[FONT=&]
NGUỒN GỐC CỦA THƯƠNG HIỆU SONY[/FONT]
[FONT=&]Năm 1953, Morida Akio sang Mỹ khảo sát thị trường máy ghi âm, thấy cái tên “Đông Kinh thông tín công nghiệp Châu thức hội xã” thật không ổn, chẳng ai nhớ nổi, ngay cả tên gọi tắt "Đông Thông Công” cũng rất ít người đọc được. Trực giác mách bảo ông rằng, phải đổi cái tên gọi đó sao cho rõ ràng, vừa là tên công ty, vừa là nhãn hiệu.NGUỒN GỐC CỦA THƯƠNG HIỆU SONY[/FONT]
[/FONT]
[FONT=&]Đặt tên là một việc khó. Không dùng ký hiệu, không được quá 3, 4 chữ cái, mọi nơi trên thế giới đều quen thuộc ngôn ngữ nào đọc cũng na ná như nhau, nghe lại phải kêu. Ông đã bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian, giở không biết bao nhiêu cuốn từ điển, chọn ra trên một nghìn cái tên mà vẫn cảm thấy không được lý tưởng lắm.
[/FONT]
[FONT=&]Một hôm, ông vô tình giở sách gặp một từ la tinh “Sonic” có nghĩa là “sóng âm thanh” từ này rất hợp với tính năng sản phẩm của họ, Morida Akio rất mừng. Ông mầy mò thêm, tìm được các từ “ Sonny – boys” (đứa bé thông minh), “Sunny” (mặt trời rạng rỡ). Ông cảm thấy từ “ Sonny” quá hay, tượng trưng cho những chàng trai lần đầu tiên bước ra khỏi ngôi nhà tranh của họ. Đáng tiếc là từ “ Sonny” khi phiên âm ra chữ la tinh trong tiếng Nhật (Sohn-nee) lại có nghĩa là “lỗ vốn”, bất lợi cho công ty. Bỗng một hôm ông chợt nghĩ tại sao không bỏ bớt đi một chữ cái, gọi luôn là “Sony”có phải hay không. Thế là cái tên “Đông Kinh thông tín công nghiệp Châu thức hội xã” được đổi thành “Sony”, sản phẩm của công ty đều mang tên “Sony”. Từ này chỉ gồm 4 chữ cái, tiếng nước nào cũng đọc na ná như nhau, tuy chẳng có ý nghĩa gì nhưng lại có hàm nghĩa độc đáo của công ty và sản phẩm của công ty, mà cả thế giới đều dễ nhận biết.
[/FONT]
[FONT=&]Kế từ khi chiếc máy thu thanh điện tử cỡ nhỏ mang hiệu “Sony” xuất hiện năm 1957 đến nay, các thế hệ sản phẩm điện tử của công ti Sony đã để lại cho người tiêu dung ấn tượng mạnh mẽ về Sony – kỹ thuật cao, chất lượng cao. Từ một tấm biển quảng cáo đầu tiên của Sony dựng phía đối diện trước lối vào sân bay ở Tokyo, tiếp đó tấm biển quảng cáo thứ hai được dựng ở khu phố nhộn nhịp nhất tại thủ đô, cứ thế, việc quảng cáo tuyên truyền cho Sony lan đi khắp 170 nước và khu vực trên thế giới.[/FONT]
[FONT=&]Khi Sony mới trình làng, một hãng lớn của Mỹ đặt mua công ty Sony 10 vạn máy thu thanh điện tử. Hạn ngạch kinh doanh của phi vụ này vượt qua cả tổng số vốn lúc đó của công ty Sony, lợi nhuận rất khả quan. Nhưng người Mỹ đưa ra một điều kiện là không được dùng nhãn hiệu Sony mà dùng nhãn hiệu của công ty Mỹ đó. Morida Akio không chấp nhận, ông nói với người Mỹ: “ 50 năm trước nhãn hiệu của các ông cũng như chúng tôi chưa có danh tiếng gì, Nay tôi mang sản phẩm đến nước Mỹ là để công ty Sony chúng tôi trong 50 năm tới có bước tiến mới. Tôi có thể bảo đảm với ông rằng, 50 năm sau, công ty Sony của chúng tôi nhất định sẽ nổi tiếng như công ty các ông”. Trong thực tế, chỉ sau 30, tên tuổi của công ty Sony đã nổi tiếng toàn cầu.
[/FONT]
[FONT=&]P/s: Biển hiệu của công ty và thương hiệu đăng ký của sản phẩm phải đạt 4 yêu cầu:[/FONT] [FONT=&]-Viết ngắn gọn[/FONT] [FONT=&]- Dễ đọc, đọc lên nghe kêu[/FONT] [FONT=&]- Có tính chất thông dụng[/FONT] [FONT=&]- Mang ý nghĩa tốt lành.[/FONT]
[FONT=&]Sony đạt đủ 4 yêu cầu đó, hơn nữa tên công ty và tên sản phẩm như nhau nên đã lan truyền rất nhanh. Đương nhiên, cái thực sự làm cho công ty nổi tiếng toàn cầu không phải chỉ là tên của nó, mà là kỹ thuật cao, chất lượng cao của sản phẩm của công ty.
[/FONT]
[FONT=&]Theo "Thuật đối nhân xử thế - NXB Văn Học"
[/FONT]
[/FONT]