Nhiều người dành quá nhiều thời gian để làm việc và không đủ thời gian vui chơi

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Một người đàn ông đã chết với nhiều món đồ chơi anh ta thắng được. Một mặt, những món đồ chơi là vui vẻ, nhưng mặt khác, nếu bạn chết với rất nhiều món đồ chơi mà bạn chưa bao giờ chơi thì sao? Bạn có thể rơi vào trường hợp là bạn đang làm việc quá nhiều để tích trữ những món đồ và ít dùng đến chúng?

Nhiều người (giống tôi) thích công việc của họ, do đó làm việc là một phần của cuộc sống hạnh phúc. Cũng có sự không chắc chắn về tương lai, vì vậy cố kiếm tiền khi bạn có thể cho phép bạn xử lý những sự kiện tiêu cực bất ngờ có thể xảy ra. Cuối cùng, vì chúng ta có thể để lại của cải chúng ta không dùng cho những người thân yêu (hoặc hội từ thiện), một ai đó sẽ có lợi từ công việc của chúng ta, ngay cả nếu chúng ta không thu được lợi từ công việc chúng ta làm. Và điều đó có thể tạo ra động lực để tiếp tục làm việc.

Nhưng nó vẫn là một câu hỏi thú vị được khám phá trong một bài báo trong tháng 6/2013 trên issue of Psychological Science bởi Christopher Hsee, Jiao Zhang, Cindy Cai, và Shirley Zhang. Họ tạo ra một thực nghiệm tương tự với việc con người dành quá nhiều thời gian để làm việc kiếm tiền để xem liệu con người sẽ lo kiếm tiền mà không chú ý tới liệu họ có thể hưởng thụ chúng sau này.

Nghiên cứu đầu tiên có hai phần. Trong phần một, những người tham gia nghe nhạc cổ điển êm dịu trong 5 phút. Họ có thể nhấn một cái nút để dừng đoạn nhạc với tiếng ồn 200 milliseconds gây khó chịu. Nếu họ nhấn nút được 20 lần thì họ sẽ nhận được một thanh kẹo. Trong phần hai, họ nghe bản nhạc khác trong 5 phút, và họ có thể ăn số kẹo họ đã kiếm được tùy thích. Họ được cho biết ngay từ đầu rằng bất kì thanh kẹo nào họ kiếm được nhưng không ăn thì phải để lại. Một nhóm thứ hai đã cũng làm giống như nghiên cứu, ngoại trừ họ phải nỗ lực nhiều hơn cho mỗi thanh kẹo. Họ phải nhấn nút ồn 120 lần để có được một thanh kẹo.

Không ngạc nhiên, những người phải nỗ lực hơn đã kiếm được ít kẹo hơn so với những người ít nỗ lực. Sau cùng, giai đoạn đầu của nghiên cứu chỉ kéo dài trong 5 phút. Những người phải nhấn nút ồn 120 lần cho mỗi thanh kẹo chỉ kiếm được trung bình khoảng 2.5 thanh kẹo, và trong giai đoạn hai, họ đã ăn gần hết số kẹo họ kiếm được. Kết quả gây bất ngờ đó là những người ít nỗ lực đã kiếm được số kẹo nhiều gấp đôi số kẹo họ thực sự ăn. Vì vậy, họ đã nghe tiếng ồn nhiều gấp đôi. Nói ngắn gọn, họ đã kiếm qúa nhiều.

Sự kiếm quá nhiều này dường như phản ánh một sự không có kế hoạch. Trong nghiên cứu thứ hai, một số người tham gia được yêu cầu dự đoán họ muốn bao nhiêu chuyện cười ngay từ đầu nghiên cứu (Phần thưởng trong nghiên cứu này là những câu chuyện cười chứ không phải kẹo, nhưng quá trình tiến hành thì giống nhau). Những người có thể dự đoán trước họ sẽ muốn bao nhiêu đã có những dự đoán tốt, và họ dừng nghe tiếng ồn ngay khi họ kiếm đủ những gì họ muốn. Những người không dự đoán thì đã kiếm quá nhiều. Họ kiếm được nhiều chuyện cười hơn họ có thể nghe chúng sau này. Cuối cùng, tất cả những người tham gia đánh giá họ cảm thấy hạnh phúc như thế nào trong suốt giai đoạn một của nghiên cứu. Những người đã đưa ra dự đoán trước thì hạnh phúc hơn những người không dự đoán.

Trong nghiên cứu thứ ba, những người tham gia phải nhấn một nút ồn 10 lần để có một thanh kẹo. Nhóm một có thể kiếm được bao nhiêu kẹo mà họ muốn. Nhóm thứ hai bị giới hạn số kẹo họ kiếm được tối đa là 12 thanh. Nhóm một đã kiếm được mỗi người 14 thanh. Nhưng họ chỉ ăn khoảng 5 thanh, do đó họ đã kiếm quá nhiều. Nhóm hai chỉ kiếm được 10 thanh và họ đã ăn khoảng 6 thanh. Vì vậy, họ chỉ kiếm hơi nhiều, nhưng không nhiều như nhóm một. Nhóm hai đã đánh giá là bản thân họ hạnh phúc hơn trong mỗi giai đoạn của nghiên cứu so với nhóm một. Có lẽ họ hạnh phúc hơn vì họ được nghe nhiều nhạc hơn trong giai đoạn một và họ cảm thấy mình ít lãng phí kẹo hơn trong giai đoạn hai.

Rõ ràng, kết quả này khác với thế giới thực. Nhưng nó có một số ngụ ý thú vị. Có thể nhiều người trong chúng ta dành quá nhiều thời gian cho công việc chúng ta không thích chỉ để kiếm những món đồ chơi chúng ta chưa bao giờ dùng đến. Có lẽ chúng ta cần tính đến những thứ chúng ta muốn và những việc chúng ta cần làm để có nó thay vì chỉ lo kiếm tiền mà không nghĩ đến chúng ta cần những món đồ đó để làm gì.


Nguồn
Do You Overearn?
Many people spend too much time working and not enough time enjoying.
Published on June 21, 2013 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
PsychologyToday

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top