Nhớ lại ngày vua Bảo Đại thoái vị

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
NHỚ LẠI NGÀY VUA BẢO ĐẠI THOÁI VỊ

Bài của nhà báo lão thành Trúc Diệp Thanh - Hà Nội gửi Diễn Đàn Kiến Thức

Đã 65 trôi qua,tôi vẫn nhớ như in ngày lịch sử có một không hai diễn ra ở cố đô vào những ngày đầu Huế dành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám-1945.Huế đánh dấu ngày dành được chính quyền bằng cuộc meting lớn có hàng vạn dân chúng tham dự tổ chức tại sân vận động Huế (nay là sân vận dộng Tự Do-Huế) vào chiều ngà 23/8/1945.Tại đây ông Tố Hửu chủ tịch UB Khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên đã tuyên bố: “Chính quyền đã về tay nhân dân”.Cũng từ ngày đó trên đường phố cố đô Huế hàng ngày đều có những đoàn biểu tình giương cao cờ đỏ sao vàng hô vang khẩu hiệu và đồng ca các bài hát cách mạng.Tuy nhiên phần đông dân chúng đều biết vua Bảo Đại vẫn bình yên ở trong cung cấm và họ nóng lòng mong biết số phận của nhà vua sẽ ra sao! Chiều ngày 25/8 nhiều ngừoi biết tin đã đổ xô về Phu Văn Lâu để xem tờ ”Chiếu thoái vị” của vua Bảo Đại (tờ Chiếu này do ông Tổng lý Văn phòng Phạm Khắc Hoè dự thảo và được thông qua tại cuộc họp Nội các do vua Bảo Đại chủ tọa gồm có các ông Trần Trọng Kim,Trần Văn Chương,Trần Dình Nam,Trịnh Đình Thảo,Vũ Văn Hiền và Nguyễn Hửu Thí) Từ đó dân chúng cố đô Huế đã biết được vua Bảo Đại đã quyết định thoái vị và lễ Thoái vị sẽ được tổ chức vào chiều ngày 30/8/1945.


Dù đã biết lễ Thoái vị tổ chức vào buổi chiều nhưng từ sáng sơm ngày 30/8 hàng đoàn người từ các huyện, thị đã rầm rập đổ về bãi đất trống nằm giữa kỳ đài và cổng Ngọ Môn.Đi đàu mỗi đoàn người là một chiếc hương án trên có ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh do một số người mặc quốc phục (áo dài đen,quần trắng chít khăn đóng) khiêng, trống dong,cờ mở.Tôi lúc bấy giờ vừa tròn 18 tuổi,kết thúc năm học thứ ba đang nghỉ hè chuẩn bị học năm thú tư trường Lycée Khải Định(nay là trường Quốc học Huế,nhà ở gần Ngọ Môn,khoảng 14 giờ cùng ngày tôi trà trộn vào đám đông(lúc này đã có khoảng trên 10.000 người) ngước mắt nhìn lên lầu Ngọ Môn có nhiều lính khố vàng (sắc phục lính bảo vệ hoàng thành) bồng súng đứng gác. Phía đối diện,trên đỉnh kỳ đài sau ngày 23/8 cờ đỏ sao vàng đã được kéo lên nhưng lúc này lá cờ lớn màu vàng của triều Nguyễn vẫn tung bay. Một lát sau thấy vua Bảo Đại mắc áo dài,khăn đóng màu vàng cùng một số quan chức mặc áo thụng xanh lẫn một số người mặc âu phục xuất hiện. Theo lời giới thiệu trên loa phát thanh được biết đoàn đại diện Chính phủ lâm thời từ Hà Nội vào tiếp nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại gồm có:ông Trần Huy Liệu-trưởng đoàn và 2 ông Nguyễn Lương Bằng,Cù Huy Cận.Cả rừng người ở bên dưới đồng loạt hô vang: Việt nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!Hoan hô nhà vua thoái vị!Ông Trần Huy Liệu đọc Lênh của Chính phủ Lâm thời cử Dồan vào tiếp nhận lễ thaói vị của nhà vua.Vua Bảo Đại đứng trươc micro đọc bài Chiếu thoái vị với giọng ngẹn ngào xúc động.Tôi còn nhớ mãi đoạn nhà vua đọc::…còn về phần riêng Trẫm,sau 20 ngai vàng,bê ngọc,đã biết bao ngậm đắng nuốt cay…Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước Độc lập chứ Trẫm nhất quyết không để cho ai lợi dụng danh nghĩa của Trẫm hay của Hoàng gia mà lung ;ạc quốc dân nữa…” Nhà vua kết thúc bằng lời hô:”Việt nam độc lập muôn năm! Dân chủ cộng hòa nuôn năm!” Lời hưởng ứng như sấm rền của đám đông chưa dứt thì bổng một loạt pháo lệnh nổ vang,mọi ngừoi quay đầu hướng nhìn vào kỳ đài thì thấy lá cờ vàng của Hoàng triều đang từ từ tụt xuống và lá cờ dô sao vàng lớn được keo lên trong tiếng vỗ tay hoan hô như sấm dậy của dân chúng. Tiếp đênlà cảnh Bảo Đại trao ấn kiếm tượng trưng quyền lức của nhà vua cho ông Trần Huy Liệu. Đám đông lại hoan hô vang dậy: Việt nam hoàn toàn độc lập muôn năm.Viẹt nam Dân chủ Cộng Hòa muôn năm!. Ông Cù Huy Cận gắn trên ngực công dân Vĩnh Thụy một tấm huy hiệu Cò đổ Sao Vàng. Mãi hơn gần 20 năm sau vào những năm 70 tôi được nghe ông Trần Huy Liệu kể lại chuyến đi làm nhiệm vụ lịch sử này và được biết thêm mấy chi tiết:ấn của nhà vua nặng gần chục kg bằng vàng ròng,khi dỡ lấy từ tay Bảo Đaij và nâng cao quá đầu ông Trần Huy Liệu phải “xuống tân”,cây kiêm có bao bằng vàng nạm đá quý nhưng lưỡ kiếm đã rỉ sét.Một bất ngờ là Bảo Đại bổng đề nghị được tặng vạt kỷ niêm của Chính phủ Lâm thời nhưng Đoàn không chuẩn bị, ông Cù Huy Cận đã nhanh trí tặng chiếc Huy hiệu Cờ đỏ Sao vàng

 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top