Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Trần Hoàng Thiên Kim (Thực hiện)
Sinh năm 1977, ngoài đời Nguyễn Ngọc Tư là một người điềm đạm và nhẹ nhàng như chính những trang văn của chị. Chị là một nhà văn trẻ lập kỷ lục về sách best- seller năm 2005 với tác phẩm “Cánh đồng bất tận”. Không dừng lại ở đó, năm 2007 “Cánh đồng bất tận” được chuyển ngữ sang tiếng Hàn và đã cùng tác giả chu du sang xứ sở Kim Chi. Cùng với những thành công ban đầu của mình Nguyễn Ngoc Tư đang có những dự định mới cho nghề viết. Chị trò chuyện đầu năm với báo…
- Thưa nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, năm mới sắp đến, chị có thường hay nghĩ ngợi về giờ khắc giao thừa chuyển từ cũ sang mới không?
- Thường là không, tôi mắc… ngủ. Chẳng có gì đáng chờ đợi vào lúc khuya lơ khuya lắc đó, pháo hoa thì tôi không thích, vì nó tốn… tiền. Những thông điệp chúc mừng năm mới thì năm nào cũng gần giống nhau. Ngồi đó để chứng kiến một tuổi mới rợn ngợp qua lòng mình tôi thấy hơi… ghê. Dù việc thức dậy vào sáng mồng Một và thấy mình già đi là một việc không tránh khỏi.
- Năm Đinh Hợi có vẻ đã mang lại cho chị một vài dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp văn chương, với việc mang những“đứa con tinh thần” tây du sang xứ sở của xứ Hàn và bước đầu đã gây được ấn tượng tốt. Theo nhận định của tờ Korea Herald thì việc phát hành cuốn “Cánh đồng bất tận” tại Hàn Quốc qua bản dịch của Ha Jae-hong (NXB Asia Publishers) đánh dấu một bước quan trọng giới thiệu một nhà văn hàng đầu của Việt Nam nổi tiếng về những đề tài gây sốc với một bút pháp độc đáo. Chị nghĩ sao về điều này?
- Họ có nói nhầm về môt nhà văn nào đó không vậy trời? Thứ nhất, tôi không phải ở hàng đầu. Thứ hai tôi cũng không viết những đề tài gây sốc, vụ bút pháp độc đáo tôi cũng hơi… nghi ngờ. Bỗng dưng nhận nhiều hoa quá tôi cũng… ngại, sợ người ta tặng nhầm, rồi mai mốt đòi lại, thì quê.
- Tuy thế nhưng chị tự tin trước đông đảo bạn đọc và văn giới ở xứ Hàn chứ?
- Tôi chỉ tự tin khi có ông… phiên dịch đứng gần. Xin lỗi, tôi nói đùa. Bảo rằng mình tự tin thì thấy hơi ngạo, nhưng quả thật tôi có một chút. Nền văn học Hàn Quốc tôi không tiếp xúc nhiều, tức là mình không… ngợp, tức là mình… điếc nên thấy súng cũng làm ngơ.
- Tác phẩm văn chương đích thực nào cũng có chỗ đứng trong văn đàn, khi viết “Cánh đồng bất tận” có nghĩ rằng, nó sẽ là tấm vé mang chị đi khắp thế giới không?
- Chắc là không. Nếu có thì tôi sẽ viết bằng tiếng Anh (với trình độ vỡ lòng của mình), đã đổi tên nhân vật Nương thành Julia, và bối cảnh sẽ diễn ra ở bang Texas của Hoa Kỳ. Ha ha.
- Có lẽ chị cũng nên thử xem sao? (Cười). Nói vậy thôi, mỗi nhà văn, thật không hạnh phúc nào bằng tác phẩm của mình được bạn đọc đón nhận một cách nồng nhiệt, lại vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, địa lý để tồn tại thì còn gì bằng. Chị có sợ “cái bóng” của “Cánh đồng bất tận” lớn quá khiến chị khó vượt qua chính mình không?
- Tôi chỉ sợ cái bóng của Cánh đồng bất tận quá lớn đến nỗi người đọc sẽ không nhìn thấy tôi. Trên cuộc hành trình của đời mình, tôi tình cờ rẽ vào một con đường nhỏ, tình cờ dựng cái rào, rồi thấy việc trèo qua cái rào do chính mình dựng lên là vô lý, nên tôi bỏ ngang, lại tiếp tục tìm một con đường khác, nhưng bạn đọc thì cứ chờ tôi mãi ở cuối cái đường có rào kia, bạn đọc không quan tâm tôi đã đi tới đâu, đã làm được gì.
- Trong trường hợp này, tốt hơn hết chị tiếp tục quay lại con đường có rào và băng qua nó thôi, bởi vì, có thể chính trời xui đất khiến nên chị mới “ngớ ngẩn” dựng nên một cái rào trên con đường đang phẳng lặng của mình?
- Câu hỏi đặt ra là tại sao tôi lại đi trên con đường mà tôi không thích? Tại sao tôi phải uống café chỉ vì mọi người đang chờ tôi ở quán café ? Tại sao tôi không thể ngồi quán kem để chờ mọi người tới ?
- Còn nhớ hồi mới đăng tải, có lần tôi hỏi chị về “cánh đồng bất tận” chị đã trả lời rằng chị đã “nhón chân hái trái ở một cành quá cao”. Bây giờ bình tâm lại, qua những thăng trầm mà “cánh đồng” của chị đã gặp phải, chị thấy thế nào?
- Vẫn thấy… mỏi những đầu ngón chân. Vẫn thấy xa lạ khi đọc lại những
Sinh năm 1977, ngoài đời Nguyễn Ngọc Tư là một người điềm đạm và nhẹ nhàng như chính những trang văn của chị. Chị là một nhà văn trẻ lập kỷ lục về sách best- seller năm 2005 với tác phẩm “Cánh đồng bất tận”. Không dừng lại ở đó, năm 2007 “Cánh đồng bất tận” được chuyển ngữ sang tiếng Hàn và đã cùng tác giả chu du sang xứ sở Kim Chi. Cùng với những thành công ban đầu của mình Nguyễn Ngoc Tư đang có những dự định mới cho nghề viết. Chị trò chuyện đầu năm với báo…
- Thưa nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, năm mới sắp đến, chị có thường hay nghĩ ngợi về giờ khắc giao thừa chuyển từ cũ sang mới không?
- Thường là không, tôi mắc… ngủ. Chẳng có gì đáng chờ đợi vào lúc khuya lơ khuya lắc đó, pháo hoa thì tôi không thích, vì nó tốn… tiền. Những thông điệp chúc mừng năm mới thì năm nào cũng gần giống nhau. Ngồi đó để chứng kiến một tuổi mới rợn ngợp qua lòng mình tôi thấy hơi… ghê. Dù việc thức dậy vào sáng mồng Một và thấy mình già đi là một việc không tránh khỏi.
- Năm Đinh Hợi có vẻ đã mang lại cho chị một vài dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp văn chương, với việc mang những“đứa con tinh thần” tây du sang xứ sở của xứ Hàn và bước đầu đã gây được ấn tượng tốt. Theo nhận định của tờ Korea Herald thì việc phát hành cuốn “Cánh đồng bất tận” tại Hàn Quốc qua bản dịch của Ha Jae-hong (NXB Asia Publishers) đánh dấu một bước quan trọng giới thiệu một nhà văn hàng đầu của Việt Nam nổi tiếng về những đề tài gây sốc với một bút pháp độc đáo. Chị nghĩ sao về điều này?
- Họ có nói nhầm về môt nhà văn nào đó không vậy trời? Thứ nhất, tôi không phải ở hàng đầu. Thứ hai tôi cũng không viết những đề tài gây sốc, vụ bút pháp độc đáo tôi cũng hơi… nghi ngờ. Bỗng dưng nhận nhiều hoa quá tôi cũng… ngại, sợ người ta tặng nhầm, rồi mai mốt đòi lại, thì quê.
- Tuy thế nhưng chị tự tin trước đông đảo bạn đọc và văn giới ở xứ Hàn chứ?
- Tôi chỉ tự tin khi có ông… phiên dịch đứng gần. Xin lỗi, tôi nói đùa. Bảo rằng mình tự tin thì thấy hơi ngạo, nhưng quả thật tôi có một chút. Nền văn học Hàn Quốc tôi không tiếp xúc nhiều, tức là mình không… ngợp, tức là mình… điếc nên thấy súng cũng làm ngơ.
- Tác phẩm văn chương đích thực nào cũng có chỗ đứng trong văn đàn, khi viết “Cánh đồng bất tận” có nghĩ rằng, nó sẽ là tấm vé mang chị đi khắp thế giới không?
- Chắc là không. Nếu có thì tôi sẽ viết bằng tiếng Anh (với trình độ vỡ lòng của mình), đã đổi tên nhân vật Nương thành Julia, và bối cảnh sẽ diễn ra ở bang Texas của Hoa Kỳ. Ha ha.
- Có lẽ chị cũng nên thử xem sao? (Cười). Nói vậy thôi, mỗi nhà văn, thật không hạnh phúc nào bằng tác phẩm của mình được bạn đọc đón nhận một cách nồng nhiệt, lại vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, địa lý để tồn tại thì còn gì bằng. Chị có sợ “cái bóng” của “Cánh đồng bất tận” lớn quá khiến chị khó vượt qua chính mình không?
- Tôi chỉ sợ cái bóng của Cánh đồng bất tận quá lớn đến nỗi người đọc sẽ không nhìn thấy tôi. Trên cuộc hành trình của đời mình, tôi tình cờ rẽ vào một con đường nhỏ, tình cờ dựng cái rào, rồi thấy việc trèo qua cái rào do chính mình dựng lên là vô lý, nên tôi bỏ ngang, lại tiếp tục tìm một con đường khác, nhưng bạn đọc thì cứ chờ tôi mãi ở cuối cái đường có rào kia, bạn đọc không quan tâm tôi đã đi tới đâu, đã làm được gì.
- Trong trường hợp này, tốt hơn hết chị tiếp tục quay lại con đường có rào và băng qua nó thôi, bởi vì, có thể chính trời xui đất khiến nên chị mới “ngớ ngẩn” dựng nên một cái rào trên con đường đang phẳng lặng của mình?
- Câu hỏi đặt ra là tại sao tôi lại đi trên con đường mà tôi không thích? Tại sao tôi phải uống café chỉ vì mọi người đang chờ tôi ở quán café ? Tại sao tôi không thể ngồi quán kem để chờ mọi người tới ?
- Còn nhớ hồi mới đăng tải, có lần tôi hỏi chị về “cánh đồng bất tận” chị đã trả lời rằng chị đã “nhón chân hái trái ở một cành quá cao”. Bây giờ bình tâm lại, qua những thăng trầm mà “cánh đồng” của chị đã gặp phải, chị thấy thế nào?
- Vẫn thấy… mỏi những đầu ngón chân. Vẫn thấy xa lạ khi đọc lại những