Nguyễn Đình Chiểu - Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Nguyễn Đình Chiểu - Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc

Mục đích chuyên đề này giúp học sinh nắm được những kiến giải sâu sắc của Phạm Văn Đồng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, từ đó hiểu đúng đắn, sâu sắc hơn những giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với thời đại ngày nay.

Chuyên đề cũng đồng thời hướng dẫn cách viết một bài văn nghị luận văn học.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái quát về tác giả và văn bản

a. Tác giả

+ Phạm Văn Đồng không chuyên về lí luận phê bình mà suốt đời theo đuổi sự nghiệp cách mạng, lĩnh vực chính trị, ngoại giao.

+ Tuy nhiên, vẫn có những tác phẩm đáng chú ý về văn học và nghệ thuật bởi:

- Quan niệm viết cũng là một cách phục vụ cách mạng.

- Quan tâm, am hiểu và yêu thích văn học nghệ thuật.

- Vốn sống lịch lãm, tầm nhìn sâu sắc, nhân cách lớn > đủ để đưa ra những nhận đinh đúng đắn, mới mẻ, sắc sảo về những vấn đề văn nghệ.

 Điều kiện để có một bài văn nghị luận văn học tốt: có hiểu biết sâu rộng về văn học và các lĩnh vực khác; có quan niệm đúng đắn về thế giới cũng như đời sống con người.

b. Văn bản

Viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (1953)

2. Phân tích

a. Cách tổ chức luận điểm

+ Hệ thống luận điểm:

3 luận điểm tương ứng với 3 câu chủ đề.

- Ý 1 (từ đầu – Vóc dê da cọp khôn lường thực hư): Con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.

“ Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn”

- Ý 2 (tiếp – Núi sông còn gánh hai vai nặng nề): Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

“ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt haui mươi năm trời.”

- Ý 3 (còn lại): Truyện thơ Lục Vân Tiên.

“ (…) Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam”.

+ Sự thống nhất giữa các luận điểm: 3 luận điểm quy tụ làm sáng tỏ một nhận định trung tâm: “ Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.

+ Kết cấu độc đáo: không theo trật tự thời gian sáng tác (Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác trước nhưng được phân tích sau, phần viết về Truyện Lục Vân Tiên – “ tác phẩm lớn” lại viết không kĩ bằng phần viết về văn thơ yêu nước…)

 Mục đích nghị luận quyết định hệ thống luận điểm, cách sắp xếp và mức độ nặng nhẹ của từng luận điểm.

b. Tìm hiểu các luận điểm về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

+ Con người và quan niệm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:

- Con người: không viết lại tiểu sử mà
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật: “khí tiết của một người chí sĩ yêu nước”, trọn đời hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn.

- Quan niệm văn chương: thống nhất với con người Nguyễn Đình Chiểu > văn thơ phải là vũ khí chiến đấu sắc bén.

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

- Nêu bối cảnh lịch sử thời Nguyễn Đình Chiểu cầm bút: “ khổ nhục nhưng vĩ đại” > thơ văn Nguyễn Đình Chiểu “làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trở về sau” > nhà văn lớn, tác phẩm lớn khi phản ánh trung thành những đặc điểm bản chất của một giai đoạn lịch sử trọng đại.

- Nêu nội dung chính thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

• Sáng tác là lời ngợi ca những nghĩa sĩ nông dân dũng cảm, đồng thời là lời than khóc cho những anh hùng thất thế bỏ mình vì dân vì nước.

• Mang tính chiến đấu sâu sắc: xây dựng hình tượng “sinh động và não nùng” về những con người “ suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân, giữ trọn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại”.

- Phân tích một tác phẩm tiêu biểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc > thấy tính chiến đấu và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng anh hùng hoàn toàn mới trong văn học: nghĩa sĩ nông dân.

- Nhấn mạnh vào yếu tố chi phối toàn bộ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: tâm hồn lớn - “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu”

>Nhận xét:

+ Phạm Văn Đồng nhìn nhận Nguyễn Đình Chiểu không phải với con mắt hoài cổ, tiếc thương những giá trị cũ mà luôn nhìn từ trung tâm của cuộc sống hôm nay- cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc để thấu hiểu những giá trị của thơ văn ông.

+ Viết về Nguyễn Đình Chiểu với sự sắc sảo của hiểu biết, lí lẽ, dẫn chứng và cả tình cảm xúc động mạnh mẽ > giọng văn nghị luận không khô khan mà thấm được cảm xúc.

 Một trong những yếu tố làm nên thành công của văn bản nghị luận văn học: sự am hiểu và sự xúc động mãnh liệt chân thực về đối tượng.

+ Lục Vân Tiên:
 
- Nêu nguyên nhân tác phẩm được xem là “tác phẩm lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu và được phổ biến rộng rãi trong dân gian: “trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa”.

- Bàn luận về những điều mà nhiều người cho là hạn chế trong tác phẩm:

• Thừa nhận sự thật: “Những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại của chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”, “văn chương của Lục Vân Tiên” có những chỗ “lời văn không hay lắm” > trung thực, công tâm khi phân tích.

• Khẳng đinh: đó là những hạn chế không thể tránh khỏi và không phải là chính yếu bằng các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, xác thực: hình tượng con người gần gũi với con người mọi thời, vấn đề xã hội phổ quát xưa nay > “gần gũi với chúng ta”, làm cho chúng ta “cảm xúc và thích thú”; lối kể chuyện “nôm na”, dễ nhớ, dễ truyền bá trong dân gian > người miền Nam “say sưa” nghe kể Truyện Lục Vân Tiên.

> Thủ pháp đòn bẩy: nêu hạn chế khẳng đinh giá trị trường tồn của Truyện Lục Văn Tiên.

 Đánh giá Truyện Lục Vân Tiên trong mối quan hệ với nhân dân> cách tiếp cận tối ưu với tác phẩm này.

 Muốn viết một bài văn nghị luận văn học sắc sảo cần có cách tiếp cận đối tượng đúng đắn.

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Phân tích cách tổ chức luận điểm của văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc”.

Đề 2: Để làm đề văn nghị luận: Chứng minh nhận định “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”, theo anh (chị) cần nêu và làm rõ những ý chính nào?

Đề 3: Nêu quan điểm của em về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Gợi ý giải đề:

Đề 1:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: Cách tổ chức luận điểm của văn bản.

- Hình thức: Phân tích cụ thể.

+ Hướng dẫn:

- Vai trò của cách tổ chức luận điểm trong một bài nghị luận văn học.

• Luận điểm là gì? Các ý lớn trong một văn bản.

• Hệ thống luận điểm: Tập hợp các ý lớn trong bài văn, được triển khai theo một trình tự logic, có mối quan hệ gắn bó qua lại chặt chẽ.

• Cách tổ chức hệ thống luận điểm là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của văn bản nghị luận.

- Giới thiệu tác phẩm > khẳng định: đây là một văn bản nghị luận văn học thành công. Yếu tố đầu tiên tạo nên thành công âý là cách tổ chức hệ thống luận điểm chặt chẽ.

- Phân tích:

Phân tích theo 3 ý trong phần kiến thức cơ bản:

+ Hệ thống luận điểm

+ Sự thống nhất giữa các luận điểm.

+ Kết cấu độc đáo.

 Nhận xét:

- Cách tổ chức luận điểm linh loạt mà chặt chẽ, tùy thuộc vào mục đích nghị luận.

- Thành công trong việc tổ chức luận điểm tạo nên tính logic, mạch lạc và thành công cho văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc”.

Đề 2:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: các ý chính của bài văn nghị luận: Chứng minh một nhận định về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Hình thức: nêu và làm rõ.

+ Hướng dẫn:

Cần nêu và làm rõ 2 ý chính

- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao “có ánh sáng khác thường”, phải chăm chú nhìn mới thấy”

• Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có đôi chỗ thô mộc, “sơ sót về văn chương”.

• Về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật còn nhiều điểm xa lạ, khó hiểu với bạn đọc ngày nay “Tất nhiên những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”.

 Những lí do khiến “ngôi sao” thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ dân tộc không phải ai cũng thấy, cũng cảm được “ánh sáng” của nó. Tuy nhiên thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không hoàn toàn xa lạ với giới trẻ.

- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là vì sao “càng nhìn càng thấy sáng”

• Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã phản ánh chân xác diện mạo cuộc sống và con người trong một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc: “ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt haui mươi năm trời.”, “những tác phẩm đó ( …) quí giá ở chỗ nó(…) ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!”

• Giúp bạn đọc nhận ra những chân lí của đời sống, yêu mến lễ phải và đấu tranh vì một lí tưởng cao quí cho con người và cho đất nước: “Không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Dình Chiểu, một phần lớn là các bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người nghĩa sĩ đã trọn nghĩa với dân”; “Nguyễn Đinh Chiểu cũng như nhiều bậc hiền triết ngày xưa ở Phương Đông hoặc phương Tây, vẫn để lại cho đời sau những điều giáo huấn đáng trọng”; “các nhân vật của Lục Vân Tiên(…) là những người đáng kính, đáng yêu, trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng mặc dầu khổ cac, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn.

• Giá trị nghệ thuật cao.

Lưu ý: Ở mỗi một luận cứ, hs lấy dẫn chứng khái quát và phân tích một dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ.

Đề 3:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: quan điểm của em về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Hình thức: nêu và phân tích.

+ Hướng dẫn:

Hs tham khảo bài viết của Phạm Văn Đồng, kết hợp với suy nghĩ riêng của bản than để làm bài.

Đỗ Thị Thúy Dương
Giáo viên Hocmai.vn
 
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NGÔI SAO SÁNG TRÊN BẦU TRỜI VĂN HỌC DÂN TỘC



Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một thi sĩ mù nhưng tấm lòng ông rất sáng. Văn chương của ông sáng ngời đạo lí ở đời và tư tưởng yêu nước. Cuộc đời NDC sớm trãi wa những chuỗi ngày gia biến và quốc biến và nó đã tác động đến nhận thức của ông. Ông stác thơ văn ca ngợi các lãnh tụ cũa nghĩa quân, ca ngợi các nghĩa sĩ đã vì nghĩa lớn anh dũng đứng lên chống giặc ngoại xâm và dùng văn chương để chiến đấu bv chính nghĩa, bv độc lập dtộc……Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuột” là đỉnh cao stác của nhà thơ và cũg là biểu hiện rõ ràng nhất, sâu sắc nhất về tư tưởng iu nước thương dân của ông. Lần đầu tiên, hình ảnh ng` nông dân đứng lên đánh giặc bv tổ quốc đã trở thành nhân vật chính – anh hùng thời đại trong tp VH.


Trước NDC, những con ng` bt` # cũng xuất hiện trong văn chương VN. Tuy nhiên, đó là những ng` tiều phu, ngư phủ …. Còn ng` nông dân xuất hiện trong tp của NDC thì hoàn toàn # hẳn. Họ thật sự là những ng` bt`, là những ng` cày ruộng, chân lấm tay bùn, quanh năm “côi cút”, lủi thủi “làm ăn”, họ là những ng` nông dân cần cù, hiền lành, gắn bó vs làng wê thanh bình, chưa hề biết việc đao binh. Cái điều lo toan hằng ngày của họ là sự nghèo khó, làm sao cho đủ ăn dủ mặc, đừng đói khổ, rách rươi. Họ biết thân phận họ là hèn mọn trong XH, họ chưa bao h suy nghĩ đến việc to lớn của nuớc non, ngoài sưu thuế fải nộp cho đủ. Việc non nước là của vua, quan. Giặc đến cuớp nước đã 3 năm, họ lo sợ chờ đợi triều đình thế mà chẳng thấy ở đâu. Cảnh tượng ấy khiến họ ko thể làm ngơ. Lòng iu nước hun đúc từ ngàn xưa bỗng dâng trào cao độ, những ng` nông dân lương thiện đã trở thành những nghĩa sĩ bất khuất kiên cuờng, tự mình đứng lên đánh giặc, cứu lấy “tấc đất ngọn rau”:

“bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ;
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuôi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó”

Họ vào cuộc chiến vs tinh thần tự nguyện, vì họ chẳng còn hi vọg j` vào cái triều đại thối nát đó nữa :

“Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kinh; Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hộ”

Họ chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, quân phục của họ chỉ là “1 manh áo vải”, vũ khí chỉ là “lưỡi dao phai, gậy tầm vông”. Nhưng vũ khí sắc bén của họ chính là ở lòng iu nuớc, vs vũ khí đó họ đã chiến đấu dũng cảm phi th`. Họ dám đánh, dám hi sinh, nhưng họ ko sợ hãi, ko lùi bước, 1 lòng dâng hết sức mình cho Tổ quốc khi họ bị triều đình bỏ rơi. Lí tưởng của ng` nghĩa sĩ nông dân đơn giản mà cao wý biết bao:

“Sống làm chi, theo quân tả đạo quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; Sống làm chi ở lính Mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”.

Họ là những ng` anh hùng vì nghĩa lớn, lí tưởng tốt đẹp, phẩm chất cao cả. Họ dc dựng lên trong 1 thời đại sóng gió, bão táp, trong những h phút nghiêm trọng sống còn của đất nước.. Hình bóng của họ nổi lên trên nền trời, che lấp cả ko gian, sừng sững như 1 tượng đài kì vĩ.

Tuy nhiên, họ là những anh hùng chiến bại. Hình tượng của họ dc dựng lên trong nc’ mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ và của nhân dân. Những ng` nghĩa sĩ nông dân trong lòng ng`, họ sống mãi trong tình thương, trong trái tim của những ng` thân iu, trong lòng nhân dân:

“Chùa Tông Thạnh 5 canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; Đồng Lang Sa 1 khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nc’ đổ”.

Cái chết của họ khiến con ng`, cây cỏ đều th* tiếc: “Đoái sống Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ”.Họ đã trở thành bất tử. Cuộc chiến đấu anh dũng của họ vẫn còn đang tiếp diễn cùng vs sự nghiệp giữ nc’ vĩ đại của dtộc: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện dc trả thù kia”.

Sự gắn bó ,lòng yêu thương và cảm phục đã khiến Nguyễn Đình Chiểu ghi tạc vào thơ văn mình hình tượng ngưòi nghĩa sĩ Cần Giuộc thật bi tráng, hào hùng. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần giuột” như 1 cái bia, cái mốc, 1 lễ đài vinh quang của ng` nông dân, của nhân dân LĐ muôn thuở sáng ngời và cũng là tiếng khóc của tg, của nhân dân đ/v tinh thần anh dũng hi sinh, chiến đấu vì đất nc’ của các nghĩa sĩ, đồng thời còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của ng` nghĩ sĩ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top