việc Jason lấy đi hết tất cả của nàng. Nàng còn bị đẩy vào bước đường cùng: không chốn dung thân , người đàn ông có thể lang thang đây đó chứ người đàn bà không có chỗ dựa thật kinh hoàng. Khổ đau đã trở thành màn đêm tăm tối che khuất lý trí sáng suốt của con người. Tất cả dồn nén lại để trở thành một nỗi hận thù ghê gớm. Kể từ một lúc nào đó, Mede đã tự xem mình ngoài cuộc với cuộc đời, chỉ còn ở đó những mối thù cần phải trả. Nàng phải trả thù.
=> Nhưng dù đã được biện hộ, Mede vẫn hiện lên trong mắt ai đó như một người mẹ tàn ác, bởi người đời vẫn nói: “Hổ dữ cũng không nỡ ăn thịt con”. Vì thế hình tượng nhân vật văn học này vẫn còn là một ẩn số ở hành động giết con. Thế nên, soi sáng nhân vật ở nhiều phương diện khác, thiết nghĩ đã đến lúc không thể không làm.
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của nhân vật:
+ Do dục vọng chiến thắng của Mede.
Bi kịch của nàng còn khốc liệt hơn khi nó đòi hỏi nàng phải trừng phạt kẻ thù của mình sao cho điêu đứng, sao cho cũng tay trắng như nàng.“Giết Jason không khó, nhưng để cho hắn phải đau đớn như những đau đớn mà hắn đã gây nên cho người khác nó ghê gớm đến mức nào mới thật là khó”. Và cơn cuồng nộ đã trào dâng: “Ta sẽ xé nát lòng ngươi như ngươi đã cào xé lòng ta!”. Kế hoạch giết con như là một giải pháp trả thù chồng đã được hình thành như thế. Hành động của Mêđê như là kết quả của sự hợp tác giữa ý thức chủ quan và tác động của xã hội. Nàng không phải là một con quái vật, nàng cũng không phải là một người mẹ tàn ác. Hành động của nàng là sự phản kháng chính đáng chống lại sự bất công và bất bình đẳng xã hội đè nặng lên số phận những người phụ nữ đương thời. Nàng đau khổ chính là vì đã không thể giữ cho con mình một mái ấm gia đình: “Các con phải chết... Vì hạnh phúc của các con ở trên cõi đời này đã bị bố các con chiếm đoạt”.
+ Mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Bi kịch Mede của Euripide ra đời trong cảm hứng sáng tạo từ câu chuyện huyền thoại về Mede kết hợp với những suy ngẫm về thân phận con người, đặc biệt là số phận bi thảm của người phụ nữ được Euripide thể hiện qua quá trình tội lỗi của Mede bị dẫn dắt bởi cái ý thức trả thù.
=> Phát hiện được những bi kịch nhân vật nhưng không lí giải được, hoặc không lí giải chính xác, toàn diện ( cách lí giải bi kịch của nhân vật trong Mede phần nhiều mang tính chủ quan của Euripide).
2.2.Phương pháp sáng tác văn chương Phục Hưng
- Bi kịch của nhân vật:
+ Đây là một nhân vật bình thường như bao nhân vật khác. Don Quixote mang trong mình lí tưởng làm hiệp sĩ để cứu giúp mọi người. Tuy nhiên, với đầu óc mộng tưởng của mình, cả suy nghĩ lần hành động của hắn ta đều trở thành trò cười cho mọi người.
+ Don Quixote là hình ảnh tượng trưng cho đẳng cấp tăng lữ và giai cấp phong kiến cố hết sức lấy cái lí tưởng cũ kĩ, ngoan cố chống lại tư tưởng Phục Hưng.
+ Don Quixote mang trong mình lòng yêu chính nghĩa, công lý, mong muốn cánh tay dũng mãnh của mình mang lại cuộc sống yên vui cho mọi người. Với một tinh thần dũng cảm, Don Quixote không ngại khó khăn, gian khổ, đơn phương độc mã lao vào cuộc chiến đấu không cân xứng.
+ Thế nhưng, những vũ khí mà Don Quixote sử dụng trong cuộc hành trình làm hiệp sĩ của mình đã cũ, đã quá cổ giống như người hiện đại mang trong mình một cái gì đó đã rất cũ. Chàng “đánh bóng những vũ khí han gỉ của các cụ tổ để lại, vứt ở một xó từ hàng bao thế kỉ nay. Trong lúc hì hụi lau chùi và sửa sang lại chúng, chàng bỗng phát hiện ra chiếc mũ sắt chỉ còn lại một nửa…” mang cái lí tưởng đã cũ kĩ để hành hiệp trượng nghĩa, dường như nó không hợp thời với cái xã hội thời bấy giờ.
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:
+ Nhân vật Don Quixote ý thức được giai cấp quý tộc đang suy đồi cần thay đổi nhưng anh không làm gì cả mà chỉ đứng nhìn. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến bi kịch của anh
+ Do tư tưởng nghệ thuật của tác giả: Cervantes kết hợp hài hòa vấn đề lý tưởng và thực tế, cũng như sự tổng hòa lý tưởng nhân văn Phục Hưng với trí tuệ dân gian thực tế mang tính nhân dân sâu sắc.
+ Do tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong lưu thời phong kiến.
=> Lí giải nguyên nhân dẫn đến bi kịch của nhân vật, ngoài ý thức chủ quan của mình, các nghệ sĩ tuân theo cái khách quan của đời sống.
2.3. Sự tiến bộ
Cách lí giải rõ ràng, gắn với quy luật khách quan của đời sống hiện thực.