Những bí mật bị che đậy trong công nghệ

  • Thread starter Thread starter ButBi
  • Ngày gửi Ngày gửi

ButBi

New member
Xu
0
Dùng di động không ảnh hưởng đến máy bay, dùng hộp mực nạp lại hoặc tái chế tiết kiệm... là một trong vô số những bí mật thường bị che đậy trong lĩnh vực công nghệ. Điện thoại di động có thể làm máy bay rơi

Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) và Cục hàng không liên bang (FAA) Mỹ đã khuyến nghị các hãng hàng không không nên cho phép hành khách sử dụng di động trên các chuyến bay thương mại. FAA lo ngại tín hiệu vô tuyến phát ra từ di động sử dụng tần số 800 Mhz có thể can nhiễu hệ thống dẫn đường của máy bay, đặc biệt là hệ thống định vị vệ tinh GPS. Tuy vậy, đến nay chưa có vụ tai nạn máy bay nào xuất phát từ lý do bị di động gây can nhiễu hệ thống định vị.

ImageView.aspx


Còn FCC lo ngại các mạng di động trên mặt đất có thể bị trục trặc bởi các điện thoại di động trên máy bay. Khi máy bay bay qua trạm thu phát sóng di động trên mặt đất, FCC tin rằng, trạm thu phát sóng đó sẽ dò sóng của tất cả di động đang hoạt động bên trong máy bay để đưa chúng hoạt động trên mạng. Vào thời gian trạm thu phát sóng dò và kết nối với các di động trên máy bay thì máy bay đã bay vào phạm vi của trạm thu phát sóng khác. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các mạng di động trên mặt đất.

Nhưng một số chuyên gia tin rằng những lo ngại trên là lỗi thời. Ken Biba, giám đốc công nghệ của hãng thiết kế và tư vấn về di động Novarum cho rằng các di động hiện nay sử dụng tần số thấp, còn các trạm thu phát sóng di động có các ăng ten được thiết kế để phủ sóng trên bề mặt trái đất, chứ không phải lên bầu trời như FCC lo ngại.

Mực in – một tiền gà ba tiền thóc
ImageView.aspx

Nếu có một doanh nghiệp nào đó sống bằng các chiến thuật reo rắc lo sợ cho khách hàng thì đó chính là các nhà sản xuất máy và mực in. Nếu bạn dùng hộp mực tái chế hoặc hộp mực nạp lại, các nhà sản xuất máy in sẽ cảnh báo ngay là bạn vi phạm chính sách bảo hành, rằng bạn đang làm máy in có nguy cơ bị hỏng hoặc có thể ảnh hưởng đến chất lượng in.

“Điều đó thật là vớ vẩn”, Bill McKenney, giám đốc điều hành của InkTec Zone, hãng chuyên bán thiết bị đổ mực cho các hãng bán lẻ như Wal-Mart nói vậy.

“Bạn sẽ không vi phạm chính sách bảo hành và cũng không làm ảnh hưởng đến máy tính”, McKenney nói. "Chỉ có đổ mực tồi mới làm rớt mực vào máy in, còn không sẽ chẳng sao cả. Và làm như vậy bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá, không có lý do gì để không làm."

Trong thực tế, thử nghiệm của tạp chí PC World (Mỹ) cho thấy các hộp mực tái chế, nạp lại hay do công ty thứ ba sản xuất (không phải là hàng chính hãng như HP hay Canon) vẫn có thể sử dụng an toàn với máy in. Trong khi đó, mua hộp mức tái chế có thể tiết kiệm khoảng 10-20% so với mua hộp mức mới của chính hãng. Còn nạp lại mực có thể tiết kiệm tới 50%. Tuy nhiên, hạn chế của hộp mực tái chế và hộp mực nạp lại là chất lượng in không bền như hộp mực mới. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên nạp lại mực từ 3-8 lần, sau đó nên mua hộp mực mới.

Duyệt web bằng cửa sổ 'Private' hay 'Incognito'
Hầu hết các trình duyệt web hiện đại đều tuyên bố bổ sung khả năng lướt web bằng các chế độ "private" hay "incognito" (giả trang, nặc danh) với “lời hứa” với người dùng rằng khi họ duyệt web bằng các chế độ đó, trình duyệt và các trang web sẽ không lưu lại bất cứ dấu vết gì để đảm bảo sự riêng tư của người dùng.

ImageView.aspx


Nhưng trên thực tế, cho dù bạn dùng chế độ gì thì “bí mật” vẫn là 2 từ xa xỉ bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ ghi lại địa chỉ IP của bạn ngay ở lần đăng nhập đầu tiên. Kể từ đó, cho dù bạn lang thang đến đâu trên Internet, nếu muốn người ta vẫn có thể kiểm tra lại và phát hiện ra. Thông thường, các ISP sẽ có nghĩa vụ phải lưu lại lịch sử duyệt web của người dùng trong thời hạn ít nhất là 2 năm nhưng họ lưu lại những gì, trong bao nhiêu lâu và sau đó chuyển giao cho ai… cũng chỉ có chính họ biết. Chính vì thế, khi duyệt web bằng các chế độ nặc danh cũng chỉ giúp cho bạn yên tâm “về mặt tâm lý” và che mắt được những người không thông thạo nhiều về công nghệ và Internet.

Nếu bạn muốn xóa sạch những dấu vết của mình trên mạng, cách tốt nhất là sử dụng dịch vụ proxy để che giấu địa chỉ IP của bạn.

Đừng tin vào "thỏa thuận với người dùng cuối"
Việc đánh dấu “đồng ý” vào những bản thỏa thuận với người dùng cuối (end user license agreement - EULA) là một thao tác khá quen thuộc với người dùng Internet hoặc máy tính ngày nay. Trước khi cài đặt một phần mềm, khi đăng ký sử dụng một dịch vụ web… bạn đều bị yêu cầu phải chấp thuận với những điều khoản thỏa thuận với người dùng cuối. Nhưng những điều khoản này có tác dụng đến đâu?

“Rõ ràng là bạn đã bị ràng buộc về mặt pháp lý khi đồng ý với EULA nhưng nghĩa vụ pháp lý của bạn lại phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn đang sống ở đâu”, Jonathan Ezor, Giám đốc Viện Kinh doanh, Luật pháp và Công nghệ ở Long Island (Mỹ) nói, “EULA là một dạng hợp đồng và nó phải tuân thủ theo các quy định về pháp luật của từng bang hay từng quốc gia về cách thức thực hiện hợp đồng”. Ví dụ, các bang New Jersey và Pennsylvania sẽ có những quy định hoàn toàn khác về việc công nhận tính hợp pháp của EULA so với các bang Louisiana, Mississippi, Texas.

Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất. “Các công ty đưa ra EULA thường không bao giờ cho bạn biết rằng nếu muốn họ có thể sửa đổi hay xóa bỏ nó bất kỳ lúc nào mà bạn không hề biết nên nếu có chuyện gì xảy ra, gần như chắc chắn bạn sẽ là người bị động và yếu thế”, Jonathan Ezor kết luận.
Còn tiếp...
Lương Hương - Quốc Cường

Theo PC World​
 
Capture.JPG

Các thiết bị y tế cấy ghép trong cơ thể người cũng có thể bị hack. (Ảnh minh họa)

Thiết bị cấy ghép trong cơ thể cũng có thể bị hack, phần mềm diệt virus không thực sự an toàn, Google biết quá nhiều thông tin về người dùng... là những bí mật các hãng công nghệ muốn che giấu. Bài liên quan:


Thiết bị cấy ghép trong cơ thể cũng có thể bị hack

Các nhà nghiên cứu của trường đại học Washington (Mỹ) đã có lần chứng minh rằng các thiết bị hỗ trợ y tế cấy ghép trong cơ thể người, sử dụng công nghệ giao tiếp không dây để theo dõi và điều chỉnh các thiết lập, không hề an toàn như mọi người vẫn tưởng.

Trong môi trường phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thuộc trường đại học Washington, đại học Massachusetts Amherst và trường đại học y Harvard đã thành công trong việc chiếm quyền điều khiển của một chiếc máy điều hòa nhịp tim đồng thời có thể đọc được toàn bộ những thông tin bệnh án nhạy cảm lưu trữ trên đó cũng như có thể thay đổi số liệu nếu họ muốn.

Tadayoshi Kohno, phó giáo sư của trường ĐH Washington, đồng tác giả của công trình nghiên cứu trên còn cho biết, thủ thuật tương tự có thể được áp dụng đối với các thiết bị y tế có sử dụng công nghệ giao tiếp không dây khác như máy pha chế thuốc, máy kích thích thần kinh… “Hiện nay, các thiết bị này vẫn chưa đến mức quá phức tạp nhưng trong tương lai nó sẽ gần như một chiếc máy tính và công trình nghiên cứu này của chúng tôi muốn cảnh báo mọi người về sự rủi ro khi sử dụng các thiết bị dạng này”, giáo sư Kohno nói.

Google biết quá nhiều về bạn

Google biết gì về bạn? Điều đó còn tùy thuộc bạn lệ thuộc như thế nào vào các dịch vụ miễn phí của hãng này. Nhưng có điều chắc chắn, Google thường lưu lại các trang web bạn truy cập, các từ khóa bạn tìm kiếm, các bản đồ bạn xem, các địa chỉ (contact) và lịch bạn lập, các email, nội dung chat, các cuộc gọi trên Google Voice, các video trên Youtube, ảnh trên Picasa, các tài liệu bạn lưu trên mạng, các blog, các tài khoản quảng cáo, cập nhật trạng thái trên Google Buzz và thông tin địa điểm trên dịch vụ Google Latitude. Nói tóm lại là bạn càng lệ thuộc vào những dịch vụ miễn phí của Google, số lượng thông tin cá nhân của bạn bị hãng “sở hữu” càng lớn.

ImageView.aspx


Nếu các cơ quan chính phủ gõ cửa, khả năng Google “phun” ra các thông tin họ biết về bạn là rất lớn. Để tránh lộ những thông tin cá nhân trên các dịch vụ của Google, bạn có thể sử dụng công cụ của chính hãng này là Google Dashboard để quản lý các tài khoản dịch vụ của Google và thiết lập chế độ bảo mật thông tin cá nhân trên các tài khoản dịch vụ đó. Ngoài ra, với dịch vụ Gmail, bạn nên đặt mật khẩu khó đoán và đổi mật khẩu hàng tháng hoặc vài tháng một lần.

Phần mềm diệt virus không đủ sức bảo vệ

Các chương trình bảo mật thực sự chưa đủ khả năng bảo vệ bạn khỏi các mối đe dọa trên mạng. “Phần mềm diệt virus chỉ tóm được những quả ở dưới thấp”, Mark Kadritch, giám đốc hãng bảo mật Security Consortium, tác giả của cuốn sách bảo mật bán chạy “Endpoint Security” (Bảo mật đầu cuối) nói. Theo Mark Kadritch, số lượng các lỗ hổng zero-day ngày càng lớn. Chỉ cần vài nhà cung cấp chưa kịp vá các lỗ hổng trong sản phẩm của họ trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm, có nghĩa là ngay cả những phần mềm chống mã độc cập nhật nhất cũng vẫn đi sau hacker.
ImageView.aspx


Bạn không nên làm gì mà không có phần mềm bảo mật nhưng để tự bảo vệ mình một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện thêm một bước như lưu dữ liệu vào ổ đĩa mã hóa và cài đặt phần mềm như Vmware cho phép bạn tạo các máy ảo và xóa đi khi chúng bị nhiễm mã độc.

Máy tính có thể giết chết bạn

Mặc dù các nhà sản xuất máy tính đã tiến bộ rất nhiều trong việc giảm hàm lượng chất độc hại trong linh kiện máy tính nhưng vẫn còn đó vô số độc chất đang tồn tại dù là với hàm lượng rất nhỏ. Đáng chú ý nhất là các linh kiện máy tính ngày nay vẫn chứa các hợp chất brom (brominated flame retardants - BFR) có tác dụng tăng khả năng chịu nhiệt và chống cháy nhưng đồng thời chúng cũng bị coi là thủ phạm làm giảm chỉ số IQ của trẻ em và triệt tiêu dần khả năng sinh sản.

ImageView.aspx


“Các hợp chất BFR được sử dụng trong các bảng mạch có thể chuyển hóa thành những hợp chất có tính ô xi hóa cao như Dioxin Brominate”, Arlene Blum, Giám đốc Viện nghiên cứu về chính sách khoa học xanh đồng thời là giáo sư ngành hóa học của trường đại học UC Berkeley (Mỹ) nói, “Chúng có thể phát tán ra không khí, trở thành những hạt bụi tự do trong phòng và xâm nhập vào cơ thể theo con đường ăn uống”.

Gần đây, các hãng sản xuất máy tính lớn trên thế giới như Apple, Dell và HP đã cam kết loại bỏ hoàn toàn BFR ra khỏi sản phẩm của mình nhưng với những thiết bị được sản xuất trước năm 2009, đặc biệt là những thiết bị có khả năng sinh nhiệt cao như laptop, máy in laser… vẫn còn chứa BFR.

Còn tiếp...
Quốc Cường - Lương Hương
Theo PC World​
 
Capture3.JPG


Các công ty thường theo dõi máy tính của nhân viên, nhà mạng có thể phát hiện được khách hàng của họ đang ở đâu... là một số bí mật ít người để ý trong ngành công nghệ.


Sếp có thể giám sát máy tính nhân viên
Nếu bạn làm việc cho các công ty cỡ lớn hoặc vừa, những người làm IT có thể đang theo dõi những gì bạn làm việc với máy tính ở cơ quan. Sử dụng các phần mềm như Websense Triton hay Barracuda Purewire, họ có thể giám sát những website bạn truy cập, và quét các email bạn gửi và nhận. Họ cũng có thể kiểm tra các hoạt động trên mạng của bạn thông qua các báo cáo lưu lại (log) trên máy chủ, sử dụng phần mềm để ghi lại các phím bạn gõ hoặc thỉnh thoảng chụp lại hình ảnh màn hình máy tính lúc bạn đang làm việc.

Theo các khảo sát thực hiện gần đây của Hiệp hội quản lý Mỹ (AMA), 2/3 doanh nghiệp giám sát hoạt động sử dụng email và lướt web của nhân viên. Khoảng 4 trong số 10 công sử dụng phần mèm ghi lại các thao tác trên bàn phím hoặc theo dõi các file trên máy tính của nhân viên. Và khoảng 1 trong số 4 công ty đã sa thải nhân viên vì những hành vi có hại liên quan tới Internet. Các công ty thường viện lý do chống lây nhiễm mã độc và rò rỉ thông tin nhạy cảm cho hành vi giám sát việc sử dụng máy tính và Internet của nhân viên.

Để tránh lộ những thông tin cá nhân với sếp, bạn không nên sử dụng thiết bị hay mạng của công ty để làm việc cá nhân. Nếu sếp cấp cho chiếc BlackBerry, nên sắm di động cho riêng mình. Nếu muốn kiểm tra email cá nhân, nên làm việc đó với máy tính ở nhà.

Di động có thể tiết lộ bạn đang ở đâu
Hiện nay ít khi chúng ta ra đường mà không mang theo điện thoại di động. Nhưng có một điều ít người biết là điện thoại di động có thể tiết lộ bạn đang ở đâu. Không cần di động của bạn có chip định vị vệ tinh GPS, trạm thu phát sóng của nhà mạng vẫn có thể xác định vị trí của bạn trong bán kính vài dặm.

“Bất cứ khi nào bạn mang theo di động, chính phủ có thể sử dụng thông tin của nhà mạng để biết bạn đang ở đâu”, Jennifer Granick, chuyên gia ở Hiệp hội Biên giới Điện tử (EFF) cho biết. Tất nhiên, thông tin này cũng rất hữu ích trong trường hợp bạn bị bắt cóc hay bị lạc vào nơi hẻo lánh nào đó. Vấn đề là các cơ quan thực thi luật cũng thường sử dụng công nghệ theo dõi này vào mục đích của họ. Theo tài liệu EFF thu lượm được, từ năm 2002 đến 2008, chính quyền bang New Jersey (Mỹ) đã 79 lần thu thập thông tin thuê bao di động.

ImageView.aspx


Nếu một lúc nào đó bạn không muốn biết cho bất kỳ ai biết được mình đang ở đâu, nên tắt tính năng định vị vệ tinh trong trường di động gắn chip GPS. Tuy nhiên, nếu điện thoại của bạn đang bật, các nhà mạng vẫn có thể xác định được bạn đang ở khu vực trạm thu phát sóng nào. Chỉ có tắt hẳn điện thoại mới là cách duy nhất để nhà mạng không thể biết được bạn đang ở đâu.

Không bao giờ có smartphone giá rẻ
Các nhà mạng thường bán ra một số mẫu smartphone đang “hot” nhất thị trường với giá thoạt đầu nghe có vẻ rất rẻ nhưng đổi lại chiếc máy đó sẽ bị khóa mạng. Họ giải thích việc khóa mạng này là để đảm bảo các điều kiện kỹ thuật nhưng thực chất cái cuối cùng mà họ nhắm tới chỉ là: Lợi nhuận. Khi đã bị khóa mạng, các thuê bao sẽ “được mua” máy kèm theo các gói cước cam kết hàng trăm ngàn đô-la mỗi tháng.

Hãy chấp nhận trả ngay khi mua máy một khoản tiền có thể là hơi lớn nhưng về lâu dài bạn sẽ thấy đó là một sự lựa chọn khôn ngoan. Biên tập viên JP Raphael của tạp chí PC World danh tiếng đã so sánh mức phí phải trả giữa một chiếc iPhone 3GS có và không có kèm gói cước cam kết để nhận thấy rằng nếu “mua đứt” chiếc di động này, sau 2 năm người dùng sẽ tiết kiệm tới 1350 USD.

Hãy nhớ một điều, một chiếc smartphone giá rẻ rất có thể là một viên đạn bọc đường.

Internet không bao giờ quên quá khứ của bạn
Nếu bạn “xô xát” với một ai đó ngoài đường, có lẽ chỉ tối đa một tuần sau bạn và người kia sẽ quên sạch.

Chúng ta vẫn thường mang tư duy đó vào những lần lướt web và cuộc sống ảo của mình trên mạng Internet. Có những sự kiện đến chính bạn còn quên nhưng Internet thì không bao giờ. Một ai đó đã từng bị đuổi việc, từng bị kiện tụng, từng bị cảnh sát “hỏi thăm”… sẽ được mạng Internet lưu giữ đầy đủ và gần như vĩnh viễn.

"Internet sẽ không quên thứ gì", giáo sư Tadayoshi Kohno của trường ĐH Washington cảnh báo,"Trong quá khứ, nếu bạn muốn những dữ liệu nào đó biến mất, bạn chỉ cần tháo chiếc ổ cứng ra và tiêu hủy nó nhưng ngày nay tất cả đã được lưu trữ trên những đám mây và bạn không thể làm được gì".

Giáo sư Kohno và những nhà nghiên cứu khác của trường ĐH Washington đang phát triển một công cụ có tên là Vanish (triệt tiêu), cho phép gắn một cơ chế tự hủy vào những dữ liệu được đưa lên mạng. Cơ chế hoạt động của công cụ này khá đơn giản, sau một thời gian định trước, nó sẽ tự động mã hóa dữ liệu, “xé nhỏ” và phát tán những mảnh nhỏ đó ra hàng trăm ngàn mạng chia sẻ ngang hàng khác nhau. Sau một thời gian nữa, Vanish sẽ tự động “đánh mất” chìa khóa giải mã và dữ liệu khi đó sẽ không thể khôi phục lại được.

Mặc dù Vanish vẫn chỉ tồn tại trong dự án nghiên cứu nhưng ngay bây giờ bạn vẫn có thể sử dụng một plug-in có công dụng tương tự trên trình duyệt Firefox.
Quốc Cường - Lương Hương
Theo PC World​
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top