Trả lời chủ đề

Cha đẻ của nhạc jazz là… một bệnh nhân tâm thần 


Bệnh lý tâm thần của Charles "Buddy" Bolden có thể là nguồn gốc dẫn tới sự hình thành một thể loại nhạc mới, nhạc jazz. Do không làm chủ được động tác của mình, ông đã biến tấu thể nhạc ragtime của người da đen thành nhạc jazz, rất được ưa chuộng ngày nay.


Đó là kết luận của Giáo sư bác sĩ Sean Spence, Khoa Tâm thần, Đại học Sheffield (Anh), đưa ra tại hội thảo thường niên của Đại học Tâm thần Hoàng gia.




Charles Bolden sống ở đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với tiếng đàn cornet mạnh mẽ. Nhạc của ông mang nặng màu sắc nhạc blue, nhưng gần gũi với thể loại ragtime. Ông đứng đầu một ban nhạc nổi tiếng với những thành công vang dội vào khoảng 1900-1906. Lối chơi nhạc của ông rất được ưa chuộng. Có khi Bolden đã chơi cùng lúc cho 8 ban nhạc.


Nhưng tới năm 1906, sức khỏe tâm thần của ông bắt đầu giảm sút và tới năm 1907, sau khi tấn công mẹ đẻ và mẹ vợ trên đường phố, ông được đưa đến một bệnh viện tâm thần ở ngoại ô New Orleans (Mỹ) và được điều trị tại đó cho tới khi qua đời (24 năm sau). Bolden được chẩn đoán là mắc bệnh sa sút trí tuệ sớm, sau này được gọi là tâm thần phân liệt.


Mặc dù không một băng nhạc nào của Bolden còn được lưu giữ tới ngày nay, ông vẫn được coi là người đã sáng lập nên dòng nhạc jazz. Thể loại nhạc này chính thức được công nhận năm 1917.


Từ ragtime đến nhạc jazz


Theo Giáo sư Spence, nếu không mắc bệnh tâm thần phân liệt, Bolden có thể đã không bao giờ ứng tác. Nếu không có sự thay đổi phong cách này, nhạc ragtime sẽ vẫn cứ là nhạc ragtime chứ không chuyển thành nhạc jazz. Theo giáo sư, căn bệnh tâm thần khiến tay của Bolden trở nên vụng về. Có thể do không điều khiển được các nút bấm trên kèn nên ông phải ứng tác. Bolden cũng không biết đọc nốt nhạc, vì vậy ông vừa chơi vừa ... sáng tác. Giáo sư Spence đi đến kết luận: Nhạc jazz đã xuất hiện từ những cố gắng của một nghệ sĩ bị bệnh tâm thần.



Sưu tầm                                                  


Top