• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Nhờ các anh chị giải dùm em đang cần gấp làm tài liệu đi thi

sh0ckkey

New member
Xu
0
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy điền từ đúng, sai và giải thích vì sao vào những nhận định sau.

1. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
2. Nhà nước là một sản phẩm của xã hội vì khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì nhà nước sẽ hình thành.
3. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng Nhà nước không phải là hiện tượng bất biến vì Nhà nước sẽ bị tiêu vong.
4. Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hoà được.
5. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
6. Hệ thống pháp luật là tập hợp có tính hệ thống của các văn bản quy phạm pháp luật.
7. Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật.
8. Ở Việt Nam, chỉ có Quốc Hội và Uỷ ban thường vụ Quốc Hội mới có quyền ban hành Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật.
9. Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh kể từ khi cá nhân được sinh ra.
10. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
11. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
12. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật.
13. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất.
14. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
15. Chủ thể vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.
16. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.
17. Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
18. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
19. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất.
20. Người được thừa kế theo di chúc không được hưởng thừa kế theo pháp luật.
21. Để xác định diện, hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.
22. Con đẻ của người viết di chúc có quyền kiện với Toà án về việc người cha của mình không công bằng trong việc để lại di sản thừa kế.
23. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
24. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
25. Chủ thể của vi phạm hành chính chỉ có thể là cá nhân.
 
H

HuyNam

Guest
1. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Đúng ! Điều quan trọng là quyền lực thuộc về ai,về giai cấp nào thì phụ thuộc vào thế chế chính trị của mỗi hình thái nhà nước, và do thể chế chính trị của nhà nước ấy quyết định.

5. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

Sai. Bởi vì tiền lệ pháp thể hiện những qui định chung trong các mối quan hệ xã hội nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh kịp thời do điều kiện khách quan của xã hội.

Trước đây, các cơ quan tư pháp cũng đã áp dụng một số tiền lệ pháp để làm căn cứ trong quá trình giải quyết một số vụ án mà pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh. Do vậy kg thể nói tiền lệ pháp là 1 hình thức pháp luật lạc hậu, trình độ pháp lý thấp được.

10. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

người đủ 18 tuổi trở lên chỉ có thể là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật khi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự. Nếu bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có những quan hệ pháp luật mà người này ko được tư ý quyết định mà cần có người giám hộ. Còn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự mà tham gia quan hệ pháp luật cần có người giám hộ.

11. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

Sai Vì quan hệ pháp luật là quan hệ được Nhà nước thừa nhận bằng các quy phạm pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Ví dụ như quan hệ mua bán giữa các cá nhân với nhau theo Luật Dân sự, vậy là được bảo kê rồi.

12. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật.

Sai
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật: Không làm những gì Pháp Luật buộc phải làm, làm những gì mà Pháp Luật cấm làm... Nhưng đó chỉ là biểu hiện ở mặt khách quan, Về mặt chủ quan, khái niệm hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật được sử dụng đối với người có năng lực chủ thể, nói cách khác, họ phải là chủ thế của quan hệ Pháp Luật: Ví dụ: 01 người bình thường (không bị tâm thần, đạt độ tuổi quy định) có hành vi cướp tài sản, hiếp dâm.... Lúc đó ta nói hành vi của người này là vi phạm pháp luật hoặc trái pháp luật. Nhưng cũng với hành vi đó mà do 1 người bị tâm thần hòan tòan (không có năng lực trách nhiệm hình sự) thực hiện (tức là không có lỗi - yếu tố căn bản để truy cứu trách nhiệm hình sự) thì hành vi của người đó được gọi là hành vi trái Pháp Luật, chứ không phải hành vi vi phạm pháp luật.
















 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top