Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Nguyễn Tuân tìm đến với nhân vật “sông Đà” cũng là thêm một lần nữa tìm về cái đẹp, thêm một lần nữa ghi dấu ấn bản ngã của chính bản thân mình lên những trang văn. Nguyễn Tuân đã khám phá vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của những con người lao động bình thường trong cuộc sống đời thường, qua đó mà bộc lộ tấm lòng trân trọng, yêu mến đối với họ. Có thể nói tác phẩm "Người lái đò sông Đà" là một tác phẩm sâu sắc, chứa đựng nhiều ý nghĩa. Đây là một tác phẩm quan trọng trong chương trình văn 12. Để làm được tốt các đề liên quan đến bài này, việc ghi nhớ những nhận xét về tác giả và tác phẩm là không thể thiếu.
Nhận xét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà
1. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức.Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa. (Vũ Ngọc Phan)
2. "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa"(Nguyễn Ðăng Mạnh)
3. Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời đi tìm kiếm cái thực và cái đẹp. Thực ra, sự thực và cái đẹp của cuộc sống là hai cái đích mà dường như bất kì ngòi bút chân chính nào cũng hướng tới nhưng không dễ chiếm lĩnh và chạm vào được. Nguyễn Tuân cũng trên hành trình tìm kiếm nhưng tác phẩm của ông đã chạm được đến cái đẹp, nhất là cái đẹp truyền thống và cái thực phồn hoa chốn thành thị. Nguyễn Tuân là người thưởng thức cái đẹp với tư cách người có văn hóa, có vốn tri thức, biết giá trị của đối tượng mình chiêm ngưỡng. ( Nguyễn Đình Thi )
4. Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định: "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...”
5. Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim hoàn của chữ"(Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam"(chữ dùng của Vũ Ngọ)
6 …Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).
7.“… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói- “hung bạo và trữ tình…” .( Nguyễn Đăng Mạnh).
8. “… Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”. (Nguyễn Đăng Mạnh).
9. Lật mở từng trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân, không khó để nhận thấy những con người phi thường, những cảm xúc dữ dội, mãnh liệt, những khung cảnh ấn tượng nơi thác ghềnh, rừng thiêng, núi cao, bão, gió - Tất cả được thâu tóm qua lăng kính 'vạn hoa' của nhiều ngành nghệ thuật và diễn tả bằng ngòi bút sắc bén, ngang tàng. Dường như, cá tính không thể trộn lẫn ấy nảy sinh từ cẩn tắc, từ trăn trở khôn nguôi trên hành trình đi tìm cái đẹp của một con người rất mực tài hoa mà cuộc sống trong đời thực cũng rất lạ lùng… ( Trích Bài đăng trên báo giấy Đời sống & Pháp luật số 71)
10. “Và từ ấy đến nay, cho dù đã có biết bao người khác, vẽ và kể chuyện về sông Đà, làm thơ và ca hát với sông Đà thì có lẽ vẫn chưa ai vượt hơn được Nguyễn Tuân trong việc biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật, thành một gợi cảm mênh mông” (Đỗ Kim Hồi).
11. “Qua bài tùy bút, đặc biệt là qua đoạn tả cuộc vượt thác của ông lái đò, Nguyễn Tuân muốn nói với ta rằng: Chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở nơi chiến trường. Nó ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta hằng ngày phải vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo. Và trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu đâu, mà ở ngay những người dân lao động bình thường kia. Cuộc đời ông lái đò vô danh nơi ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời” (Nguyễn Đăng Mạnh).
12. Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng. ( Nhà văn Thạch Lam)
13. "...Đọc "Sông Đà" thấy Tổ quốc ta thật là giàu đẹp. Chỉ nói riêng Than Uyên có nào mỏ xi măng thiên tạo, mỏ thạch anh làm thủy tinh ngũ sắc và đồ sứ, mỏ than mở, mỏ lân tinh, mỏ đồng, mỏ chì...Cảnh Tây Bắc thì tuyệt đẹp, ở đâu tác giả cũng nổi hứng nghệ sĩ muốn cắm ngay giá vẽ mà vẽ. Núi lớp lớp mênh mông như biển, sông trắng xóa như từng súc lụa tung trải rã, những thung lũng lúa chín vàng chóe lên, trên đó mây trắng điểm lơ lửng như thêu nổi ...Nhưng "Sông Đà" không chỉ nói vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đi tìm vẻ đẹp của lòng người. Ông gọi đó là chất vàng mười của tâm hồn con người Tây Bắc. Ông ngược dòng lịch sử tìm chất vàng đó ở những chiến sĩ cách mạng kiên cường đã theo gương bất khuất ở nhà tù Sơn La, ở những cán bộ hoạt động bí mật hồi Tây Bắc bị giặc chiếm đóng, đã vượt qua những thử thách khủng khiếp để gây cơ sở cách mạng, ở những chiến sĩ quân đội, những anh chị em dân công hồn tiến quân vào.
(Nguyễn Đăng Mạnh -‘'Sông Đà" Trích "Nhà văn Tư tưởng và phong cách" NXB Văn học -1983)
Sưu tầm
Nhận xét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà
1. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức.Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa. (Vũ Ngọc Phan)
2. "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa"(Nguyễn Ðăng Mạnh)
3. Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời đi tìm kiếm cái thực và cái đẹp. Thực ra, sự thực và cái đẹp của cuộc sống là hai cái đích mà dường như bất kì ngòi bút chân chính nào cũng hướng tới nhưng không dễ chiếm lĩnh và chạm vào được. Nguyễn Tuân cũng trên hành trình tìm kiếm nhưng tác phẩm của ông đã chạm được đến cái đẹp, nhất là cái đẹp truyền thống và cái thực phồn hoa chốn thành thị. Nguyễn Tuân là người thưởng thức cái đẹp với tư cách người có văn hóa, có vốn tri thức, biết giá trị của đối tượng mình chiêm ngưỡng. ( Nguyễn Đình Thi )
4. Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định: "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...”
5. Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim hoàn của chữ"(Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam"(chữ dùng của Vũ Ngọ)
6 …Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).
7.“… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói- “hung bạo và trữ tình…” .( Nguyễn Đăng Mạnh).
8. “… Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”. (Nguyễn Đăng Mạnh).
9. Lật mở từng trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân, không khó để nhận thấy những con người phi thường, những cảm xúc dữ dội, mãnh liệt, những khung cảnh ấn tượng nơi thác ghềnh, rừng thiêng, núi cao, bão, gió - Tất cả được thâu tóm qua lăng kính 'vạn hoa' của nhiều ngành nghệ thuật và diễn tả bằng ngòi bút sắc bén, ngang tàng. Dường như, cá tính không thể trộn lẫn ấy nảy sinh từ cẩn tắc, từ trăn trở khôn nguôi trên hành trình đi tìm cái đẹp của một con người rất mực tài hoa mà cuộc sống trong đời thực cũng rất lạ lùng… ( Trích Bài đăng trên báo giấy Đời sống & Pháp luật số 71)
10. “Và từ ấy đến nay, cho dù đã có biết bao người khác, vẽ và kể chuyện về sông Đà, làm thơ và ca hát với sông Đà thì có lẽ vẫn chưa ai vượt hơn được Nguyễn Tuân trong việc biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật, thành một gợi cảm mênh mông” (Đỗ Kim Hồi).
11. “Qua bài tùy bút, đặc biệt là qua đoạn tả cuộc vượt thác của ông lái đò, Nguyễn Tuân muốn nói với ta rằng: Chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở nơi chiến trường. Nó ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta hằng ngày phải vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo. Và trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu đâu, mà ở ngay những người dân lao động bình thường kia. Cuộc đời ông lái đò vô danh nơi ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời” (Nguyễn Đăng Mạnh).
12. Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng. ( Nhà văn Thạch Lam)
13. "...Đọc "Sông Đà" thấy Tổ quốc ta thật là giàu đẹp. Chỉ nói riêng Than Uyên có nào mỏ xi măng thiên tạo, mỏ thạch anh làm thủy tinh ngũ sắc và đồ sứ, mỏ than mở, mỏ lân tinh, mỏ đồng, mỏ chì...Cảnh Tây Bắc thì tuyệt đẹp, ở đâu tác giả cũng nổi hứng nghệ sĩ muốn cắm ngay giá vẽ mà vẽ. Núi lớp lớp mênh mông như biển, sông trắng xóa như từng súc lụa tung trải rã, những thung lũng lúa chín vàng chóe lên, trên đó mây trắng điểm lơ lửng như thêu nổi ...Nhưng "Sông Đà" không chỉ nói vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đi tìm vẻ đẹp của lòng người. Ông gọi đó là chất vàng mười của tâm hồn con người Tây Bắc. Ông ngược dòng lịch sử tìm chất vàng đó ở những chiến sĩ cách mạng kiên cường đã theo gương bất khuất ở nhà tù Sơn La, ở những cán bộ hoạt động bí mật hồi Tây Bắc bị giặc chiếm đóng, đã vượt qua những thử thách khủng khiếp để gây cơ sở cách mạng, ở những chiến sĩ quân đội, những anh chị em dân công hồn tiến quân vào.
(Nguyễn Đăng Mạnh -‘'Sông Đà" Trích "Nhà văn Tư tưởng và phong cách" NXB Văn học -1983)
Sưu tầm