Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Đọc văn Băng Sơn, nhiều người cứ nghĩ chắc ông suốt ngày lê la các quán hàng. Nhưng thật ra hiếm khi ông ngồi thưởng thức món ăn ngon Hà Nội ở những quán cóc cạnh đường. Đơn giản vì ông sợ... bẩn. Có một nhà phê bình nhận xét về ông: Băng Sơn là người viết văn chệch chuẩn, bởi ông viết báo nhưng lại là viết văn trên báo và những chữ ông dùng ít nhà báo dùng, để chuyển tải một thể loại của văn chương là tuỳ bút và đoản văn. Ông là người viết rất nhiều về những món ăn dân dã ở Hà Nội.
Nhận 60 triệu đồng tiền nhuận bút báo Tết?
- Rất ít người biết rằng trước khi là nhà văn viết tuỳ bút nổi tiếng, ông là một nhà thơ. Sự “lấn sân” này có khởi nguồn như thế nào?
- Đúng là rất ít người biết. Trước khi đến với tuỳ bút, tôi đã có 30 năm làm thơ. Đã được in khoảng 500-600 bài thơ trên các báo và in chung được 2 tập thơ. Tuy nhiên, để sống được, tôi phải làm thêm nghề vẽ bưu thiếp thuê ở nhà và kiếm được kha khá tiền. Nhưng có bao nhiêu tiền, tôi đều nướng hết vào sách. Tôi có hàng vạn cuốn sách và đọc rất nhiều. Từ năm 1970 tôi mới bắt đầu viết văn. Và khi lấn sang lĩnh vực này, tôi không làm thơ được nữa, chắc do tư duy của mình khác đi nên diễn tả bằng thơ không được nữa.
Nhà văn Băng Sơn (người đứng) mua quả Phật thủ của một chị bán hàng rong.
-Ông nổi tiếng là nhà văn viết khoẻ và chăm chỉ. Người ta đoán rằng có năm vào dịp Tết, ông thu nhập tới 60 triệu đồng tiền nhuận bút. Thực hư chuyện đó như thế nào?
2 triệu hay 50 nghìn cũng như nhau
- Mức nhuận bút kỷ lục nhất mà ông được nhận là bao nhiêu?
- Cao nhất là 2 triệu/bài, nhưng cũng chỉ là viết cho báo Tết thôi. Còn thấp nhất là 50.000đ/bài. Và tôi cũng không phàn nàn gì về điều đó cả. Đưa bao nhiêu nhận bấy nhiêu thôi.
- Điều đó có đồng nghĩa với việc "tiền nào của ấy”?
- Không có gì khác nhau cả, bởi vì bên dưới bài viết là cái tên “Băng Sơn”. Vì thế, không thể đưa thứ “phế phẩm” ra được, mà làm như thế, bạn đọc cũng mất tín nhiệm đối với mình. Dù nhuận bút nhiều hay ít, báo lớn hay báo nhỏ, tôi đều viết hết khả năng của mình, kể cả những bài tôi ký tên khác.
- Cái đáng nói ở đây là tôi viết có nhiều không và có được độc giả chấp nhận không. Tôi viết không phải vì tiền nhuận bút mà vì lòng mình ứ tràn. Thứ hai là tôi viết vì được nhiều tờ báo ưu ái muốn có tên tôi ở trên tờ báo của họ. Có những báo tôi viết cho số Tết đến giờ vẫn chưa được lĩnh nhuận bút. Chẳng hạn như tờ Văn nghệ của tỉnh Hà Nam, hay tạp chí Thế giới đẹp chẳng hạn, từ tháng 4 đến giờ vẫn chưa trả nhuận bút. Vậy nhưng tôi cũng kệ thôi, bao giờ họ trả thì trả chứ cũng không “đòi” bao giờ, mặc dù cái báo Thế giới đẹp ở ngay phố Nguyễn Du cách nhà tôi không xa là bao. Tôi không bao giờ tổng kết xem mình viết được bao nhiêu tiền cả.
- Ngoài thế mạnh của ông là viết về văn hoá con người, về ẩm thực, có bao giờ ông được đặt viết những vấn đề khác không?
- Có. Thường thì khoảng 90% là tôi nhận lời, còn lại là từ chối vì họ đặt tôi viết những vấn đề không phù hợp với tôi. Như có báo đặt tôi, viết về vấn đề chống tham nhũng thì tôi từ chối, vì nó nằm ngoài khả năng của tôi.
Chưa bao giờ ngủ trước 3h sáng
- Có dạo, cái tên “nhà văn Băng Sơn” như một “đặc sản” trên các tờ báo. Điều đó cho thấy, sức làm việc của ông hẳn rất kinh khủng?
- Đó là khoảng thời gian cách đây chừng 5 năm, khi đó tôi chưa bị bệnh, từ năm 2000-2003 là những năm tôi viết nhiều nhất. Các bài viết của tôi tràn ngập trên các tờ báo, không chỉ có ở Trung ương, Hà Nội, mà còn ở các tờ báo tỉnh như: TP HCM, Huế, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định...Mấy chục năm với nghề viết, trước khi tôi bị bệnh, chưa bao giờ tôi đi ngủ trước 3h sáng cả. Một bài chừng 4 trang A4 đánh máy chữ, tôi viết chừng 3 giờ đồng hồ là xong. Nhưng tuỳ bút là phải viết một mạch, xong mới đứng dậy. Nếu viết chưa xong mà để mai viết tiếp thì coi như bỏ bài đó.
Nhà văn Băng Sơn kể: “Hơn 50 năm nay, vợ chồng tôi chưa bao giờ cãi nhau cả. Lần bà ấy “nặng lời” nhất với tôi là trong lúc cãi nhau, bà ấy xưng “tôi” với chồng. Tôi bảo: “Ơ, em lại xưng “tôi” với anh?”. Thế là cười, hết cả cãi nhau. Mỗi khi bà ấy giận, chỉ cần nghiêm mặt là tôi nhịn ngay và ngược lại, nếu tôi giận thì bà ấy sẽ hiểu ý không nói thêm gì nữa”. Và đến giờ, dù hai ông bà đã gần 80, đã sắp có chắt rồi nhưng đôi bạn già ấy vẫn xưng hô với nhau rất thân mật là “anh- em” như thủa ban đầu.
- Ông viết nhiều như thế thì có bài nào bị trùng không?
- Cũng có. Có thể trùng về đề tài nhưng không trùng ý. Chẳng hạn như viết về bánh chưng. Năm nay viết về màu xanh của nó thì sang năm viết về cảm giác ngồi canh nồi bánh chưng như thế nào. Hay viết về dưa hành. Có năm viết về màu sắc của nó trên mâm cơm như thế nào, có năm viết về dinh dưỡng của nó. Dưa hành không mang lại giá trị dinh dưỡng nhưng nó là chất xúc tác để tiêu hoá được các chất khác. Hay cây xanh Hà Nội thì tôi viết nhiều. Và mỗi lần viết, tôi luôn tìm cách thể hiện mới.
- Dù đã thành “thương hiệu” nhưng có bao giờ bài viết của ông bị trả lại vì không dùng được không?
- Có chứ. Đến như Nguyễn Đình Thi còn có những tác phẩm không được dùng, Xuân Diệu còn có những bài thơ bị chê... huống chi là mình, mình còn thấp hơn nhiều chứ. Có những cái tôi viết gửi vài tờ báo cũng không báo nào in cả. Trước tiên là mình phải trách mình chứ, đâu phải cái gì làm ra cũng dùng được. Nghề viết phải kiên trì suốt một đời. Tôi bắt đầu viết từ năm 17 tuổi và đến giờ đã 77 tuổi tôi vẫn viết. Cũng có nhiều cái không được độc giả nhớ đến. Chắt lọc lại cả một đời viết văn, làm thơ của tôi cũng chỉ đọng lại được vài cái thôi.
Tôi chỉ bằng số lẻ của nhà văn Tô Hoài
- Có một nhà văn nói rằng, nói đến văn chương là phải nói đến tiểu thuyết. Nhưng ông là nhà văn đắm đuối với tuỳ bút, vốn rất ít người viết và cũng rất ít người thành công?
- Khi đến với văn xuôi tôi đã nghĩ, nếu mình làm thơ thì mình phải cạnh tranh với 1 triệu “nhà thơ”. Nếu viết truyện ngắn thì phải cạnh tranh với 5 ngàn người. Nếu viết tiểu thuyết sẽ phải cạnh tranh với 1 ngàn người. Nhưng nếu viết tùy bút thì tôi chỉ phải cạnh tranh với dăm người. Trong đó có nhiều người đã mất rồi như Thạch Lam, Vũ Bằng, Xuân Diệu. Giờ còn có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Hoài, Đỗ Chu để tôi “cạnh tranh” thôi.
- Tôi vui vì sự sắp xếp đó nhưng có lẽ, tôi chưa đến mức được như thế đâu.
- Ông so sánh mình như thế nào với nhà văn Tô Hoài?
- Tô Hoài là nhà văn viết tiểu thuyết và chỉ đến khi về già ông mới viết tuỳ bút. Sự nghiệp văn chương của ông đã có tới 150 đầu sách, còn tôi chỉ có 40 đầu sách, còn chưa bằng số lẻ của ông. Mình không đọ được với ông ấy đâu.
- Nhưng ở riêng lĩnh vực tuỳ bút thì sao?
- Mình cũng không thể bằng ông ấy được, vì vốn sống của ông ấy ghê gớm quá. Và với ngòi bút già dặn một đời văn như ông ấy thì mình không thể đứng cùng được, mà phải lùi xuống một tí.
“Tôi là nhà văn sống bằng nghề viết báo”
- Có thời điểm, ông là một thành viên trong nhóm “Ngũ hổ Hà Nội” về viết nhiều, viết khoẻ?
- Đúng thế, nhưng giờ cũng tan tác hết rồi. Nguyễn Hà, Lữ Giang chết. Lê Bầu thì già yếu rồi. Tạ Hữu Yên thì chuyên viết về Hồ Chủ tịch. Ông Lê Bầu gần đây thì thiên về dịch sách Trung Quốc là nhiều. Chỉ còn một ông già cứ lẽo đẽo viết là tôi thôi.
- Trong giới văn chương thì ông là một trong số ít người sống được bằng nghề viết và cũng có “của ăn của để”.
- Câu ấy vừa đúng vừa không đúng, vì thực ra, là nhà văn nhưng tôi sống chủ yếu bằng nghề viết báo, dù chỉ là dùng báo chí để viết văn. Lương hưu của tôi bây giờ cũng là lương của một nhà báo. Ở Việt Nam không có nhà văn chuyên nghiệp nào có thể sống được bằng nghề viết văn cả. Vì thế, “anh em ruột” của nghề viết văn là viết báo. Một năm giỏi lắm thì tôi in được 2 cuốn sách, mỗi cuốn được chừng 4-5 triệu đồng. Nếu chỉ trông vào đó thì sống sao nổi. Trong khi đó, nếu viết báo, một tháng tôi cũng có được vài triệu. Nhưng thực ra thì tôi vẫn là người nghèo thôi. Gia đình tôi sống rất đơn sơ, giản dị.
Nhà văn Băng Sơn gắn bó và hiểu tường tận về từng con đường, góc phố Hà Nội.
Sợ nhất là bẩn
- Có một giai thoại về đời sống ẩm thực của nhà văn Băng Sơn rằng: ông viết nhiều về ẩm thực nhưng rất ít khi thấy ông ngồi lê la ở các hàng ăn. Các quán ăn vỉa hè thì càng xa lạ với ông. Ông chỉ đến đó để quan sát, tìm hiểu chứ tuyệt nhiên không ngồi đó ăn bao giờ. Nếu ăn ở ngoài thì vợ ông bao giờ cũng xách chiếc cặp lồng đã được tráng nước sôi sạch sẽ và mua về nhà cho ông ấy ăn. Vì ông ấy rất sợ bẩn. Điều đó là có hay không?
- (Cười sảng khoái) Cái đó đúng nhưng không đến mức phải tráng nước sôi như thế đâu. Tôi vốn là người sạch sẽ và rất sợ ăn uống ở ngoài đường. Ăn phở mà thấy đũa ẩm ẩm là tôi không ăn được, nên phải mua về nhà cho yên tâm. Gần 10 năm nay tôi không ăn được mắm tôm, tương, không ăn những đồ tanh như lươn, ếch, thịt chó. Nói cô đừng cười, mỗi khi đi đâu tôi rất sợ phải bắt tay vì tay là nhiều vi trùng nhất, bắt tay nhau thì khác nào truyền vi khuẩn sang nhau. Đến da thịt mà còn như thế huống chi là trong ăn uống lại càng phải cẩn thận hơn chứ. Mỗi khi đi đám ma, đám cưới, tôi rất hạn chế uống nước.
Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Băng Sơn:
Thú ăn chơi người Hà Nội (NXB Văn hoá Thông tin - 1993), Nghìn năm còn lại (NXB Hà Nội - 1996), Nước Việt hồn tôi (NXB Phụ Nữ - 1995), Đường vào Hà Nội (NXB Thanh Niên - 1997)...
Tôi có những ông bạn rất thân nhưng mời tôi đi uống trà, cà phê hay đến đàm đạo chuyện đời, chuyện văn chương thì được, còn chuyện ăn uống thì họ nói: “Mời lão ấy làm gì vì đến lão chỉ ngồi nhìn chứ có ăn đâu”.
- Nhưng nếu không “mục sở thị” thì sao ông có thể viết đúng, viết hay được?
- Vì những cái đó, thời trẻ tôi đã ăn hết rồi, không sợ gì cả. Giờ về già mới cẩn thận như thế thôi. Có lẽ vì thế mà tôi ít khi bệnh tật, chỉ bị bệnh già thôi. Cụ Tô Hoài còn uống được bia, chứ tôi còn không uống được rượu. Có lẽ đó là lối sống sinh hoạt của một người nghèo Hà Nội đã ngấm vào người tôi, nên đến giờ, tôi sống vẫn rất thanh cảnh, nhẹ nhàng.
- Một giai thoại nữa là, có thời điểm ông viết nhiều quá, đến mức không nhớ đã gửi bài cho những báo nào nên đến từng toà soạn để hỏi xem có nhuận bút hay không?
- Cái đó chỉ đúng một nửa thôi. Sau này, tôi ghi chép rất cẩn thận vào trong một cuốn sổ. Mỗi năm một cuốn. Ghi không chỉ để theo dõi mà còn để tránh sự trùng nhau, đã gửi bài này báo này rồi thì không gửi nữa. Trước đây không ghi thì không thể nhớ được. Vì có thời điểm, một năm tôi in đến 500 bài trên tất cả các báo, nếu không ghi thì làm sao mà nhớ được.
- Xin cảm ơn nhà văn Băng Sơn!
Theo : Giadinh
Nhận 60 triệu đồng tiền nhuận bút báo Tết?
- Rất ít người biết rằng trước khi là nhà văn viết tuỳ bút nổi tiếng, ông là một nhà thơ. Sự “lấn sân” này có khởi nguồn như thế nào?
- Đúng là rất ít người biết. Trước khi đến với tuỳ bút, tôi đã có 30 năm làm thơ. Đã được in khoảng 500-600 bài thơ trên các báo và in chung được 2 tập thơ. Tuy nhiên, để sống được, tôi phải làm thêm nghề vẽ bưu thiếp thuê ở nhà và kiếm được kha khá tiền. Nhưng có bao nhiêu tiền, tôi đều nướng hết vào sách. Tôi có hàng vạn cuốn sách và đọc rất nhiều. Từ năm 1970 tôi mới bắt đầu viết văn. Và khi lấn sang lĩnh vực này, tôi không làm thơ được nữa, chắc do tư duy của mình khác đi nên diễn tả bằng thơ không được nữa.
Nhà văn Băng Sơn (người đứng) mua quả Phật thủ của một chị bán hàng rong.
-Ông nổi tiếng là nhà văn viết khoẻ và chăm chỉ. Người ta đoán rằng có năm vào dịp Tết, ông thu nhập tới 60 triệu đồng tiền nhuận bút. Thực hư chuyện đó như thế nào?
2 triệu hay 50 nghìn cũng như nhau
- Mức nhuận bút kỷ lục nhất mà ông được nhận là bao nhiêu?
- Cao nhất là 2 triệu/bài, nhưng cũng chỉ là viết cho báo Tết thôi. Còn thấp nhất là 50.000đ/bài. Và tôi cũng không phàn nàn gì về điều đó cả. Đưa bao nhiêu nhận bấy nhiêu thôi.
- Điều đó có đồng nghĩa với việc "tiền nào của ấy”?
- Không có gì khác nhau cả, bởi vì bên dưới bài viết là cái tên “Băng Sơn”. Vì thế, không thể đưa thứ “phế phẩm” ra được, mà làm như thế, bạn đọc cũng mất tín nhiệm đối với mình. Dù nhuận bút nhiều hay ít, báo lớn hay báo nhỏ, tôi đều viết hết khả năng của mình, kể cả những bài tôi ký tên khác.
- Cái đáng nói ở đây là tôi viết có nhiều không và có được độc giả chấp nhận không. Tôi viết không phải vì tiền nhuận bút mà vì lòng mình ứ tràn. Thứ hai là tôi viết vì được nhiều tờ báo ưu ái muốn có tên tôi ở trên tờ báo của họ. Có những báo tôi viết cho số Tết đến giờ vẫn chưa được lĩnh nhuận bút. Chẳng hạn như tờ Văn nghệ của tỉnh Hà Nam, hay tạp chí Thế giới đẹp chẳng hạn, từ tháng 4 đến giờ vẫn chưa trả nhuận bút. Vậy nhưng tôi cũng kệ thôi, bao giờ họ trả thì trả chứ cũng không “đòi” bao giờ, mặc dù cái báo Thế giới đẹp ở ngay phố Nguyễn Du cách nhà tôi không xa là bao. Tôi không bao giờ tổng kết xem mình viết được bao nhiêu tiền cả.
- Ngoài thế mạnh của ông là viết về văn hoá con người, về ẩm thực, có bao giờ ông được đặt viết những vấn đề khác không?
- Có. Thường thì khoảng 90% là tôi nhận lời, còn lại là từ chối vì họ đặt tôi viết những vấn đề không phù hợp với tôi. Như có báo đặt tôi, viết về vấn đề chống tham nhũng thì tôi từ chối, vì nó nằm ngoài khả năng của tôi.
Chưa bao giờ ngủ trước 3h sáng
- Có dạo, cái tên “nhà văn Băng Sơn” như một “đặc sản” trên các tờ báo. Điều đó cho thấy, sức làm việc của ông hẳn rất kinh khủng?
- Đó là khoảng thời gian cách đây chừng 5 năm, khi đó tôi chưa bị bệnh, từ năm 2000-2003 là những năm tôi viết nhiều nhất. Các bài viết của tôi tràn ngập trên các tờ báo, không chỉ có ở Trung ương, Hà Nội, mà còn ở các tờ báo tỉnh như: TP HCM, Huế, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định...Mấy chục năm với nghề viết, trước khi tôi bị bệnh, chưa bao giờ tôi đi ngủ trước 3h sáng cả. Một bài chừng 4 trang A4 đánh máy chữ, tôi viết chừng 3 giờ đồng hồ là xong. Nhưng tuỳ bút là phải viết một mạch, xong mới đứng dậy. Nếu viết chưa xong mà để mai viết tiếp thì coi như bỏ bài đó.
Gần 80 tuổi vẫn gọi “anh-em”
Đến thăm gia đình ông mới thấy, con người ông như thế nào thì văn chương thế ấy. Ở đó, người ta dễ dàng nhận thấy nếp sinh hoạt của một gia đình Hà Nội gốc, không ồn ào, giữ gìn từng lời ăn tiếng nói song cũng rất cởi mở và thân thiện với mọi người.
Nhà văn Băng Sơn kể: “Hơn 50 năm nay, vợ chồng tôi chưa bao giờ cãi nhau cả. Lần bà ấy “nặng lời” nhất với tôi là trong lúc cãi nhau, bà ấy xưng “tôi” với chồng. Tôi bảo: “Ơ, em lại xưng “tôi” với anh?”. Thế là cười, hết cả cãi nhau. Mỗi khi bà ấy giận, chỉ cần nghiêm mặt là tôi nhịn ngay và ngược lại, nếu tôi giận thì bà ấy sẽ hiểu ý không nói thêm gì nữa”. Và đến giờ, dù hai ông bà đã gần 80, đã sắp có chắt rồi nhưng đôi bạn già ấy vẫn xưng hô với nhau rất thân mật là “anh- em” như thủa ban đầu.
- Ông viết nhiều như thế thì có bài nào bị trùng không?
- Cũng có. Có thể trùng về đề tài nhưng không trùng ý. Chẳng hạn như viết về bánh chưng. Năm nay viết về màu xanh của nó thì sang năm viết về cảm giác ngồi canh nồi bánh chưng như thế nào. Hay viết về dưa hành. Có năm viết về màu sắc của nó trên mâm cơm như thế nào, có năm viết về dinh dưỡng của nó. Dưa hành không mang lại giá trị dinh dưỡng nhưng nó là chất xúc tác để tiêu hoá được các chất khác. Hay cây xanh Hà Nội thì tôi viết nhiều. Và mỗi lần viết, tôi luôn tìm cách thể hiện mới.
- Dù đã thành “thương hiệu” nhưng có bao giờ bài viết của ông bị trả lại vì không dùng được không?
- Có chứ. Đến như Nguyễn Đình Thi còn có những tác phẩm không được dùng, Xuân Diệu còn có những bài thơ bị chê... huống chi là mình, mình còn thấp hơn nhiều chứ. Có những cái tôi viết gửi vài tờ báo cũng không báo nào in cả. Trước tiên là mình phải trách mình chứ, đâu phải cái gì làm ra cũng dùng được. Nghề viết phải kiên trì suốt một đời. Tôi bắt đầu viết từ năm 17 tuổi và đến giờ đã 77 tuổi tôi vẫn viết. Cũng có nhiều cái không được độc giả nhớ đến. Chắt lọc lại cả một đời viết văn, làm thơ của tôi cũng chỉ đọng lại được vài cái thôi.
Tôi chỉ bằng số lẻ của nhà văn Tô Hoài
- Có một nhà văn nói rằng, nói đến văn chương là phải nói đến tiểu thuyết. Nhưng ông là nhà văn đắm đuối với tuỳ bút, vốn rất ít người viết và cũng rất ít người thành công?
- Khi đến với văn xuôi tôi đã nghĩ, nếu mình làm thơ thì mình phải cạnh tranh với 1 triệu “nhà thơ”. Nếu viết truyện ngắn thì phải cạnh tranh với 5 ngàn người. Nếu viết tiểu thuyết sẽ phải cạnh tranh với 1 ngàn người. Nhưng nếu viết tùy bút thì tôi chỉ phải cạnh tranh với dăm người. Trong đó có nhiều người đã mất rồi như Thạch Lam, Vũ Bằng, Xuân Diệu. Giờ còn có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Hoài, Đỗ Chu để tôi “cạnh tranh” thôi.
Vợ chồng nhà văn Băng Sơn.
- Trong cuốn sách “Những áng văn ẩm thực”, không biết là ngẫu nhiên hay cố ý mà người ta xếp các tên lần lượt là: Thạch Lam, Xuân Diệu, Vũ Bằng, Tô Hoài và cuối cùng là Băng Sơn. Nếu hiểu theo nghĩa “xếp hạng” thì nhà văn Băng Sơn đứng thứ 5 trong số những “cây đa cây đề” viết về ẩm thực Việt Nam?
- Tôi vui vì sự sắp xếp đó nhưng có lẽ, tôi chưa đến mức được như thế đâu.
- Ông so sánh mình như thế nào với nhà văn Tô Hoài?
- Tô Hoài là nhà văn viết tiểu thuyết và chỉ đến khi về già ông mới viết tuỳ bút. Sự nghiệp văn chương của ông đã có tới 150 đầu sách, còn tôi chỉ có 40 đầu sách, còn chưa bằng số lẻ của ông. Mình không đọ được với ông ấy đâu.
- Nhưng ở riêng lĩnh vực tuỳ bút thì sao?
- Mình cũng không thể bằng ông ấy được, vì vốn sống của ông ấy ghê gớm quá. Và với ngòi bút già dặn một đời văn như ông ấy thì mình không thể đứng cùng được, mà phải lùi xuống một tí.
“Tôi là nhà văn sống bằng nghề viết báo”
- Có thời điểm, ông là một thành viên trong nhóm “Ngũ hổ Hà Nội” về viết nhiều, viết khoẻ?
- Đúng thế, nhưng giờ cũng tan tác hết rồi. Nguyễn Hà, Lữ Giang chết. Lê Bầu thì già yếu rồi. Tạ Hữu Yên thì chuyên viết về Hồ Chủ tịch. Ông Lê Bầu gần đây thì thiên về dịch sách Trung Quốc là nhiều. Chỉ còn một ông già cứ lẽo đẽo viết là tôi thôi.
- Trong giới văn chương thì ông là một trong số ít người sống được bằng nghề viết và cũng có “của ăn của để”.
- Câu ấy vừa đúng vừa không đúng, vì thực ra, là nhà văn nhưng tôi sống chủ yếu bằng nghề viết báo, dù chỉ là dùng báo chí để viết văn. Lương hưu của tôi bây giờ cũng là lương của một nhà báo. Ở Việt Nam không có nhà văn chuyên nghiệp nào có thể sống được bằng nghề viết văn cả. Vì thế, “anh em ruột” của nghề viết văn là viết báo. Một năm giỏi lắm thì tôi in được 2 cuốn sách, mỗi cuốn được chừng 4-5 triệu đồng. Nếu chỉ trông vào đó thì sống sao nổi. Trong khi đó, nếu viết báo, một tháng tôi cũng có được vài triệu. Nhưng thực ra thì tôi vẫn là người nghèo thôi. Gia đình tôi sống rất đơn sơ, giản dị.
Nhà văn Băng Sơn gắn bó và hiểu tường tận về từng con đường, góc phố Hà Nội.
Sợ nhất là bẩn
- Có một giai thoại về đời sống ẩm thực của nhà văn Băng Sơn rằng: ông viết nhiều về ẩm thực nhưng rất ít khi thấy ông ngồi lê la ở các hàng ăn. Các quán ăn vỉa hè thì càng xa lạ với ông. Ông chỉ đến đó để quan sát, tìm hiểu chứ tuyệt nhiên không ngồi đó ăn bao giờ. Nếu ăn ở ngoài thì vợ ông bao giờ cũng xách chiếc cặp lồng đã được tráng nước sôi sạch sẽ và mua về nhà cho ông ấy ăn. Vì ông ấy rất sợ bẩn. Điều đó là có hay không?
- (Cười sảng khoái) Cái đó đúng nhưng không đến mức phải tráng nước sôi như thế đâu. Tôi vốn là người sạch sẽ và rất sợ ăn uống ở ngoài đường. Ăn phở mà thấy đũa ẩm ẩm là tôi không ăn được, nên phải mua về nhà cho yên tâm. Gần 10 năm nay tôi không ăn được mắm tôm, tương, không ăn những đồ tanh như lươn, ếch, thịt chó. Nói cô đừng cười, mỗi khi đi đâu tôi rất sợ phải bắt tay vì tay là nhiều vi trùng nhất, bắt tay nhau thì khác nào truyền vi khuẩn sang nhau. Đến da thịt mà còn như thế huống chi là trong ăn uống lại càng phải cẩn thận hơn chứ. Mỗi khi đi đám ma, đám cưới, tôi rất hạn chế uống nước.
Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Băng Sơn:
Thú ăn chơi người Hà Nội (NXB Văn hoá Thông tin - 1993), Nghìn năm còn lại (NXB Hà Nội - 1996), Nước Việt hồn tôi (NXB Phụ Nữ - 1995), Đường vào Hà Nội (NXB Thanh Niên - 1997)...
Tôi có những ông bạn rất thân nhưng mời tôi đi uống trà, cà phê hay đến đàm đạo chuyện đời, chuyện văn chương thì được, còn chuyện ăn uống thì họ nói: “Mời lão ấy làm gì vì đến lão chỉ ngồi nhìn chứ có ăn đâu”.
- Nhưng nếu không “mục sở thị” thì sao ông có thể viết đúng, viết hay được?
- Vì những cái đó, thời trẻ tôi đã ăn hết rồi, không sợ gì cả. Giờ về già mới cẩn thận như thế thôi. Có lẽ vì thế mà tôi ít khi bệnh tật, chỉ bị bệnh già thôi. Cụ Tô Hoài còn uống được bia, chứ tôi còn không uống được rượu. Có lẽ đó là lối sống sinh hoạt của một người nghèo Hà Nội đã ngấm vào người tôi, nên đến giờ, tôi sống vẫn rất thanh cảnh, nhẹ nhàng.
- Một giai thoại nữa là, có thời điểm ông viết nhiều quá, đến mức không nhớ đã gửi bài cho những báo nào nên đến từng toà soạn để hỏi xem có nhuận bút hay không?
- Cái đó chỉ đúng một nửa thôi. Sau này, tôi ghi chép rất cẩn thận vào trong một cuốn sổ. Mỗi năm một cuốn. Ghi không chỉ để theo dõi mà còn để tránh sự trùng nhau, đã gửi bài này báo này rồi thì không gửi nữa. Trước đây không ghi thì không thể nhớ được. Vì có thời điểm, một năm tôi in đến 500 bài trên tất cả các báo, nếu không ghi thì làm sao mà nhớ được.
- Xin cảm ơn nhà văn Băng Sơn!
Theo : Giadinh