• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Nhà thơ Đỗ Phủ

Bút Nghiên

Smod Trùm ^^
ĐỖ PHỦ


HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ THƠ ĐỖ PHỦ

- Cuộc đời:

+ Tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam.

+ Lúc thiếu thời, ông từng ngao du các vùng Sơn Tây, Giang Tô, Chiết Giang, Hà Bắc, …

+ Năm 24 tuổi, ông đến kinh thành Lạc Dương thi tiến sĩ nhưng không đỗ.

+ Năm 35 tuổi, lên kinh đô Tràng An nhưng gặp lúc Lí Lâm Phủ (vừa là tôn thất vừa là gian thần) bài xích kẻ sĩ, ông buồn bực vì bất đắc chí.

-> con đường làm quan không được vừa lòng, đời sống loạn li đói khổ.

- Hoàn cảnh sống:

+ Xuất thân trong một gia đình truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời.

+ Sống trong thời kì nhà Đường từ hưng thịnh chuyển sang suy vi.

-> thấu hiểu được nỗi khổ của nhân dân, sự bất hạnh của đất nước.

- Thơ ông phản ánh trung thực và đầy đủ các mặt của đời sống xã hội.

- Phong cách trầm uất sâu lắng, là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc.

Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Cùng với Lý Bạch, ông thường được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động.

Trước khi trở nên nổi tiếng, những tác phẩm của ông bị ảnh hưởng nhiều từ cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông cho phép ông trở thành một "Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo hay Baudelaire của Trung Quốc".

Theo truyền thống, phê bình văn học Trung Quốc nhấn mạnh trên sự hiểu biết kỹ lưỡng về cuộc sống của tác giả khi xem xét tác phẩm. Điều này càng trở nên quan trọng trong trường hợp tác giả như Đỗ Phủ, bởi vì trong các tác phẩm thơ của ông, đạo đức và lịch sử chiếm một phần quan trọng. Một lý do khác là thơ Trung Quốc thường có đặc thù ở tích súc tích lớn, thường bỏ qua một số chi tiết, nhưng đối với một trí thức đương thời, nó lại không quá khó hiểu. Vì thế để hiểu thơ Đỗ Phủ, cần phải có một hiểu biết về thời đại, địa điểm và hoàn cảnh phát sinh của nó. Do vậy, một số chi tiết cuộc đời Đỗ Phủ sẽ được liệt kê ở dưới đây.
Đa phần những gì chúng ta hiện biết về cuộc đời Đỗ Phủ là thông qua các bài thơ của ông.

Giống như nhiều nhà thơ Trung Quốc khác, Đỗ Phủ xuất thân từ một gia đình quý tộc (tự cho là dòng dõi vua Nghiêu) đã sa sút. Ông sinh năm 712: không biết rõ nơi sinh của ông, trừ chi tiết nó ở gần Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (huyện Củng cũng có thể là nơi sinh của ông). Sau này ông tự coi mình là người kinh đô Trường An.

Mẹ Đỗ Phủ mất một thời gian ngắn sau khi sinh ông, và ông đã được thím nuôi một thời gian. Người anh trai của ông mất sớm. Ông cũng có ba em trai và một em gái khác mẹ, họ thường được nhắc tới trong các bài thơ của ông, dù ông không bao giờ đề cập tới mẹ kế.

Vì là con trai của một học giả-quan lại bậc thấp, thời trẻ ông được tiếp thu nền giáo dục đúng theo tiêu chuẩn thời đó để có thể trở thành một quan lại dân sự sau này: học thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca. Sau này ông cho rằng mình đã sáng tác một số bài thơ hay ngay từ khi tuổi còn trẻ, nhưng không lưu giữ lại.
Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô/Triết Giang; những bài thơ đầu tiên của ông, miêu tả một cuộc thi thơ, được cho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ này, khoảng năm 735.

Cùng năm ấy ông đi tới Trường An để dự thi nhưng bất ngờ bị đánh hỏng, việc này đã gây ra chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau. Có lẽ ông đã trượt bởi vì cách hành văn thời ấy quá rắc rối và tối nghĩa, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng ông trượt vì đã không tìm kiếm được các mối quan hệ ở kinh đô. Sau kì thi này ông tiếp tục đi du lịch quanh vùng Sơn Đông và Hà Bắc.

Cha ông mất khoảng năm 740. Theo cấp bậc của cha, Đỗ Phủ có thể được phép nhận một chức quan dân sự, nhưng ông đã dành ưu đãi này cho một người em khác mẹ. Bốn năm sau đó ông sống ở vùng Lạc Dương, thực hiện các bổn phận gia đình.

Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa năm 745.

Năm 746 Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan. Ông tham gia vào cuộc thi năm sau đó, nhưng tất cả thí sinh đều bị vị tể tướng đánh trượt (để chứng tỏ mình đã sáng suốt sử dụng hết người tài và ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào). Từ đó ông không bao giờ đi thi nữa, chỉ thỉnh cầu trực tiếp hoàng đế năm 751, 754 và có lẽ cả năm 755.

Cuối cùng, vào năm 755 ông được chỉ định làm quan coi kho vũ khí. Dù đây chỉ là một chức nhỏ, ít nhất trong thời bình nó cũng là một bước khởi đầu cho hoạn lộ của ông. Tuy nhiên, trước khi ông có thể nhậm chức, một loạt các sự kiện xảy ra đã khiến nó không bao giờ còn được thực hiện.

Loạn An Lộc Sơn xảy ra vào tháng 12, 755 và chỉ tan rã hoàn toàn sau tám năm. Nó tàn phá xã hội Trung Quốc: năm 754 nước này có 52.9 triệu người, nhưng tới năm 764 chỉ còn lại 16.9 triệu, số còn lại đã bị giết hoặc bị dời đi. Trong thời gian này, Đỗ Phủ trải qua một cuộc sống trôi nổi, không thể định cư lâu dài ở đâu vì chiến tranh, cũng như nạn đói và sự bạc đãi của triều đình. Tuy nhiên, thời gian không hạnh phúc này khiến Đỗ Phủ trở thành một nhà thơ đồng cảm với những đau khổ, bất hạnh của người dân thường. Thực tế xung quanh, cuộc sống của gia đình ông, những người hàng xóm, những người qua đường– những điều ông nghe thấy và những gì ông hy vọng hay sợ hãi về tương lai– đã trở thành chủ đề chính trong những sáng tác của ông.

Năm 756 Huyền Tông buộc phải thoái vị, bỏ kinh đô tháo chạy. Đỗ Phủ, khi ấy đã rời kinh đô, đưa gia đình tới nơi lánh nạn và tìm đường đi theo triều đình mới của Túc Tông, nhưng trên đường đi ông bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An. Vào mùa thu, con trai út của ông ra đời. Mọi người cho rằng trong khoảng thời gian này Đỗ Phủ đã bị bệnh sốt rét.
Năm sau ông bỏ trốn khỏi Trường An, và được cho giữ chức Tả thập di trong triều đình mới tháng 5 năm 757. Chức vụ này khiến ông có cơ hội gặp gỡ Hoàng đế, nhưng chỉ mang tính nghi lễ. Đỗ Phủ nhanh chóng gặp rắc rối khi ông lợi dụng cơ hội này để dâng thư can gián việc loại bỏ Phòng Quán người bạn và là người bảo trợ của ông chỉ vì một lỗi nhỏ .

Sau đó tới lượt chính ông bị giam nhưng tới tháng 6 được thả ra. Tháng 9 năm ấy ông được cho phép về gặp gia đình, nhưng nhanh chóng quay lại triều ngày 8 tháng 12, 757. Ông cùng triều đình quay lại Trường An sau khi quân triều đình tái chiếm nó. Tuy nhiên, những lời can gián của ông không hợp với hoàng đế và vào mùa hè năm 758 ông bị giáng cấp làm Tư công tham quân ở Hoa Châu. Chức vụ này làm ông chán ngán.

Mùa hè năm 759 ông lại ra đi; lý do của lần này thường được cho là vì nạn đói nhưng cũng có ý cho rằng ông ra đi vì vỡ mộng. Năm sau đó ông sống sáu tuần tại Tần Châu (hiện nay là Thiên Thuỷ, tỉnh Cam Túc), ở đây ông đã sáng tác sáu mươi bài thơ.

Năm 760 ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sẽ sống trong năm năm tiếp theo. Tới mùa thu năm đó ông rơi vào cảnh túng quẫn phải gửi thơ tới những người quen biết để cầu xin giúp đỡ. Ông được Nghiêm Vũ, một người bạn và là đồng môn đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Dù vậy đây vẫn là một trong những giai đoạn thanh bình và hạnh phúc nhất của ông, và nhiều bài thơ sáng tác trong thời kỳ này miêu tả lại cuộc sống thanh bình trong "thảo đường" ở đó. Năm 762 ông rời thành phố này để tránh một cuộc bạo loạn, chỉ quay lại vào mùa hè năm 764 và được chỉ định làm Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang, tham gia vào chiến dịch chống lại người Tây tạng.

Quân đội triều đình tái chiếm Lạc Dương, nơi sinh Đỗ Phủ, vào mùa đông năm 762, và vào mùa xuân năm 765 Đỗ Phủ cùng gia đình đi thuyền xuôi sông Dương Tử, với ý định quay về Lạc Dương. Chuyến đi rất chậm, vì tình trạng sức khỏe kém của ông (lúc ấy ông mắc thêm bệnh mắt, điếc và nói chung đã ở tuổi già lại thêm những lo lắng phiền não). Họ dừng lại ở Quỳ Châu (hiện nay là Bạch Đế, Trùng Khánh) trong hai năm cho tới tận cuối mùa đông năm 766. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ cuối cùng của thơ Đỗ Phủ, và cũng chính ở đây ông đã sáng tác 437 bài thơ đa phần là thơ luật. Mùa thu năm 766 Bo Maolin trở thành tổng trấn trong vùng: ông giúp đỡ tài chính và trao cho Đỗ Phủ một chức quan thư ký không chính thức.

Ông lập gia đình từ khoảng năm 752, và tới năm 757 họ đã có năm con (ba trai hai gái) nhưng một cậu con trai ông đã chết khi còn thơ ấu năm 755.

Từ năm 754 ông bắt đầu bị bệnh phổi (có lẽ là hen suyễn). Tháng 3 năm 768 ông lại bắt đầu chuyến hành trình tới tỉnh Hồ Nam. Ông mất tại Đàm Châu (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59, trên một chiếc thuyền rách nát… Vợ và hai con trai ông vẫn ở tại đó thêm ít nhất hai năm nữa. Cuối cùng dòng dõi còn được biết của ông là một cháu trai, người đã đề nghị Nguyên Chẩn viết bài minh trên mộ ông vào năm 813.

Giới phê bình văn học chú trọng tới tính sử, đạo đức và kỹ thuật sáng tác điêu luyện của ông.

Từ thời nhà Tống thơ Đỗ Phủ đã được gọi là "thi sử" .Vấn đề lịch sử được đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như người dân thường Trung Quốc.
Những phản ánh chính trị của Đỗ Phủ dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên tính toán. Ông ước ao mọi người bớt ích kỷ và làm tròn bổn phận của mình. Tuy nhiên, do người ta không thể không đồng ý với các quan điểm của ông nên các sự thật được biểu đạt đầy sức thuyết phục trong thơ ông đã khiến ông trở thành một nhân vật trung tâm trong thi sử Trung Quốc.

Một danh hiệu thứ hai mà các nhà phê bình Trung Quốc đặt cho Đỗ Phủ là "thi thánh" , ngang hàng với Khổng Tử, vị thánh về triết học. Trong một bài thơ ở thời kỳ đầu tiên của ông, Binh xa hành (khoảng năm 750), đã nói lên nỗi thống khổ của một người bị bắt đi lính trong quân đội triều đình, thậm chí trước khi xảy ra loạn An Lộc Sơn; bài thơ này nói lên sự xung đột giữa việc chấp nhận và hoàn thành nghĩa vụ, và sự ý thức rõ ràng về những đau khổ có thể nảy sinh. Chủ đề này liên tiếp được nhấn mạnh trong những bài thơ về cuộc đời của dân chúng và binh sĩ mà Đỗ Phủ sáng tác trong cả cuộc đời mình.

Tuy việc Đỗ Phủ hay nhắc đến sự thống khổ của riêng mình có thể đem lại một ấn tượng về chủ nghĩa duy ngã. Nhưng thực tế hình ảnh ông trong đó luôn được quan sát dưới góc độ khách quan và hầu như chỉ được đưa ra sau chót để tự cảm thán. Vì thế, ông khiến bức tranh xã hội trong thơ mang tính khái quát cao hơn khi so sánh nó với một cá nhân tầm thường là chính mình.

Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác chỉ là một phần trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tác nhiều bài về những chủ đề mà trước đó bị coi là không thích hợp để thể hiện trong thơ. Zhang Jie đã viết rằng đối với Đỗ Phủ, "mọi thứ trên thế giới này đều là thơ" (Chou p. 67), các chủ đề trong thơ ông rất bao quát, như cuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đề khác.
Trước tác của Đỗ Phủ đặc biệt nổi tiếng nhất vì tầm vóc của nó. Các nhà phê bình Trung Quốc thường dùng từ Tập đại thành , theo lời ca ngợi của Mạnh Tử dành cho Khổng Tử. Yuan Zhen là người đầu tiên lưu ý tới mức độ to lớn của các tác phẩm của Đỗ Phủ, năm 813 ông đã viết, (Đỗ Phủ) "đã thống nhất trong tác phẩm của mình những nét tiêu biểu mà người trước mới chỉ đề cập riêng lẻ". Ông là nhà thơ tài nghệ trong mọi phong cách thơ Trung Quốc. Ở bất cứ hình thức nào ông đều mang lại những tiến bộ vượt bậc hay đóng góp những ví dụ mẫu mực. Hơn nữa, thơ ông có phạm vi sử dụng từ vựng rộng lớn, từ cách nói trực tiếp và thông tục cho đến cách nói bóng và ngôn ngữ văn chương. Nội dung chính trong thơ đã thay đổi khi ông phát triển phong cách của mình để thích hợp với hoàn cảnh xung quanh. Những bài thơ đầu tiên theo phong cách trang nhã nhưng về sau này khi trải qua những cơ cực của chiến tranh thơ ông đã trở lại với phong cách đích thực của mình. Những bài thơ sáng tác trong giai đoạn ở Tần Châu đơn giản đến tàn nhẫn, phản ánh quang cảnh hoang tàn. Những bài thơ giai đoạn ở Thành Đô nhẹ nhàng và đẹp đẽ, trong khi ở cuối giai đoạn Quỳ Châu đậm chi tiết và có tính dự báo.

Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này. Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.
Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số ít tác giả đương thời có nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số tác phẩm của Đỗ Phủ. Hàn Vũ đã viết bài bênh vực mỹ học trong thơ Đỗ Phủ và Lý Bạch trước những lời chỉ trích nhằm vào họ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Wei Zhuang đã cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.

Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm. Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện, theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy, sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình. Ảnh hưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đối lập: phe bảo thủ chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự sẵn có, còn phe cải cách nắm lấy mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo. Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, sự trung thành với quốc gia và những quan tâm của ông tới người nghèo đã được giải thích sự phôi thai của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và ông được tán dương vì ông đã sử dụng ngôn ngữ giản dị "của nhân dân".

Sự nổi tiếng của Đỗ Phủ lớn tới mức có thể đo được, như trường hợp của Shakespeare ở Anh. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể không bị ảnh hưởng từ ông. Không bao giờ có một Đỗ Phủ thứ hai, các nhà thơ sau này tiếp nối truyền thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông. Mối quan tâm của Bạch Cư Dị tới dân nghèo, lòng yêu nước của Lục Du, các phản ánh cuộc sống hàng ngày của Mai Nghiêu Thần là một vài ví dụ.

( Theo BKTT mở )
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

liti

New member
Đỗ Phủ

ĐỖ PHỦ
454px-Dufu.jpg



Đỗ Phủ
(712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.

Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động.

Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với "Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo hay Baudelaire. (Hung p. 1)

Cuộc đời


Theo truyền thống, phê bình văn học Trung Quốc nhấn mạnh trên sự hiểu biết kỹ lưỡng về cuộc sống của tác giả khi xem xét tác phẩm. Điều này càng trở nên quan trọng trong trường hợp tác giả như Đỗ Phủ, bởi vì trong các tác phẩm thơ của ông, đạo đức và lịch sử chiếm một phần quan trọng. Một lý do khác là thơ Trung Quốc thường có đặc thù ở tích súc tích lớn, thường bỏ qua một số chi tiết, nhưng đối với một trí thức đương thời, nó lại không quá khó hiểu. Vì thế để hiểu thơ Đỗ Phủ, cần phải có một hiểu biết về thời đại, địa điểm và hoàn cảnh phát sinh của nó. Do vậy, một số chi tiết cuộc đời Đỗ Phủ sẽ được liệt kê ở dưới đây.

Những năm đầu tiên

Đa phần những gì chúng ta hiện biết về cuộc đời Đỗ Phủ là thông qua các bài thơ của ông.

Giống như nhiều nhà thơ Trung Quốc khác, Đỗ Phủ xuất thân từ một gia đình quý tộc (tự cho là dòng dõi vua Nghiêu) đã sa sút. Ông sinh năm 712: không biết rõ nơi sinh của ông, trừ chi tiết nó ở gần Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (huyện Củng cũng có thể là nơi sinh của ông). Sau này ông tự coi mình là người kinh đô Trường An.
Trung Quốc thời Đỗ Phủ

250px-Dufuschina.jpg


Mẹ Đỗ Phủ mất một thời gian ngắn sau khi sinh ông, và ông đã được thím nuôi một thời gian. Người anh trai của ông mất sớm. Ông cũng có ba em trai và một em gái khác mẹ, họ thường được nhắc tới trong các bài thơ của ông, dù ông không bao giờ đề cập tới mẹ kế.

Vì là con trai của một học giả-quan lại bậc thấp, thời trẻ ông được tiếp thu nền giáo dục đúng theo tiêu chuẩn thời đó để có thể trở thành một quan lại dân sự sau này: học thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca. Sau này ông cho rằng mình đã sáng tác một số bài thơ hay ngay từ khi tuổi còn trẻ, nhưng không lưu giữ lại.

Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô/Triết Giang; những bài thơ đầu tiên của ông, miêu tả một cuộc thi thơ, được cho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ này, khoảng năm 735.

Cùng năm ấy ông đi tới Trường An để dự thi nhưng bất ngờ bị đánh hỏng, việc này đã gây ra chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau. Có lẽ ông đã trượt bởi vì cách hành văn thời ấy quá rắc rối và tối nghĩa, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng ông trượt vì đã không tìm kiếm được các mối quan hệ ở kinh đô. Sau kì thi này ông tiếp tục đi du lịch quanh vùng Sơn Đông và Hà Bắc.

Cha ông mất khoảng năm 740. Theo cấp bậc của cha, Đỗ Phủ có thể được phép nhận một chức quan dân sự, nhưng ông đã dành ưu đãi này cho một người em khác mẹ. Bốn năm sau đó ông sống ở vùng Lạc Dương, thực hiện các bổn phận gia đình.

Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa năm 745.

Năm 746 Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan. Ông tham gia vào cuộc thi năm sau đó, nhưng tất cả thí sinh đều bị vị tể tướng đánh trượt (để chứng tỏ mình đã sáng suốt sử dụng hết người tài và ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào). Từ đó ông không bao giờ đi thi nữa, chỉ thỉnh cầu trực tiếp hoàng đế năm 751, 754 và có lẽ cả năm 755.

Cuối cùng, vào năm 755 ông được chỉ định làm quan coi kho vũ khí. Dù đây chỉ là một chức nhỏ, ít nhất trong thời bình nó cũng là một buớc khởi đầu cho hoạn lộ của ông. Tuy nhiên, trước khi ông có thể nhậm chức, một loạt các sự kiện xảy ra đã khiến nó không bao giờ còn được thực hiện.
Chiến tranh

Loạn An Lộc Sơn xảy ra vào tháng 12, 755 và chỉ tan rã hoàn toàn sau tám năm. Nó tàn phá xã hội Trung Quốc: năm 754 nước này có 52.9 triệu người, nhưng tới năm 764 chỉ còn lại 16.9 triệu, số còn lại đã bị giết hoặc bị dời đi. Trong thời gian này, Đỗ Phủ trải qua một cuộc sống trôi nổi, không thể định cư lâu dài ở đâu vì chiến tranh, cũng như nạn đói và sự bạc đãi của triều đình. Tuy nhiên, thời gian không hạnh phúc này khiến Đỗ Phủ trở thành một nhà thơ đồng cảm với những đau khổ, bất hạnh của người dân thường. Thực tế xung quanh, cuộc sống của gia đình ông, những người hàng xóm, những người qua đường– những điều ông nghe thấy và những gì ông hy vọng hay sợ hãi về tương lai– đã trở thành chủ đề chính trong những sáng tác của ông.

Năm 756 Huyền Tông buộc phải thoái vị, bỏ kinh đô tháo chạy. Đỗ Phủ, khi ấy đã rời kinh đô, đưa gia đình tới nơi lánh nạn và tìm đường đi theo triều đình mới của Túc Tông, nhưng trên đường đi ông bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An. Vào mùa thu, con trai út của ông ra đời. Mọi người cho rằng trong khoảng thời gian này Đỗ Phủ đã bị bệnh sốt rét.

Năm sau ông bỏ trốn khỏi Trường An, và được cho giữ chức Tả thập di trong triều đình mới tháng 5 năm 757. Chức vụ này khiến ông có cơ hội gặp gỡ Hoàng đế, nhưng chỉ mang tính nghi lễ. Đỗ Phủ nhanh chóng gặp rắc rối khi ông lợi dụng cơ hội này để dâng thư can gián việc loại bỏ Phòng Quán người bạn và là người bảo trợ của ông chỉ vì một lỗi nhỏ: sau đó tới lượt chính ông bị giam nhưng tới tháng 6 được thả ra. Tháng 9 năm ấy ông được cho phép về gặp gia đình, nhưng nhanh chóng quay lại triều ngày 8 tháng 12, 757. Ông cùng triều đình quay lại Trường An sau khi quân triều đình tái chiếm nó. Tuy nhiên, những lời can gián của ông không hợp với hoàng đế và vào mùa hè năm 758 ông bị giáng cấp làm Tư công tham quân ở Hoa Châu. Chức vụ này làm ông chán ngán: trong một bài thơ, ông đã viết:

"I am about to scream madly in the office/Especially when they bring more papers to pile higher on my desk."

Mùa hè năm 759 ông lại ra đi; lý do của lần này thường được cho là vì nạn đói nhưng cũng có ý cho rằng ông ra đi vì vỡ mộng. Năm sau đó ông sống sáu tuần tại Tần Châu (hiện nay là Thiên Thuỷ, tỉnh Cam Túc), ở đây ông đã sáng tác sáu mươi bài thơ.

Thành Đô


Năm 760 ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sẽ sống trong năm năm tiếp theo. Tới mùa thu năm đó ông rơi vào cảnh túng quẫn phải gửi thơ tới những người quen biết để cầu xin giúp đỡ. Ông được Nghiêm Vũ, một người bạn và là đồng môn đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Dù vậy đây vẫn là một trong những giai đoạn thanh bình và hạnh phúc nhất của ông, và nhiều bài thơ sáng tác trong thời kỳ này miêu tả lại cuộc sống thanh bình trong "thảo đường" ở đó. Năm 762 ông rời thành phố này để tránh một cuộc bạo loạn, chỉ quay lại vào mùa hè năm 764 và được chỉ định làm Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang, tham gia vào chiến dịch chống lại người Tây tạng.

Những năm sau này

Quân đội triều đình tái chiếm Lạc Dương, nơi sinh Đỗ Phủ, vào mùa đông năm 762, và vào mùa xuân năm 765 Đỗ Phủ cùng gia đình đi thuyền xuôi sông Dương Tử, với ý định quay về Lạc Dương. Chuyến đi rất chậm, vì tình trạng sức khỏe kém của ông (lúc ấy ông mắc thêm bệnh mắt, điếc và nói chung đã ở tuổi già lại thêm những lo lắng phiền não). Họ dừng lại ở Quỳ Châu (hiện nay là Bạch Đế, Trùng Khánh) trong hai năm cho tới tận cuối mùa đông năm 766. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ cuối cùng của thơ Đỗ Phủ, và cũng chính ở đây ông đã sáng tác 437 bài thơ đa phần là thơ luật. Mùa thu năm 766 Bo Maolin trở thành tổng trấn trong vùng: ông giúp đỡ tài chính và trao cho Đỗ Phủ một chức quan thư ký không chính thức.

Ông lập gia đình từ khoảng năm 752, và tới năm 757 họ đã có năm con (ba trai hai gái) nhưng một cậu con trai ông đã chết khi còn thơ ấu năm 755.

Từ năm 754 ông bắt đầu bị bệnh phổi (có lẽ là hen suyễn). Tháng 3 năm 768 ông lại bắt đầu chuyến hành trình tới tỉnh Hồ Nam. Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59, trên một chiếc thuyền rách nát… Vợ và hai con trai ông vẫn ở tại đó thêm ít nhất hai năm nữa. Cuối cùng dòng dõi còn được biết của ông là một cháu trai, người đã đề nghị Nguyên Chẩn viết bài minh trên mộ ông vào năm 813.

Tư tưởng và tác phẩm


Một đoạn trong bài thơ "Thăm đền Lão Tử" của Đỗ Phủ, bản viết tay thế kỷ 16

Giới phê bình văn học chú trọng tới tính sử, đạo đức và kỹ thuật sáng tác điêu luyện của ông.

Lịch sử

Từ thời nhà Tống thơ Đỗ Phủ đã được gọi là "thi sử" (詩史). Vấn đề lịch sử được đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như người dân thường Trung Quốc.

Những phản ánh chính trị của Đỗ Phủ dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên tính toán. Ông ước ao mọi người bớt ích kỷ và làm tròn bổn phận của mình. Tuy nhiên, do người ta không thể không đồng ý với các quan điểm của ông nên các sự thật được biểu đạt đầy sức thuyết phục trong thơ ông đã khiến ông trở thành một nhân vật trung tâm trong thi sử Trung Quốc.

Đạo đức

Một danh hiệu thứ hai mà các nhà phê bình Trung Quốc đặt cho Đỗ Phủ là "thi thánh" (詩聖), ngang hàng với Khổng Tử, vị thánh về triết học. Trong một bài thơ ở thời kỳ đầu tiên của ông, Binh xa hành(兵車行) (khoảng năm 750), đã nói lên nỗi thống khổ của một người bị bắt đi lính trong quân đội triều đình, thậm chí trước khi xảy ra loạn An Lộc Sơn; bài thơ này nói lên sự xung đột giữa việc chấp nhận và hoàn thành nghĩa vụ, và sự ý thức rõ ràng về những đau khổ có thể nảy sinh. Chủ đề này liên tiếp được nhấn mạnh trong những bài thơ về cuộc đời của dân chúng và binh sĩ mà Đỗ Phủ sáng tác trong cả cuộc đời mình.

Tuy việc Đỗ Phủ hay nhắc đến sự thống khổ của riêng mình có thể đem lại một ấn tượng về chủ nghĩa duy ngã. Nhưng thực tế hình ảnh ông trong đó luôn được quan sát dưới góc độ khách quan và hầu như chỉ được đưa ra sau chót để tự cảm thán. Vì thế, ông khiến bức tranh xã hội trong thơ mang tính khái quát cao hơn khi so sánh nó với một cá nhân tầm thường là chính mình.

Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác chỉ là một phần trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tác nhiều bài về những chủ đề mà trước đó bị coi là không thích hợp để thể hiện trong thơ. Zhang Jie đã viết rằng đối với Đỗ Phủ, "mọi thứ trên thế giới này đều là thơ" (Chou p. 67), các chủ đề trong thơ ông rất bao quát, như cuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đề khác.

Kỹ thuật


Trước tác của Đỗ Phủ đặc biệt nổi tiếng nhất vì tầm vóc của nó. Các nhà phê bình Trung Quốc thường dùng từ Tập đại thành 集大成, theo lời ca ngợi của Mạnh Tử dành cho Khổng Tử. Yuan Zhen là người đầu tiên lưu ý tới mức độ to lớn của các tác phẩm của Đỗ Phủ, năm 813 ông đã viết, (Đỗ Phủ) "đã thống nhất trong tác phẩm của mình những nét tiêu biểu mà người trước mới chỉ đề cập riêng lẻ". Ông là nhà thơ tài nghệ trong mọi phong cách thơ Trung Quốc. Ở bất cứ hình thức nào ông đều mang lại những tiến bộ vượt bậc hay đóng góp những ví dụ mẫu mực. Hơn nữa, thơ ông có phạm vi sử dụng từ vựng rộng lớn, từ cách nói trực tiếp và thông tục cho đến cách nói bóng và ngôn ngữ văn chương. Nội dung chính trong thơ đã thay đổi khi ông phát triển phong cách của mình để thích hợp với hoàn cảnh xung quanh. Những bài thơ đầu tiên theo phong cách trang nhã nhưng về sau này khi trải qua những cơ cực của chiến tranh thơ ông đã trở lại với phong cách đích thực của mình. Những bài thơ sáng tác trong giai đoạn ở Tần Châu đơn giản đến tàn nhẫn, phản ánh quang cảnh hoang tàn. Những bài thơ giai đoạn ở Thành Đô nhẹ nhàng và đẹp đẽ, trong khi ở cuối giai đoạn Quỳ Châu đậm chi tiết và có tính dự báo.

Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này. Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.

Ảnh hưởng


Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số ít tác giả đương thời có nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số tác phẩm của Đỗ Phủ. Hàn Vũ đã viết bài bênh vực mỹ học trong thơ Đỗ Phủ và Lý Bạch trước những lời chỉ trích nhằm vào họ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Wei Zhuang đã cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.

Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm. Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện, theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy, sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình. Ảnh hưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đối lập: phe bảo thủ chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự sẵn có, còn phe cải cách nắm lấy mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo. Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, sự trung thành với quốc gia và những quan tâm của ông tới người nghèo đã được giải thích sự phôi thai của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và ông được tán dương vì ông đã sử dụng ngôn ngữ giản dị "của nhân dân".

Sự nổi tiếng của Đỗ Phủ lớn tới mức có thể đo được, như trường hợp của Shakespeare ở Anh. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể không bị ảnh hưởng từ ông. Không bao giờ có một Đỗ Phủ thứ hai, các nhà thơ sau này tiếp nối truyền thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông. Mối quan tâm của Bạch Cư Dị tới dân nghèo, lòng yêu nước của Lục Du, các phản ánh cuộc sống hàng ngày của Mai Nghiêu Thần là một vài ví dụ.

st
 

liti

New member
ĐỖ PHỦ

Đồng Quan Lại

Sĩ tốt hà thảo thảo .
Trúc thành Đồng Quan đạo
Đại thành thiết bất như
Tiểu thành mãn trượng dư   
Tá vấn Đồng Quan lại
Tu quan hoàn bị hồ
Yếu ngã hạ mã hành
Vi ngã chỉ san ngung
Liên vân liệt chiến
Phi điểu bất năng du
Hồ lai đãn tự thủ
Khởi phục ưu tây đô  
Trượng nhân thị yếu xử
Trách hiệp dung đan xa    
Gian nan phấn trường kích
Vạn cổ dụng nhất phu   
Ai tai đào lâm chiến
Bách vạn hóa vi ngư
Thỉnh chúc phòng quan tướng
Thận vật học Ca Thư 


Quan Lại Đồng Quan

Đồng Quan sao lính đầy đường
Đắp thành xây lũy nhọc nhằn xiết bao
Thành nhỏ cũng hơn trượng cao
Thành to sắt thép sánh nào vững hơn  
Bèn hỏi bản quan nguồn cơn
Rằng xây thành để cản ngăn rợ Hồ
Quan mời xuống ngựa dẫn vô
Chỉ cho xem phía góc kia núi đồi   
Bàn chông cắm ngút trời mây
Chim bay chẳng thoát vòng vây nữa người
”-Đồng Quan tự thủ được rồi
Ngăn Hồ chẳng để quấy rầy Tây Đô
Ngài coi : Chỗ hiểm đáng lo
Ta làm đường hẹp chẳng cho xe vào
Lúc nguy khua một đường đao
Một người đủ giữ lũy hào vạn năm”
“-Thương thay trong trận Đào Lâm
Binh ta như cá chết oan triệu người
Xin quan trấn giữ ải ngoài
Ca Thư (*) gương ấy mong ngài tránh cho”

*Ca Thư Hàn: Người cầm quân triều đình đã bị thua trong trận Đào Lâm

(5/5/2007)




Tân An Lại 

Khách hành Tân An đạo .
Huyên hô văn điểm binh .  
Tá vấn Tân An lại .
Huyện tiểu canh vô đinh
Phủ thiếp tạc dạ hạ
Thứ tuyển trung nam hành
Trung nam tuyệt đoản tiểu
Hà tự thủ vương thành
Phì nam hữu mẫu tống
Sấu nam độc linh tỉ
Bạch thủy mộ đông lưu
Thanh san do khốc thanh
Mạc tự sử nhãn khô
Thu nhữ lệ tung hoành   
Nhãn khô tức kiến cốt
Thiên địa chung vô tình
Ngã quân thủ Tương châu
Nhật tịch vọng kỳ bình
Khởi ý tặc nan liệu
Quy quân tinh tán doanh
Tựu lương cận cố lũy
Luyện tốt y cựu kinh      
Quật hào bất đáo thủy
Mục mã dịch diệc khinh 
Huống nãi vương sư thuận
Phủ dưỡng thậm phân minh
Tống hành vật khấp huyết
Bộc Xạ như phụ huynh



Quan Lại Huyện Tân An

Tân An quốc lộ rẽ vào
Chợt nghe có tiếng ồn ào điểm binh
Hỏi thăm quan lại sự tình
Rằng đây huyện nhỏ tráng đinh chẳng còn   
Đêm trước có lệnh tuyển quân
Đành chọn thứ hạng là hàng trung niên
Trung niên thấp bé gầy còm
Sức đâu trấn giữ lũy ngoài thành trong
Người béo có mẹ chờ trông
Người gầy cô độc cảnh tình thảm thương
Chiều tàn sông chảy về đông
Núi xanh vang vọng tiếng hờn khóc than
Khóc đi lệ chẳng cạn giòng
Rồi lau nước mắt chảy tuôn đầm đìa
Lệ khô hố mắt còn trơ
Đất trời vô cảm ơ thờ biết sao
Quân ta chiếm được Tương Châu
Tưởng đâu một sớm một chiều giặc tan
Nào hay sức giặc khó lường
Quân ta rơi rụng trên đường lui binh
Đành về đô đủ kho lương
Luyện quân cốủ Lạc dương kinh thành
Đào hào mãi chẳng gặp nguồn
Chăn ngựa thì bảo cũng không khó gì
Dưới trên hòa thuận huống chi
Nuôi quân đãi tướng phân chia rạch ròi
Tiễn đưa chớ khóc ỉ ôi
Tướng quân Bộc Xạ như người cha anh

(8/4/2007)




Thạch Hào Lại

Mộ đầu Thạch Hào thôn
Hữu Thạch Hào dạ tróc nhân
Lão ông du tường tẩu
Lão phụ xuất môn khan
Lại hô nhất hà nộ
Phụ đề nhất hà khổ
Thính phụ tiền trí từ
Tam nam Nghiệp Thành thú
Nhất nam phụ thư chí
Nhị nam tân chiến tư
Tồn giả thả thâu sinh
Tử giả trường dĩ hỷ
Thất trung cánh vô nhân
Duy hữu nhũ hạ tôn
Tôn hữu mẫu vị khứ
Xuất nhập vô hoàn quần
Lão ẩu lực tuy suy
Thỉnh tòng lại dạ quy
Cấp ứng Hà Dương dịch
Do đắc bị thần xuy
Dạ cửu ngữ thanh tuyệt
Như văn khấp u yết
Thiên minh đăng tiền đồ
Độc dữ lão ông biệt


Quan Lại Thôn Thạch Hào

Canh khuya đầu xóm Thạch Hào
Quan quân đâu lại xông vào giữa đêm
Trèo tường ông lão trốn liền
Chỉ còn bà lão trước thềm thở than
Tiếng quan quát tháo rền vang
Tiếng bà lão kể thảm thương nỗi niềm
Cảnh tnh qu đỗi thương tâm
Ba con lính thú Nghiệp Thành miền xa
Thư con vừa mới gửi ra
Báo tin hai đứa kia vừa trận vong
Sống thì cũng kiếp long đong
Chết thì thôi thế cũng xong một đời
Cảnh nhà quạnh quẽ đơn côi
Chỉ còn đứa cháu chưa thôi bú này
Mẹ nó còn nán lại đây
Vì con, quần áo tả tơi chẳng lành
Thân già tuy sức đã tàn
Cũng xin theo để hầu quan đêm này
Hà Dương xin được đến ngay
Phụ lo cơm nước sáng mai kịp thời
Canh khuya đã bặt tiếng người
Mà như rền rĩ tiếng ai khóc thầm
Sáng ra khăn gói lên đường
Tiễn đưa chỉ mỗi một ông cụ già

(21/11/2005)




Mao Ốc Vị Thu Phong Sở Phá Ca

Bát nguyệt thu cao phong nộ hào,
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao.
Mao phi độ giang sái giang giao.
Cao già quái quyến trường lâm sao,
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao.
Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực,
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc.
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc.
Qui lai ỷ trượng tự thán tức.
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc.
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết.
Kiều nhi ác ngọa đạp lý liệt.
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt.
Tự kinh táng loạn thiểu thụy miên,
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt.
An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.


Bài Ca Mái Tranh Bị Gió Thu Thổi Bay

Trời cao tháng tám gió cuồng
Thổi bay ba lớp cỏ trùm mái tranh
Thổi rơi xuống bên bãi sông
Cái thì vắt vẻo trên cành cây cao
Cái thì rơi chìm xuống ao
Xóm Nam lũ trẻ chăn trâu chê cười
Rằng ta già lão bất tài
Mặc ta đứng ngó, lấy ngay đem về
Ôm tranh khuất sau rừng tre
Ta khô rát cổ hầm hè uổng công
Đành về chống gậy than thân
Gió ngừng, mây đã ùn ùn kéo đen
Tối sầm chiều xuống trời đêm
Mảnh chăn đắp đã nhiều năm lạnh lùng
Như trùm miếng thiếc lạnh căm
Con thơ còn đạp rách cùng xác xơ
Đầu giường dột chẳng chỗ khô
Mưa như gai nhọn, dầm dề chẳng ngưng
Từ khi loạn, chẳng ngủ yên
Đêm dài lạnh ướt triền miên chẳng ngừng
Những mong dân có vạn gian
Nhà cao vững, được an nhàn ngủ ngon
Dù mưa gió vững như non
Ôi, mong trước mắt ta liền được trông
Những ngôi nhà vẫn ước mong
Riêng ta chết rét, nhà tan, cũng đành

(21/11/2005)




st
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top