Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tội nhân đi 32 bước sau khi bị chém đầu, người sống bình thường dù không có não trong hộp sọ chỉ là hai trong số những câu chuyện kỳ lạ về khả năng của bộ não của con người.
Natalia Bekhtereva, một trong những chuyên gia tâm lý và thần kinh nổi tiếng nhất nước Nga, từng nói: “Giới khoa học đã nghiên cứu mọi bộ phận trong não người, nhưng thực ra chúng ta vẫn chưa khám phá hết khả năng của nó. Nhiều thứ trong não có thể khiến chúng ta sửng sốt, thậm chí không thể tin. Cho tới nay, não vẫn là một ẩn số lớn đối với giới khoa học”.
Những câu chuyện dưới đây cho thấy nhận xét của cựu giám đốc Viện Y học thực nghiệm Nga hoàn toàn có cơ sở.
Năm 1336, vua Ludwig của Bavaria (lãnh thổ thuộc miền nam nước Đức ngày nay), ra lệnh chém đầu 5 quý tộc vì tội mưu phản. Trước khi thi hành án tử, nhà vua ban cho Ditz von Shaunburg, người cầm đầu nhóm phản loạn, một ân huệ cuối cùng. Shaunburg yêu cầu vua tha cho 4 người còn lại nếu sau khi bị chặt đầu, ông vẫn bước qua mặt họ. Do mỗi tội nhân đứng cách nhau 4 bước nên Shaunburg nói rằng ông sẽ dấn 32 bước từ vị trí của ông tới vị trí của người cuối cùng trong hàng. Vua Ludwig cười phá lên và hứa sẽ làm theo ước nguyện của Shaunburg. Nhà quý tộc quỳ gối trước máy chém. Khi lưỡi dao rơi xuống, thi thể không đầu của Shaunburg đứng dậy và chạy qua mặt 4 tội nhân còn lại trước sự sửng sốt của vua và những người có mặt tại pháp trường. Thi thể thực hiện đúng 32 bước và đi qua người cuối cùng trong hàng trước khi ngã xuống. Lugwig thực hiện cam kết của ông.
Một đứa trẻ được sinh ra trong một bệnh viện của Mỹ vào năm 1935. Nó ăn, ngủ, khóc, bò và làm mọi thứ giống như bao đứa trẻ khác. Thế rồi đột nhiên đứa bé qua đời. Khi giải phẫu tử thi, các bác sĩ sững sờ vì em không hề có não.
Hufland, một bác sĩ Đức, từng công bố hình ảnh giải phẫu sọ của một người chết vì xuất huyết não. Nạn nhân suy nghĩ và hoạt động bình thường cho tới khi chết. Tuy nhiên, kết quả giải phẫu não khiến người ta kinh ngạc: Hộp sọ của người đàn ông chỉ chứa 30 ml nước, chứ không hề có não.
Nhà sinh học và hóa học nổi tiếng Louis Pasteur (Pháp) mắc bệnh xuất huyết não ở tuổi 46. Vì thế mà bán cầu não phải của ông đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, Pasteur vẫn sống thêm được 27 năm mữa và phát hiện thêm nhiều tri thức quan trọng đối với nhân loại.
Một câu chuyện thú vị khác được xuất bản trong tạp chí Miracles and Adventures của Nga. Boris Luchkin tham gia lực lượng tình báo Nga trong Thế chiến thứ hai. Một hôm ông và đồng đội phải vượt qua tiền tuyến và xâm nhập vào khu vực phía sau chiến tuyến của quân Đức. Chỉ huy của nhóm, một trung úy, giẫm phải mìn. Một mảnh sắt từ quả mìn phạt đứt đầu của viên sĩ quan, nhưng anh vẫn đứng vững. Anh cởi cúc áo khoác, lấy bản đồ địa hình rồi đưa cho Luchkin trước khi ngã xuống.
Minh Long (theo Pravda)
Natalia Bekhtereva, một trong những chuyên gia tâm lý và thần kinh nổi tiếng nhất nước Nga, từng nói: “Giới khoa học đã nghiên cứu mọi bộ phận trong não người, nhưng thực ra chúng ta vẫn chưa khám phá hết khả năng của nó. Nhiều thứ trong não có thể khiến chúng ta sửng sốt, thậm chí không thể tin. Cho tới nay, não vẫn là một ẩn số lớn đối với giới khoa học”.
Những câu chuyện dưới đây cho thấy nhận xét của cựu giám đốc Viện Y học thực nghiệm Nga hoàn toàn có cơ sở.
Năm 1336, vua Ludwig của Bavaria (lãnh thổ thuộc miền nam nước Đức ngày nay), ra lệnh chém đầu 5 quý tộc vì tội mưu phản. Trước khi thi hành án tử, nhà vua ban cho Ditz von Shaunburg, người cầm đầu nhóm phản loạn, một ân huệ cuối cùng. Shaunburg yêu cầu vua tha cho 4 người còn lại nếu sau khi bị chặt đầu, ông vẫn bước qua mặt họ. Do mỗi tội nhân đứng cách nhau 4 bước nên Shaunburg nói rằng ông sẽ dấn 32 bước từ vị trí của ông tới vị trí của người cuối cùng trong hàng. Vua Ludwig cười phá lên và hứa sẽ làm theo ước nguyện của Shaunburg. Nhà quý tộc quỳ gối trước máy chém. Khi lưỡi dao rơi xuống, thi thể không đầu của Shaunburg đứng dậy và chạy qua mặt 4 tội nhân còn lại trước sự sửng sốt của vua và những người có mặt tại pháp trường. Thi thể thực hiện đúng 32 bước và đi qua người cuối cùng trong hàng trước khi ngã xuống. Lugwig thực hiện cam kết của ông.
Một đứa trẻ được sinh ra trong một bệnh viện của Mỹ vào năm 1935. Nó ăn, ngủ, khóc, bò và làm mọi thứ giống như bao đứa trẻ khác. Thế rồi đột nhiên đứa bé qua đời. Khi giải phẫu tử thi, các bác sĩ sững sờ vì em không hề có não.
Hufland, một bác sĩ Đức, từng công bố hình ảnh giải phẫu sọ của một người chết vì xuất huyết não. Nạn nhân suy nghĩ và hoạt động bình thường cho tới khi chết. Tuy nhiên, kết quả giải phẫu não khiến người ta kinh ngạc: Hộp sọ của người đàn ông chỉ chứa 30 ml nước, chứ không hề có não.
Nhà sinh học và hóa học nổi tiếng Louis Pasteur (Pháp) mắc bệnh xuất huyết não ở tuổi 46. Vì thế mà bán cầu não phải của ông đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, Pasteur vẫn sống thêm được 27 năm mữa và phát hiện thêm nhiều tri thức quan trọng đối với nhân loại.
Một câu chuyện thú vị khác được xuất bản trong tạp chí Miracles and Adventures của Nga. Boris Luchkin tham gia lực lượng tình báo Nga trong Thế chiến thứ hai. Một hôm ông và đồng đội phải vượt qua tiền tuyến và xâm nhập vào khu vực phía sau chiến tuyến của quân Đức. Chỉ huy của nhóm, một trung úy, giẫm phải mìn. Một mảnh sắt từ quả mìn phạt đứt đầu của viên sĩ quan, nhưng anh vẫn đứng vững. Anh cởi cúc áo khoác, lấy bản đồ địa hình rồi đưa cho Luchkin trước khi ngã xuống.
Minh Long (theo Pravda)