Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
THỂ THAO & GIẢI TRÍ
MUSIC
Nhạc Quốc tế
Nhạc Jazz - Lịch sử và các thời kỳ phát triển
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 20663" data-attributes="member: 6"><p><strong>Các nữ hoàng nhạc Jazz </strong></p><p>bởi Tiểu Phụng Hoàng </p><p><strong>Gần như tất cả dân chơi âm thanh ở Việt Nam (và cả trên thế giới) đều mê jazz, và trong kho CD đồ sộ của rất nhiều người thì các giọng jazz nữ lại chiếm đa số. Thực sự là vậy. Thử dạo một vòng qua các cửa hàng CD quen thuộc của các audiophile mà xem, đập vào mắt bạn sẽ là hằng hà sa số đĩa của rất, rất nhiều giọng ca hàng đầu, từ Ella Fitzgerald hồi thập niên 1930 cho tới các tên tuổi đương đại như Diana Krall, Stacey Kent hay Cassandra Wilson… </strong></p><p><strong></strong></p><p><strong></strong></p><p><strong>Quả thực là trong hơn 80 năm qua, làng nhạc jazz thế giới luôn trong tình trạng dư thừa nữ ca sĩ. Bắt đầu từ thập niên 1920, phái yếu bắt đầu xuất hiện trong các ban nhạc jazz với vẻ duyên dáng và tao nhã của một người hát – chứ không phải một nhạc công. Và tình trạng này chỉ được thay đổi vào thập niên 1990, khi ngày càng nhiều nữ ca sĩ bước lên sân khấu vừa hát vừa tự đệm đàn, như Diana Krall, Patricia Barber, Norah Jones… Trong thế giới nhạc jazz, không nhất thiết phải có một chất giọng thật đặc biệt mới có thể nổi tiếng. Một ca sĩ hát jazz đỉnh cao – nam cũng như nữ - phải là người thể hiện được cảm xúc, sự thăng hoa của mình với âm nhạc, chứ không phải chỉ biết chinh phục người nghe bằng giọng hát thiên phú hay kỹ thuật điêu luyện. </strong></p><p></p><p>Thập niên 1920 - 1940</p><p></p><p>Với người Mỹ nói chung, lịch sử (chưa hoàn thiện) của các nữ ca sĩ hát jazz chỉ cần tóm gọn trong 4 chữ - cũng là 4 cái tên: Bessie, Billie, Ella và Sassy. Bessie Smith, nữ hoàng nhạc blues (Empress of the Blues) gần như độc chiếm cả thập kỷ 1920. Sau khi Mamie Smith “khởi động” nên cơn say mê blues trên toàn nước Mỹ, các nữ ca sĩ – những người trước đó chỉ biết gắn liền với các sân khấu tạp kỹ hay hội chợ bắt đầu đổ xô vào phòng thu. Giữa đám đông hỗn độn đó nổi lên Ma Rainey, Ida Cox và Alberta Hunter, và trên nữa là Bessie Smith. Giọng ca mạnh mẽ đầy ma lực của bà đã làm đảo lộn các phòng thu kể từ năm 1923, trải qua hàng chục năm vẫn còn nguyên sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ người nghe. Toàn bộ tác phẩm của Bessie Smith đã được hãng Columbia tập hợp vào bộ 10 CD, có thể dễ dàng mua được tại website <a href="http://www.amazon.com" target="_blank">www.amazon.com</a></p><p></p><p> <img src="https://www.vnav.net/files/ella_fitzgerald_762653_1_.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p>Kỷ nguyên swing bắt đầu vào giữa thập niên 1930 đã sản sinh ra rất nhiều nữ ca sĩ xuất sắc trôi nổi trên cả hai lãnh địa jazz và pop. Tuy nhiên, ai cũng biết hai cái tên nổi bật nhất khi đó phải là Billie Holiday và Ella Fitzgerald (đều đã được giới thiệu trên TVTD). Billie Holiday có chất giọng rất “mèo hen”, nghe về đêm đôi khi thấy lạnh người, cách phân nhịp của bà hết sức khéo léo, và bà biết cách điều chỉnh giai điệu của ca khúc sao cho phù hợp với âm vực hẹp của mình. Nghe Billie hát, nhiều người đã phải thốt lên, dường như bà đang sống trong các ca khúc của mình. Cuộc đời đầy biến động của Billie khá ngắn ngủi, giai đoạn thành danh của bà kéo dài từ năm 1935 – 1952. Ngược với Billie, Ella Fitzgerald có âm vực rộng đến kinh ngạc, hơn cả nhiều ca sĩ opera, giọng hát lại trẻ trung và giàu sức sống, vì thế, dường như âm nhạc của bà luôn có sự vui nhộn, lạc quan, dù đó là các ca khúc u sầu như Lust Life hay Love For Sale. Thực sự là bà hạnh phúc khi được hát. Chính điều này đã khiến Ella mặc nhiên trở thành Nữ hoàng của ca khúc (The first Lady of songs). Người ta nói về bà đơn giản như sau: chưa nghe Ella hát coi như chưa nghe jazz. Sự nghiệp của Ella kéo dài từ thập niên 1940 – 1990, có thể coi là một mình một cõi, không ai với tới đẳng cấp của bà.</p><p></p><p>Resized to 61% (was 1072 x 904) - Click image to enlarge<img src="https://www.vnav.net/files/HolidayBThelady_1_.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p></p><p>Thập niên 1940 – 2000</p><p></p><p>Những cái tên khác cần được nhắc đến trong kỷ nguyên swing là Anita O’Day, Helen Humes, Lee Wiley, Maxine Sullivan và Peggy Lee. Cho tới cuối kỷ nguyên này, Dinah Washington và Sarah Vaughan xuất hiện và tạo nên những ấn tượng cực kỳ đặc sắc. Từ năm 1945 – 1958, Dinah Washington cho cả thiên hạ thấy bà là một ca sĩ đa năng hoàn hảo: từ jazz, blues, R&B tới pop và nhạc tôn giáo, lĩnh vực nào Dinah cũng gặt hái được thành công. Giọng hát đặc biệt giàu tâm trạng của Dinah giúp cô tiêu thụ được nhiều triệu đĩa (LP), đặc biệt với ca khúc để đời What A Difference A Day Make năm 1959 (ca khúc này đã được rất nhiều ca sĩ cover lại theo các phong cách khác nhau). </p><p></p><p></p><p>Còn Sarah Vaughan (Sassie), kể từ giữa thập niên 1940 cho tới năm 1990, lúc nào bà cũng được xếp vào đội ngũ ca sĩ hát jazz hàng đầu. Sarah được coi là người thấu hiểu dòng bebop nhất (qua các album ghi âm cùng Charlie Parker và Dizzy Gilespie), và bà cũng được coi là bà hoàng của những bản ballad. Nghe Sarah hát những bản ballad như My Funny Valentine hay Lover Man trong một đêm mưa, một người nghe đa sầu đa cảm có thể bật khóc được. Nổi tiếng ngang với Sarah còn phải kể đến Nina Simone – người có chất giọng “khàn như thuốc lào”, người đã làm cả nước Mỹ phát cuồng lên với album Little Girl Blue hồi năm 1959. Không chỉ hát jazz, Nina còn được coi là tên tuổi số 1 của dòng soul (như Aretha Franklin), người đầu tiên hát ca khúc xưa cũ The House of Rising Sun để rồi sau này nó trở thành bất tử qua sự trình tấu của ban The Animals. Nina cũng là người đã hát lại bản Ne me quitte pas và được dân Pháp tán thưởng không kém Jacques Brel – người đầu tiên hát nó. Ne me quitte pas chính là bản If You Go Away, từng được nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam hát với phần lời Việt đẹp như thơ: Người yêu nếu ra đi/Một hôm nắng lên cao/Xin hãy mang đi theo/Cả tia nắng trong veo…</p><p></p><p>Resized to 46% (was 1420 x 1416) - Click image to enlarge<img src="https://www.vnav.net/files/ninaSSONS_1_.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p></p><p>Cùng với Sarah và Nina là những giọng ca hàng đầu khác như Carmen Mc Rae, Stan Kenton, Abbey Lincoln, Astrud Gilberto… Jazz không phát triển được trong hai thập thập niên 1970 – 1980, chỉ có một vài tên tuổi nổi bật là Natalie Cole, Dee Dee Bridgewater (chủ yếu ở Pháp), Banu Gibson… Thể loại âm nhạc này chỉ hồi sinh trong khoảng 8 năm trở lại đây, và hiện đang phải đối mặt với một thách thức lớn. Đó là việc thiếu chất liệu để chuyển thể thành jazz một cách hoàn hảo – thật khó diễn tả được các pop đương đại theo phong cách của jazz. Cassandra Wilson – một tài năng trẻ sau nhiều năm vật lộn với funk đã tìm cho mình hướng đi riêng bằng cách pha trộn các ca khúc country-blues cổ với world music và sau đó hoà chất jazz vào. Hay như Dianne Reeves, cho tới nay chất jazz của cô vẫn trăn trở giữa R&B, pop, world music – dường như cô chưa tìm thấy điểm dừng dù đã cho ra đời các album rất xuất sắc.</p><p></p><p><img src="https://www.vnav.net/files/Sarah_Vaughan_1.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p>Bên ngoài nước Mỹ</p><p></p><p>Cho tới nay, rõ ràng Mỹ không còn là thánh địa của jazz nữa. Từ châu Âu sang châu á, lục địa nào cũng có rất đông các ban nhóm chơi jazz, các ca sĩ hát jazz. Ngày nay, cả nước Mỹ vẫn thích nghe jazz của Diana Krall – con hoàng oanh đến từ Canada và phải thừa nhận cô là một trong những nghệ sĩ jazz đương đại xuất sắc nhất. Mảnh đất láng giềng của quê hương nhạc jazz còn sản sinh ra một Chantal Chamberland rất đáng để tự hào. Stacy Kent – một người New York chính hiệu, da trắng, xinh đẹp, bỏ sang London hát jazz theo phong cách đặc sệt châu Âu và không hề có ý định trở về. Và ngay tại xứ sở sương mù cũng đã có một Carol Kidd thành danh từ nhiều năm qua. </p><p></p><p></p><p>North Sea Jazz hay Ronnie Scott ở London là những địa danh mà bất cứ nghệ sĩ jazz tài danh ở châu Âu nào cũng muốn được lui tới. Một trong những album mà audiophile nào ở nước ta cũng có là The Latin Touch – của Laura Fygi – ca sĩ đến từ Hà Lan. Toàn bộ album của bà có thể tìm mua dễ dàng ở Việt Nam, bên cạnh đó là một DVD đặc biệt ghi hình buổi biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng Hà Lan – thật sự hấp dẫn và độc đáo. Đan Mạch thì có Inger Marie Gundersen, còn nước Pháp thì tự hào với Patricia Barber – luôn hát với phong cách jazz đặc quánh như cafe đen. Nhật Bản là đất nước có người nghe và chơi nhạc jazz đông nhất châu á, và những Emi Fujita hay Lisa Ono từ lâu đã quen thuộc với các audiophile Việt Nam. Nhưng được ưa chuộng hơn nữa lại là Jacintha – một giọng ca tuyệt vời đến từ Singapore. Cô mang đến cho người nghe một thứ jazz tinh tuyền, thuần chất như của những năm 1950 – 1960 với album hàng đầu Here To Ben. Ngoài ra còn có Susan Wong, Jhena Lodwick – nhưng người hát với ít nhiều phong cách jazz pha folk…</p><p></p><p><em></em></p><p><em>Tư liệu sưu tầm.</em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 20663, member: 6"] [B]Các nữ hoàng nhạc Jazz [/B] bởi Tiểu Phụng Hoàng [B]Gần như tất cả dân chơi âm thanh ở Việt Nam (và cả trên thế giới) đều mê jazz, và trong kho CD đồ sộ của rất nhiều người thì các giọng jazz nữ lại chiếm đa số. Thực sự là vậy. Thử dạo một vòng qua các cửa hàng CD quen thuộc của các audiophile mà xem, đập vào mắt bạn sẽ là hằng hà sa số đĩa của rất, rất nhiều giọng ca hàng đầu, từ Ella Fitzgerald hồi thập niên 1930 cho tới các tên tuổi đương đại như Diana Krall, Stacey Kent hay Cassandra Wilson… Quả thực là trong hơn 80 năm qua, làng nhạc jazz thế giới luôn trong tình trạng dư thừa nữ ca sĩ. Bắt đầu từ thập niên 1920, phái yếu bắt đầu xuất hiện trong các ban nhạc jazz với vẻ duyên dáng và tao nhã của một người hát – chứ không phải một nhạc công. Và tình trạng này chỉ được thay đổi vào thập niên 1990, khi ngày càng nhiều nữ ca sĩ bước lên sân khấu vừa hát vừa tự đệm đàn, như Diana Krall, Patricia Barber, Norah Jones… Trong thế giới nhạc jazz, không nhất thiết phải có một chất giọng thật đặc biệt mới có thể nổi tiếng. Một ca sĩ hát jazz đỉnh cao – nam cũng như nữ - phải là người thể hiện được cảm xúc, sự thăng hoa của mình với âm nhạc, chứ không phải chỉ biết chinh phục người nghe bằng giọng hát thiên phú hay kỹ thuật điêu luyện. [/B] Thập niên 1920 - 1940 Với người Mỹ nói chung, lịch sử (chưa hoàn thiện) của các nữ ca sĩ hát jazz chỉ cần tóm gọn trong 4 chữ - cũng là 4 cái tên: Bessie, Billie, Ella và Sassy. Bessie Smith, nữ hoàng nhạc blues (Empress of the Blues) gần như độc chiếm cả thập kỷ 1920. Sau khi Mamie Smith “khởi động” nên cơn say mê blues trên toàn nước Mỹ, các nữ ca sĩ – những người trước đó chỉ biết gắn liền với các sân khấu tạp kỹ hay hội chợ bắt đầu đổ xô vào phòng thu. Giữa đám đông hỗn độn đó nổi lên Ma Rainey, Ida Cox và Alberta Hunter, và trên nữa là Bessie Smith. Giọng ca mạnh mẽ đầy ma lực của bà đã làm đảo lộn các phòng thu kể từ năm 1923, trải qua hàng chục năm vẫn còn nguyên sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ người nghe. Toàn bộ tác phẩm của Bessie Smith đã được hãng Columbia tập hợp vào bộ 10 CD, có thể dễ dàng mua được tại website [url]www.amazon.com[/url] [IMG]https://www.vnav.net/files/ella_fitzgerald_762653_1_.jpg[/IMG] Kỷ nguyên swing bắt đầu vào giữa thập niên 1930 đã sản sinh ra rất nhiều nữ ca sĩ xuất sắc trôi nổi trên cả hai lãnh địa jazz và pop. Tuy nhiên, ai cũng biết hai cái tên nổi bật nhất khi đó phải là Billie Holiday và Ella Fitzgerald (đều đã được giới thiệu trên TVTD). Billie Holiday có chất giọng rất “mèo hen”, nghe về đêm đôi khi thấy lạnh người, cách phân nhịp của bà hết sức khéo léo, và bà biết cách điều chỉnh giai điệu của ca khúc sao cho phù hợp với âm vực hẹp của mình. Nghe Billie hát, nhiều người đã phải thốt lên, dường như bà đang sống trong các ca khúc của mình. Cuộc đời đầy biến động của Billie khá ngắn ngủi, giai đoạn thành danh của bà kéo dài từ năm 1935 – 1952. Ngược với Billie, Ella Fitzgerald có âm vực rộng đến kinh ngạc, hơn cả nhiều ca sĩ opera, giọng hát lại trẻ trung và giàu sức sống, vì thế, dường như âm nhạc của bà luôn có sự vui nhộn, lạc quan, dù đó là các ca khúc u sầu như Lust Life hay Love For Sale. Thực sự là bà hạnh phúc khi được hát. Chính điều này đã khiến Ella mặc nhiên trở thành Nữ hoàng của ca khúc (The first Lady of songs). Người ta nói về bà đơn giản như sau: chưa nghe Ella hát coi như chưa nghe jazz. Sự nghiệp của Ella kéo dài từ thập niên 1940 – 1990, có thể coi là một mình một cõi, không ai với tới đẳng cấp của bà. Resized to 61% (was 1072 x 904) - Click image to enlarge[IMG]https://www.vnav.net/files/HolidayBThelady_1_.jpg[/IMG] Thập niên 1940 – 2000 Những cái tên khác cần được nhắc đến trong kỷ nguyên swing là Anita O’Day, Helen Humes, Lee Wiley, Maxine Sullivan và Peggy Lee. Cho tới cuối kỷ nguyên này, Dinah Washington và Sarah Vaughan xuất hiện và tạo nên những ấn tượng cực kỳ đặc sắc. Từ năm 1945 – 1958, Dinah Washington cho cả thiên hạ thấy bà là một ca sĩ đa năng hoàn hảo: từ jazz, blues, R&B tới pop và nhạc tôn giáo, lĩnh vực nào Dinah cũng gặt hái được thành công. Giọng hát đặc biệt giàu tâm trạng của Dinah giúp cô tiêu thụ được nhiều triệu đĩa (LP), đặc biệt với ca khúc để đời What A Difference A Day Make năm 1959 (ca khúc này đã được rất nhiều ca sĩ cover lại theo các phong cách khác nhau). Còn Sarah Vaughan (Sassie), kể từ giữa thập niên 1940 cho tới năm 1990, lúc nào bà cũng được xếp vào đội ngũ ca sĩ hát jazz hàng đầu. Sarah được coi là người thấu hiểu dòng bebop nhất (qua các album ghi âm cùng Charlie Parker và Dizzy Gilespie), và bà cũng được coi là bà hoàng của những bản ballad. Nghe Sarah hát những bản ballad như My Funny Valentine hay Lover Man trong một đêm mưa, một người nghe đa sầu đa cảm có thể bật khóc được. Nổi tiếng ngang với Sarah còn phải kể đến Nina Simone – người có chất giọng “khàn như thuốc lào”, người đã làm cả nước Mỹ phát cuồng lên với album Little Girl Blue hồi năm 1959. Không chỉ hát jazz, Nina còn được coi là tên tuổi số 1 của dòng soul (như Aretha Franklin), người đầu tiên hát ca khúc xưa cũ The House of Rising Sun để rồi sau này nó trở thành bất tử qua sự trình tấu của ban The Animals. Nina cũng là người đã hát lại bản Ne me quitte pas và được dân Pháp tán thưởng không kém Jacques Brel – người đầu tiên hát nó. Ne me quitte pas chính là bản If You Go Away, từng được nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam hát với phần lời Việt đẹp như thơ: Người yêu nếu ra đi/Một hôm nắng lên cao/Xin hãy mang đi theo/Cả tia nắng trong veo… Resized to 46% (was 1420 x 1416) - Click image to enlarge[IMG]https://www.vnav.net/files/ninaSSONS_1_.jpg[/IMG] Cùng với Sarah và Nina là những giọng ca hàng đầu khác như Carmen Mc Rae, Stan Kenton, Abbey Lincoln, Astrud Gilberto… Jazz không phát triển được trong hai thập thập niên 1970 – 1980, chỉ có một vài tên tuổi nổi bật là Natalie Cole, Dee Dee Bridgewater (chủ yếu ở Pháp), Banu Gibson… Thể loại âm nhạc này chỉ hồi sinh trong khoảng 8 năm trở lại đây, và hiện đang phải đối mặt với một thách thức lớn. Đó là việc thiếu chất liệu để chuyển thể thành jazz một cách hoàn hảo – thật khó diễn tả được các pop đương đại theo phong cách của jazz. Cassandra Wilson – một tài năng trẻ sau nhiều năm vật lộn với funk đã tìm cho mình hướng đi riêng bằng cách pha trộn các ca khúc country-blues cổ với world music và sau đó hoà chất jazz vào. Hay như Dianne Reeves, cho tới nay chất jazz của cô vẫn trăn trở giữa R&B, pop, world music – dường như cô chưa tìm thấy điểm dừng dù đã cho ra đời các album rất xuất sắc. [IMG]https://www.vnav.net/files/Sarah_Vaughan_1.jpg[/IMG] Bên ngoài nước Mỹ Cho tới nay, rõ ràng Mỹ không còn là thánh địa của jazz nữa. Từ châu Âu sang châu á, lục địa nào cũng có rất đông các ban nhóm chơi jazz, các ca sĩ hát jazz. Ngày nay, cả nước Mỹ vẫn thích nghe jazz của Diana Krall – con hoàng oanh đến từ Canada và phải thừa nhận cô là một trong những nghệ sĩ jazz đương đại xuất sắc nhất. Mảnh đất láng giềng của quê hương nhạc jazz còn sản sinh ra một Chantal Chamberland rất đáng để tự hào. Stacy Kent – một người New York chính hiệu, da trắng, xinh đẹp, bỏ sang London hát jazz theo phong cách đặc sệt châu Âu và không hề có ý định trở về. Và ngay tại xứ sở sương mù cũng đã có một Carol Kidd thành danh từ nhiều năm qua. North Sea Jazz hay Ronnie Scott ở London là những địa danh mà bất cứ nghệ sĩ jazz tài danh ở châu Âu nào cũng muốn được lui tới. Một trong những album mà audiophile nào ở nước ta cũng có là The Latin Touch – của Laura Fygi – ca sĩ đến từ Hà Lan. Toàn bộ album của bà có thể tìm mua dễ dàng ở Việt Nam, bên cạnh đó là một DVD đặc biệt ghi hình buổi biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng Hà Lan – thật sự hấp dẫn và độc đáo. Đan Mạch thì có Inger Marie Gundersen, còn nước Pháp thì tự hào với Patricia Barber – luôn hát với phong cách jazz đặc quánh như cafe đen. Nhật Bản là đất nước có người nghe và chơi nhạc jazz đông nhất châu á, và những Emi Fujita hay Lisa Ono từ lâu đã quen thuộc với các audiophile Việt Nam. Nhưng được ưa chuộng hơn nữa lại là Jacintha – một giọng ca tuyệt vời đến từ Singapore. Cô mang đến cho người nghe một thứ jazz tinh tuyền, thuần chất như của những năm 1950 – 1960 với album hàng đầu Here To Ben. Ngoài ra còn có Susan Wong, Jhena Lodwick – nhưng người hát với ít nhiều phong cách jazz pha folk… [I] Tư liệu sưu tầm.[/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
THỂ THAO & GIẢI TRÍ
MUSIC
Nhạc Quốc tế
Nhạc Jazz - Lịch sử và các thời kỳ phát triển
Top